Bạn đang đọc: 5 tips để đến gần ứng viên hơn trong buổi phỏng vấn!
Tìm hiểu thêm: Lead Time Là Gì? 5 Loại Hình Phổ Biến của Lead Time
>>>>>Xem thêm: Chuẩn bị gì trước khi ra trường?
Mời nước ứng viên
Chị đồng nghiệp mới của mình kể rằng trước khi quyết định về công ty mình, chị ấy có đi phỏng vấn ở một tập đoàn điện tử lớn, và cả buổi nói chuyện hơn một tiếng KHÔNG CÓ MỘT NGỤM NƯỚC. Ứng viên đến công ty phỏng vấn như là khách đến nhà vậy, người chủ lịch sự và có hiểu biết tối thiểu về văn hóa tiếp khách chắc chắn sẽ mời nước để khách thấy rằng mình được tiếp đón tử tế thịnh tình.
Giới thiệu hội đồng phỏng vấn
Mình cũng không hiểu làm sao mà người phỏng vấn lại có thể bắt đầu buổi PV mà không chào hỏi, không cho ứng viên biết mình là ai. Mình luôn cung cấp cho ứng viên biết các thông tin tối thiểu, ví dụ mình tên là gì, mình làm ở vị trí nào; nếu hội đồng phỏng vấn nhiều hơn 1 người thì cũng giới thiệu đủ thông tin của ngần ấy người luôn.
Giới thiệu cho ứng viên biết vai trò của vị trí
Nói đơn giản thì mình giải thích cho ứng viên biết vì sao doanh nghiệp lại cần vị trí này. Ví dụ nhé:
“Chị chào em nhé, chị là Thai Ha Nguyen, hiện tại là Trưởng Bộ phận Thu hút Nhân tài của công ty. Công ty mình hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì em chắc chắn đã tìm hiểu qua rồi, và bên mình đã có 12 năm xuất hiện trên thị trường. Năm 2021 vừa qua, BLĐ cho ra mắt thương hiệu Bingo Leaders, là một thương hiệu tiếng anh giao tiếp cho trẻ em. Bên cạnh việc phát triển một thương hiệu kinh doanh, thì mong muốn của BLĐ là xây dựng được một kênh học tiếng anh miễn phí cho trẻ dưới hình thức hoạt hình, giống như là Cocomelon, Baby Shark ấy. Và vị trí của em là sẽ phụ trách xây dựng, phát triển các video clip như vậy trên kênh Youtube của Bingo Leader” => Vài dòng giới thiệu như vậy là đã đủ để ứng viên biết vai trò của vị trí mình đang apply.
Sử dụng kỹ thuật Break Ice
Break Ice – phá băng là kĩ thuật giúp 2 người lần đầu nói chuyện với nhau cảm thấy bớt xa lạ hơn. Một trong những cách phá băng là “tìm điểm chung” với ứng viên. Có thể là ứng viên cùng quê, là đồng môn ở trường đại học, cùng tuổi… hoặc có thể khơi gợi bằng một vấn đề đang được số đông quan tâm, như là vấn đề F0, xăng tăng giá…
Dùng nhiều câu hỏi gián tiếp thay vì câu hỏi trực tiếp
Thay vì hỏi: Vì sao em nghỉ ở công ty cũ? (Ứng viên hoàn toàn có thể né đi, trả lời chung chung như: Định hướng của em thay đổi hoặc công ty dời địa điểm)
Thì mình sẽ hỏi: Giả sử em là CEO của công ty cũ, em có muốn thay đổi điều gì để công ty hoạt động tốt hơn không? (Tất nhiên là không có công ty nào hoàn hảo cả, vậy nên các vấn đề ứng viên nêu ra khả năng cao là các vấn đề thực sự công ty cũ của ứng viên gặp phải)
Mọi nhân duyên đều là phước báu, mọi người nhé. Thực ra thì tips gì đi chăng nữa, thì cũng phải xuất phát từ cái gốc là nhà tuyển dụng muốn tới gần ứng viên thật sự đã.
Tác giả: Thai Ha Nguyen