170+ Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán không thể bỏ lỡ

Kế toán là một trong những ngành sử dụng rất nhiều từ chuyên ngành tiếng Anh. Để có thể làm tốt công việc, các bạn sẽ cần nắm rõ bộ từ vựng và áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ tổng hợp toàn bộ những từ tiếng Anh chuyên ngành kế toán phổ biến nhất. Cùng đọc và tham khảo bạn nhé!

Bạn đang đọc: 170+ Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán không thể bỏ lỡ

1. Tại Sao Kế Toán Cần Biết Tiếng Anh?

Tại sao cần trau dồi từ vựng tiếng Anh ngành kế toán?

1.1 Truy Cập Thông Tin Toàn Cầu

Rất nhiều tài liệu tham khảo và thông tin kế toán được viết bằng tiếng Anh, đặc biệt là các tài liệu từ các tổ chức quốc tế như IMF (International Monetary Fund), World Bank và các công ty đa quốc gia. Do vậy, việc thành thạo tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp các bạn trong nghề dễ dàng tiếp cận và nắm bắt những thông tin mới nhất về kế toán.

1.2 Giao Tiếp Trong Môi Trường Quốc Tế

Trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày nay, kế toán viên thường phải làm việc với các công ty, khách hàng và đối tác từ các quốc gia khác nhau. Việc giao tiếp bằng tiếng Anh giúp họ hiểu rõ thông tin, yêu cầu và quy trình kế toán của các bên liên quan.

1.3 Hiểu Rõ Hệ Thống Kế Toán Quốc Tế

Nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế như IFRS (International Financial Reporting Standards). Hiểu và sử dụng tiếng Anh thành thạo giúp kế toán viên dễ dàng nắm bắt và tuân thủ các tiêu chuẩn này.

1.4 Nâng Cao Cơ Hội Nghề Nghiệp

Bên cạnh đó, việc thông thạo tiếng Anh còn giúp các bạn nâng tầm bản thân, chứng minh năng lực và tạo được ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Hiện nay, rất nhiều nhà tuyển dụng đưa ra kỹ năng tiếng Anh và yêu cầu ứng viên bắt buộc thông thạo từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán. Bởi kế toán là bộ phận chính, chịu trách nhiệm trong tất cả các hoạt động giao dịch của doanh nghiệp. Do đó, là một kế toán, bạn chắc chắn phải hiểu được các từ ngữ chuyên ngành tiếng Anh nếu muốn nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

2. Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Kế Toán

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán có rất nhiều. Tùy vào từng mảng, trường hợp mà bạn sẽ sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Dưới đây là một số từ phổ biến của 9 nhóm, mời các bạn tham khảo nhé!

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách viết email gửi báo cáo cho sếp chuyên nghiệp

Bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán

2.1 Từ Vựng Về Kế Toán – Kiểm Toán

Từ vựng Ý nghĩa
Accounting entry bút toán
Accrued expenses những chi phí phải trả
Advanced payments to suppliers các khoản trả trước cho các nhà cung cấp
Advanced payments to employees các khoản trả trước cho các nhân viên
Assets tài sản
Balance sheet bảng cân đối kế toán
Bookkeeper người lập báo cáo kế toán
Capital construction xây dựng cơ bản
Cash tiền mặt
Cash at bank tiền gửi ngân hàng
Cash in hand tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp
Cash in transit tiền đang chuyển (đã xuất khỏi quỹ doanh nghiệp)
Check and take over kiểm tra và nghiệm thu
Construction in progress chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Cost of goods sold giá vốn hàng bán
Current assets tài sản ngắn hạn/tài sản lưu động
Current portion of long-term liabilities những khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả
Deferred expenses các chi phí chờ kết chuyển
Deferred revenue doanh thu chưa thực hiện
Depreciation of fixed assets khấu hao tài sản cố định hữu hình
Depreciation of intangible fixed assets khấu hao tài sản cố định vô hình
Depreciation of leased fixed assets khấu hao tài sản cố định thuê tài chính

2.2 Từ Vựng Về Vốn Và Tiền Tệ

Từ vựng  Ý nghĩa
Authorized capital Vốn điều lệ
Break-even point Điểm hòa vốn
Called-up capital Vốn đã gọi
Calls in arrear Vốn gọi trả sau
Capital expenditure Chi phí đầu tư
Capital redemption reserve Quỹ dự trữ bồi hoàn vốn cổ phần
Capital Vốn
Cash book Sổ tiền mặt
Cash discounts Chiết khấu tiền mặt
Cash flow statement Bảng phân tích lưu chuyển tiền mặt
Equity and funds Vốn và quỹ
Fixed assets Tài sản cố định
Fixed capital Vốn cố định
Intangible assets Tài sản vô hình
Intangible fixed assets Tài sản cố định vô hình
Invested capital Vốn đầu tư
Issued capital Vốn phát hành
Owners equity Nguồn vốn chủ sở hữu
Stockholders equity Nguồn vốn kinh doanh
Total liabilities and owner’s equity Tổng cộng nguồn vốn
Uncalled capital Vốn chưa gọi
Working capital Vốn lưu động (hoạt động)

