Công sở vốn được xem là một môi trường phức tạp. Nơi đây không chỉ có sếp, có nhân viên, công việc mà còn đầy rẫy những drama, thị phi,… hình thành nên nhiều căn bệnh khó chữa. Vậy đó là những căn bệnh mãn tính chốn công sở đó là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: 10 căn bệnh “mãn tính” phổ biến chốn công sở hiện nay
Nói xấu nơi công sở
Nhân viên tụ tập, hùa vào nói xấu nhau hay nói xấu sếp có lẽ đã không còn quá xa lạ với chốn công sở hiện nay. Đơn giản chỉ cần một chút không vừa lòng, mâu thuẫn, xích mích nhỏ là hàng “tá” tin đồn có thể bị tung ra kèm lời bàn tán không hay ho.
Mặc dù các doanh nghiệp đều đặt ra khá nhiều quy định về việc cấm chia bè, kéo phái, buôn chuyện ở văn phòng nhưng dường như vẫn không có tác dụng.
Ma cũ bắt nạt ma mới
Top những con ma đáng sợ nhất nơi công sở – top 1: ma cũ bắt nạt ma mới. Điều này cũng rất quen thuộc và không thể tránh khỏi tại các công ty hiện nay. Thường các nhân viên vào trước sẽ hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên mới làm quen với công việc, môi trường. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp cậy quyền thế, uy lực của người đi trước, lấy mác “ma cũ” để bắt nạt, dạy dỗ những “ma mới” vào công ty, thậm chí họ còn không ngần ngại chèn ép, bắt bẻ công khai. Và đây cũng là khơi mào cho những mâu thuẫn, drama bùng nổ nơi công sở.
Phân biệt đối xử nơi công sở
Căn bệnh phân biệt đối xử nơi công sở có lẽ là vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay. Có hàng tá kiểu phân biệt như là chủng tộc, tôn giáo, màu da, giới tính,… Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đưa ra lời hứa hẹn, khẳng định văn hóa công ty theo xu hướng hiện đại, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, sự thật bên trong thì hoàn toàn khác.
Cùng một bộ phận, cùng vị trí và năng lực tương đương nhau nhưng nam giới lại được ưu tiên hơn, những người gốc thành phố, da trắng, xinh đẹp,… được đặc cách trong công việc, còn những người ở vùng sâu xa, ngoại hình không thu hút lại yếu thế.
Quấy rối đồng nghiệp
Thực thế, hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp có lối tư tưởng xem thường nữ giới. Phụ nữ đến công ty dù làm việc chăm chỉ vẫn bị coi nhẹ, dè bỉu và cho rằng không xứng đáng.
Bên cạnh đó, một số trường hợp nhân viên còn bị đồng nghiệp quấy rối bằng lời nói, thậm chí còn hơn thế. Thực trạng này vẫn đang diễn ra ở nhiều công ty. Đôi khi các nhà lãnh đạo biết nhưng cố tình làm ngơ, xem như không có gì xảy ra.
Mất định hướng trong công việc
Tìm hiểu thêm: Top 11 các trường đại học khối C00 ở TPHCM tốt nhất 2024
Một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của dân văn phòng đó là mất phương hướng. Người trẻ hiện nay thường phải loay hoay, chật vật trong chính sự lựa chọn, tương lai của họ. Hay nói cách khác, nhiều người hàng ngày vẫn đến công ty nhưng vẫn còn mơ hồ, không biết mình làm vì mục tiêu gì, cố gắng để làm gì? Họ luôn tìm kiếm câu trả lời là làm sao để phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp?
Chán việc
Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả người mới và người làm việc lâu năm trong công ty. Nguyên nhân xuất phát từ rất nhiều lý do như:
- Văn hóa công ty, môi trường không còn tuyệt vời như trước khiến bạn hết hứng thú làm việc.
- Công ty không tạo điều kiện để bạn phát huy năng lực, tiềm năng của bản thân.
- Bạn mất phương hướng, không tìm ra được mục tiêu, lý tưởng cho mình.
- Stress vì khối lượng công việc quá nhiều nhưng lương, chế độ thì không tốt.
- Đồng nghiệp quá “độc hại” khiến bạn thấy mệt mỏi, chán nản.
- ….
Không hài lòng với công ty
Bất kỳ ai khi đi làm cũng sẽ có lúc cảm thấy khó chịu, không hài lòng với công ty. Đây là căn bệnh “khó đỡ” khiến các nhà quản lý, lãnh đạo phải đau đầu. Có những nhân viên từng rất tâm huyết, dành nhiều thời gian cho công việc, cống hiến hết mình. Tuy nhiên, sau 1 thời gian, họ cảm thấy chán nản, mỗi ngày đi làm như 1 cực hình với họ.
Thường thì nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này xuất phát từ phía môi trường làm việc, văn hóa công ty, những chính sách về lương, thưởng, chế độ khác,… ngày càng tệ. Ví dụ, giai đoạn 1 – 2 năm đầu, công ty thưởng Tết khá cao (1 – 2 tháng lương). Tuy nhiên, giờ đây mức thưởng chỉ còn lèo tèo vài triệu đồng thì chắc chắn sẽ khiến nhân viên không hài lòng.
Sợ thay đổi trong công việc
Sợ thay đổi trong công việc là căn bệnh khá nguy hiểm, thậm chí nó có thể khiến cho sự nghiệp của các bạn thụt lùi. Bệnh này không chỉ có ở nhân viên mà phía lãnh đạo công ty cũng có thể mắc.
Nhân viên thì sợ phải tiếp nhận công việc mới, sợ học điều mới trong khi mình chưa biết gì. Lãnh đạo thì sợ thay đổi phương pháp sẽ mắc sai lầm, khó thích nghi và không mang lại hiệu quả,…
“Lệch sóng” trong công việc
Hầu hết những trường hợp trớ trêu xảy ra nơi công sở đều bắt nguồn từ việc không tìm được tiếng nói chung, không thể hiểu nhau. Điều này sẽ khiến cho quá trình làm việc, bàn bạc, thỏa thuận vấn đề không thể đi đến đâu, mọi người không muốn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến,… Mặc dù những pha “lệch sóng” này không quá lớn, nhưng nếu cứ tích tụ lâu dần thì sẽ trở thành mâu thuẫn và gây chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết, sau cùng là ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Quy trình cắt giảm nhân sự theo quy định như thế nào?
Ngụy biện và đổ lỗi trong công việc
Nhiều người thường có thói quen ngụy biện, đổ lỗi trước bất cứ chuyện gì xảy ra. Mặc dù do bản thân làm sai nhưng trước hết, họ vẫn phải tìm cách để né tránh trách nhiệm, đùn đẩy được cho ai thì họ sẽ “tận dụng” tối đa. Đây là căn bệnh “mãn tính” nơi công sở và khá khó chữa. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mà bản thân người “mắc bệnh” cũng sẽ bị suy cấp về nhân cách.
Mắc những căn bệnh mãn tính chốn công sở là điều không hay ho và cần phải có biện pháp để khắc phục. Giải quyết được vấn đề này không chỉ có lợi cho các doanh nghiệp mà bản thân những “mắc bệnh” này cũng sẽ thay đổi tích cực, phát triển hơn trong công việc, cuộc sống của mình.