2.3 Từ Vựng Về Nghiệp Vụ

Từ vựng  Ý nghĩa
Business purchase Mua lại doanh nghiệp
Cash discounts Chiết khấu tiền mặt
Closing an account Khóa một tài khoản
Commission errors Lỗi ghi nhầm tài khoản thanh toán
Company accounts Kế toán công ty
Compensating errors Lỗi tự triệt tiêu
Conventions Quy ước
Discounts allowed Chiết khấu bán hàng
Discounts received Chiết khấu mua hàng
Discounts Chiết khấu
Disposal of fixed assets Thanh lý tài sản cố định
Drawing Rút vốn
Provision for discounts Dự phòng chiết khấu

2.4 Từ Vựng Về Chi Phí

Từ vựng  Ý nghĩa
Accrued expenses Chi phí phải trả
Administrative cost Chi phí quản lý
Billing cost Chi phí hoá đơn
Carriage inwards Chi phí vận chuyển hàng hóa mua
Carriage outwards Chi phí vận chuyển hàng hóa bán
Carriage Chi phí vận chuyển
Carrying cost Chi phí bảo tồn hàng lưu kho
Causes of depreciation Các nguyên do tính khấu hao
Closing stock Tồn kho cuối kỳ
Construction in progress Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Conversion costs Chi phí chế biến
Cost accumulation Sự tập hợp chi phí
Cost application Sự phân bổ chi phí
Cost concept Nguyên tắc giá phí lịch sử
Cost object Đối tượng tính giá thành
Cost of goods sold Nguyên giá hàng bán
Deferred expenses Chi phí chờ kết chuyển
Depletion Sự hao cạn
Depreciation of goodwill Khấu hao uy tín
Depreciation Khấu hao
Direct costs Chi phí trực tiếp
Expenses for financial activities Chi phí hoạt động tài chính
Expenses prepaid Chi phí trả trước
Extraordinary expenses Chi phí bất thường
Factory overhead expenses Chi phí quản lý phân xưởng
General costs Tính tổng chi phí
Nature of depreciation Bản chất của khấu hao
Operating cost Chi phí hoạt động
Provision for depreciation Dự phòng khấu hao
Sales expenses Chi phí bán hàng

2.5 Từ Vựng Về Nguyên Tắc – Phương Pháp Trong Kế Toán

Từ vựng  Ý nghĩa
Business entity concept Nguyên tắc doanh nghiệp là một thực thể
Category method Phương pháp chủng loại
Company Act 1985 Luật công ty năm 1985
Concepts of accounting Các nguyên tắc kế toán
Conservatism Nguyên tắc thận trọng
Consistency Nguyên tắc nhất quán
Double entry rules Các nguyên tắc bút toán kép
Dual aspect concept Nguyên tắc ảnh hưởng kép
FIFO (First In First Out) Phương pháp nhập trước xuất trước
Going concerns concept Nguyên tắc hoạt động lâu dài
LIFO (Last In First Out) Phương pháp nhập sau xuất trước
Money measurement concept Nguyên tắc thước đo tiền tệ
Reducing balance method Phương pháp giảm dần
Straight­ line method Phương pháp đường thẳng

2.6 Từ Vựng Về Tài Sản – Giấy Tờ Doanh Nghiệp

Từ vựng  Ý nghĩa
Assets Tài sản
Control accounts Tài khoản kiểm tra
Credit balance Số dư có
Credit note Giấy báo có
Credit transfer Lệnh chi
Creditor Chủ nợ
Cumulative preference shares Cổ phần ưu đãi có tích lũy
Current accounts Tài khoản vãng lai
Current assets Tài sản lưu động
Current liabilities Nợ ngắn hạn
Current ratio Hệ số lưu hoạt
Debenture interest Lãi trái phiếu
Debentures Trái phiếu, giấy nợ
Debit note Giấy báo Nợ
Debtor Con nợ
Depreciation of fixed assets Hao mòn lũy kế tài sản cố định hữu hình
Depreciation of intangible fixed assets Hao mòn lũy kế tài sản cố định vô hình
Depreciation of leased fixed assets Hao mòn lũy kế tài sản cố định thuê tài chính
Final accounts Báo cáo quyết toán
Finished goods Thành phẩm
Fixed asset costs Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Intangible fixed asset costs Nguyên giá tài sản cố định vô hình

2.7 Từ Vựng Về Kế Toán – Thuế

Từ vựng Ý nghĩa
Personal income tax thuế thu nhập cá nhân
Company income tax thuế thu nhập doanh nghiệp
Land & housing tax, land rental charges thuế nhà đất, tiền thuê đất
Special consumption tax thuế tiêu thụ đặc biệt
Excess profits tax thuế siêu lợi nhuận
Registration tax thuế trước bạ
License tax thuế môn bài
Environmental fee phí bảo vệ môi trường
Export tax thuế xuất khẩu

2.8 Từ Vựng Về Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo Cáo Tài Chính

Từ vựng Ý nghĩa
Financial report Báo cáo tài chính
Owner Equity Vốn chủ sở hữu
Current Liabilities Nợ ngắn hạn
Assets Tài sản
Expense Chi phí
Revenue Doanh thu
Bookkeeping Ghi sổ
Income statement Báo cáo kết quả kinh doanh
Drawing accounts Tài khoản rút tiền
Profit Lợi nhuận

2.9 Từ Vựng Khác Chuyên Ngành Kế Toán

Từ vựng  Ý nghĩa
Cheques Séc (chi phiếu)
Clock cards Thẻ bấm giờ
Dishonored cheques Séc bị từ chối
Dividends Cổ tức
Equivalent unit cost Giá thành đơn vị tương đương
Equivalent units Đơn vị tương đương
Errors Sai sót
First call Lần gọi thứ nhất
Fixed expenses Định phí / Chi phí cố định
General ledger Sổ cái
General reserve Quỹ dự trữ chung
Goods stole Hàng bị đánh cắp
Goodwill Uy tín
Gross loss Lỗ gộp
Gross profit percentage Tỷ suất lãi gộp
Gross profit Lãi gộp
Historical cost Giá phí lịch sử
Horizontal accounts Báo cáo quyết toán dạng chữ T
Impersonal accounts Tài khoản phí thanh toán
Imprest systems Chế độ tạm ứng
Income tax Thuế thu nhập

3. Một Số Từ Tiếng Anh Viết Tắt Trong Kế Toán

Ngoài những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán, có rất nhiều từ viết tắt mà các bạn cần nắm rõ như:

Từ viết tắt Ý nghĩa
BACS – The Bankers Automated Clearing Service Dịch vụ thanh toán tự động giữa các ngân hàng
BGC- Bank GIRO Credit Ghi có qua hệ thống GIRO
CGM – Cost of Goods Manufactured Chi phí sản xuất chưa tính các chi phí khác
CGP – Cost of Good Production Chi phí sản xuất cuối cùng, tính cho 1 sản phẩm
CHAPS – Clearing House Automated Payment System Hệ thống thanh toán bù trừ tự động
COGS – Cost Of Goods Sold Giá vốn hàng bán
EBIT – Earning Before Interest And Tax Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
EBITDA – Earnings Before Interest, Tax, Depreciation And Amortization Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
EFTPOS – Electronic Funds Transfer at Point Of Sale Máy chuyển tiền điện tử lại điểm bán hàng
FIFO – First In First Out Phương pháp nhập trước xuất trước
GAAP – Generally Accepted Accounting Principles Các nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung
IAS – International Accounting Standards Tiêu chuẩn Kế toán quốc tế
IASC – International Accounting Standards Committee Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế
IFRS – International Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
LIFO – Last In First Out Phương pháp nhập sau xuất trước
PIN – Personal Identification Number Mã PIN, mã số định danh cá nhân
SWIFT – The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications Tổ chức thông tin tài chính toàn cầu

4. Các Khái Niệm Và Nguyên Tắc Kế Toán Bằng Tiếng Anh

Dưới đây là một số khái niệm và nguyên tắc kế toán bằng tiếng Anh bạn có thể tham khảo:

4.1 Các Khái Niệm Tiếng Anh Kế Toán Cơ Bản

Khái niệm tiếng Anh chuyên ngành

Kế toán cơ bản

Dịch nghĩa
Accounting entity Đơn vị kế toán
Monetary unit Thước đo tiền tệ
Accounting period Kỳ kế toán
Economic transaction Nghiệp vụ kinh tế
Accounting document Chứng từ kế toán
Accounting record Tài liệu kế toán
Accounting system Chế độ kế toán
Accounting audit Kiểm tra kế toán
Accounting form Hình thức kế toán
Accounting standard Chuẩn mực kế toán
Accounting method Phương pháp kế toán

4.2 Các Nguyên Tắc Kế Toán Bằng Tiếng Anh

Nguyên tắc Định nghĩa Ví dụ
Cost principle (Nguyên tắc giá gốc) Tài sản được ghi nhận theo giá gốc, là giá mua hoặc giá trị hợp lý tại thời điểm mua The cost principle states that assets should be recorded at their historical cost.

(Nguyên tắc chi phí nêu rõ rằng tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc của chúng.)

Matching principle (Nguyên tắc vốn hóa chi phí) Chi phí được ghi nhận tương ứng với doanh thu mà chi phí đó tạo ra. The matching principle states that expenses should be matched with the revenues they generate.

(Nguyên tắc phù hợp nêu rõ rằng chi phí phải phù hợp với doanh thu mà chúng tạo ra.)

Revenue recognition principle (Nguyên tắc ghi nhận doanh thu) Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ đã được chuyển giao cho khách hàng. The revenue recognition principle states that revenue should be recognized when the product or service has been delivered to the customer.

(Nguyên tắc ghi nhận doanh thu nêu rõ rằng doanh thu phải được ghi nhận khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được giao cho khách hàng.)

Going concern principle (Nguyên tắc hoạt động liên tục) Kế toán giả định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. The going concern principle states that the company is expected to continue operating for the foreseeable future.

(Nguyên tắc hoạt động liên tục nêu rõ rằng công ty dự kiến ​​sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.)

Objectivity principle (Nguyên tắc khách quan) Thông tin tài chính phải được ghi nhận dựa trên các bằng chứng khách quan. The objectivity principle states that financial information should be based on objective evidence.

(Nguyên tắc khách quan nêu rõ rằng thông tin tài chính phải dựa trên bằng chứng khách quan.)

Prudence principle (Nguyên tắc thận trọng) Khi có sự không chắc chắn, kế toán viên phải ghi nhận các khoản lỗ hoặc chi phí tiềm ẩn, nhưng không được ghi nhận các khoản lợi nhuận tiềm ẩn. The prudence principle states that accountants should recognize losses or expenses when they are probable, but not recognize gains until they are realized.

(Nguyên tắc thận trọng nêu rõ rằng kế toán viên phải ghi nhận các khoản lỗ hoặc chi phí khi chúng có thể xảy ra nhưng không ghi nhận lợi nhuận cho đến khi chúng được ghi nhận.)

Relevance principle (Nguyên tắc trọng yếu) Thông tin tài chính phải có ý nghĩa đối với người sử dụng. The relevance principle states that financial information should be relevant to the decision-making needs of users.

(Nguyên tắc phù hợp nêu rõ rằng thông tin tài chính phải phù hợp với nhu cầu ra quyết định của người sử dụng.)

Reliability principle (Nguyên tắc tin cậy) Thông tin tài chính phải được trình bày một cách trung thực và không có sai sót trọng yếu. The reliability principle states that financial information should be reliable.

(Nguyên tắc độ tin cậy nói rằng thông tin tài chính phải đáng tin cậy.)

Timeliness principle (Nguyên tắc kịp thời) Thông tin tài chính phải được trình bày kịp thời để người sử dụng có thể đưa ra các quyết định kinh doanh. The timeliness principle states that financial information should be timely.

(Nguyên tắc kịp thời nêu rõ rằng thông tin tài chính phải kịp thời.)

5. Làm Sao Để Trau Dồi Từ Vựng Tiếng Anh Ngành Kế Toán?

>>>>>Xem thêm: 11 Cách quản lý nhân viên hiệu quả của nhà quản lý

Bí quyết trau dồi từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán

Khối lượng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán là khá lớn. Chính vì vậy, các bạn không thể học máy móc, thuộc lòng. Bí quyết để trau dồi các từ vựng này đó là:

  • Đọc thật nhiều sách báo, tạp chí về kế toán, kinh tế bằng tiếng Anh. Việc này sẽ giúp bạn vừa cập nhật các từ mới, vừa có những thông tin hữu ích liên quan đến ngành kế toán. Khi đọc các bài viết, bạn hãy cố gắng hiểu ý nghĩa chung của bài, không bỏ qua bất kỳ từ ngữ, dòng chữ nào kể cả tiêu đề, chú thích,…
  • Viết nhiều là phương pháp giúp bạn nhớ từ vựng tiếng Anh lâu hơn. Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian để học từ mới, viết chúng ra giấy, đọc lại nhiều lần, kiểm tra trí nhớ thường xuyên để đảm bảo nhớ được những từ đó.
  • Học từ vựng qua các website tiếng Anh chuyên ngành, Youtube,… Đây là những nền tảng, ứng dụng có hệ thống từ vựng tiếng Anh kế toán rất lớn, được sắp xếp theo chương trình đào tạo bài bản, giúp bạn học tập hiệu quả, mở rộng vốn hiểu biết hơn.
  • Áp dụng thường xuyên vào công việc cũng là cách để bạn trau dồi, ghi nhớ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán rất tốt.

Như vậy, bài viết trên đây của Blogvieclam.edu.vn đã tổng hợp chi tiết bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với tất cả các bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *