8 lý do khiến bạn không muốn trở thành người “tử tế” trong môi trường công sở!

Trở thành một người “quá tử tế” trong môi trường công sở dường như không phải là một lựa chọn thông minh? Đừng bao giờ để mọi người lợi dụng lòng tốt của bạn!

Bạn đang đọc: 8 lý do khiến bạn không muốn trở thành người “tử tế” trong môi trường công sở!

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy phải trở thành người tối và đối xử tử tế với mọi người. Nhưng liệu chúng ta có nên quá tử tế ở nơi làm việc không?

Cách đây vài năm, người dùng Quora cũng đã thảo luận về chủ đề này bằng cách đặt ra câu hỏi: “Nhược điểm của việc quá tốt với mọi người là gì?”. Sau khi trả lời câu hỏi ấy, họ đã phát hiện ra rằng, thân thiện thái quá có thể kìm hãm sự phát triển của bạn trong công việc.

Dưới đây là những khó khăn bạn có thể phải đối mặt khi trở thành một người tử tế tại công ty.

Bạn có thể đang bỏ quá nhiều thời gian của mình

Bạn có thể tốn quá nhiều thời gian khi giúp đỡ người khác

Nếu bạn đang dành toàn bộ thời gian để tập trung vào việc giúp đỡ người khác, bạn sẽ hết thời gian để tập trung cho bản thân và các dự án của riêng bạn. Điều đó ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn, khiến bạn không hoàn thành KPI. Cuối cùng, kết quả là không được nhận tiền thưởng, thậm chí bị lãnh đạo đánh giá thấp và sa thải.

Bạn có vẻ nhàm chán

Quá tốt có thể khiến bạn trở nên thụ động và nhạt nhẽo. Manish Barnwal nói: “Mọi người sẽ sớm bắt đầu thấy bạn nhàm chán. Thật tuyệt khi lịch sự, nhưng bạn cũng nên thể hiện cá tính của riêng mình”.

Mọi người có thể không lắng nghe ý kiến của bạn

Adrija Subramanian nói: Nếu bạn khó nói lời từ chối, mọi người có thể sẽ cho rằng bạn có ý đồng ý ngay cả khi bạn nói “không”. Và như vậy, họ sẽ cố gắng dụ dỗ bạn làm điều gì đó mà bạn thực sự không muốn làm.

Từ đó, đồng nghiệp có thể cố gắng thuyết phục bạn giúp đỡ mọi thứ, ngay cả khi họ biết bạn đang bận rộn với công việc của riêng bạn.

Mọi người có thể lợi dụng bạn

Lòng tốt của bạn dễ bị lợi dụng

Christopher Kosel cho biết, một số người có thể coi sự tốt đẹp của bạn là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Điều này khiến họ tin rằng bạn sẽ không tự đứng ra bảo vệ mình, vì vậy bạn sẽ dễ dàng bị thao túng và lợi dụng.

Một khi bạn bắt đầu làm mọi thứ mà đồng nghiệp “nhờ”, họ sẽ tiếp tục “nhờ” bạn thêm nhiều lần nữa.

Mọi người có thể có kỳ vọng cao hơn ở bạn

Khi bạn quá tử tế, bạn sẽ trở nên “nổi tiếng” khắp công ty với cái tag “đồng nghiệp tốt bụng”. Và bất cứ khi nào cần giúp đỡ, mọi người sẽ nhớ đến bạn. Họ có thể nhờ bạn xuống sảnh nhận đồ, mua cafe, in ấn tài liệu,… Những công việc lặt vặt đó sẽ chiếm hết thời gian trong ngày của bạn và khiến bạn không hoàn thành được công việc của chính mình.

Đến khi bạn nhận thấy mình đang bị lợi dụng và quyết định thay đổi, mọi người sẽ thất vọng khi bạn từ chối điều gì đó. Lúc này, bạn có thể dễ dàng nghe thấy những lời xì xào bàn tán. Thậm chí có những người sẽ nói thẳng với bạn rằng: “bạn từng là một người tốt, nhưng bạn đã thay đổi”.

Mặc dù lời từ chối của bạn là hoàn toàn hợp lý, nhưng thái độ thường ngày của bạn quá tốt đẹp khiến việc từ chối trở nên “tồi tệ” và “ích kỷ”.

Một số người có thể cho rằng bạn từ chối vì bạn “ghét” họ.

Bạn có thể trở nên đáng ngờ

Tìm hiểu thêm: Công việc đóng gói tại nhà là gì? Mức lương có cao không?

Mọi người có thể nghi ngờ về lòng tốt của bạn

Bạn rất tốt, nhưng một số người xung quanh bạn không tốt như thế. Những người tiêu cực có thể đặt ra câu hỏi: liệu sự tử tế của bạn có đi kèm với mục đích thầm kín nào đó hay không?

Người dùng Quora nói: “Cũng như không có thứ gọi là bữa trưa miễn phí, chắc chắn không thể có một thứ gì đó “quá tuyệt vời” mà không có lý do”. Mọi người có thể nghi ngờ về những gì bạn thực sự muốn sau hành vi tốt đẹp của mình.

Bạn không hình thành được tình bạn thực sự với đồng nghiệp

Brian Lewis cho biết, tử tế quá mức có thể khiến bạn trở thành một người “giả tạo”. Trong suy nghĩ của số đông, người “giả tạo” là những kẻ lúc nào cũng tươi cười, nhưng có thể dễ dàng “đâm” sau lưng người khác. Và chúng ta thường không thích chơi với người như thế.

Khi bị coi là một người “giả tạo”, bạn sẽ khó có thể kết bạn với đồng nghiệp của mình.

Bạn có thể không được tôn trọng

>>>>>Xem thêm: Nhân sự và kinh doanh – Mối quan hệ mật thiết trong doanh nghiệp

Mọi người có thể không tôn trọng bạn

Nếu lúc nào bạn cũng tử tế, thứ duy nhất mà người xung quanh nhìn thấy ở bạn là những hành vi tốt, hành động giúp đỡ mọi người. Họ sẽ không thấy được năng lực của bạn trong công việc. Họ cũng không quan tâm tới cảm xúc của bạn vì lúc nào bạn cũng mỉm cười và đồng ý với ý kiến của mọi người.

Đặc biệt, những người cá tính có thể coi bạn là kẻ yếu đuối, không thể tự bảo vệ mình. Và kết quả là họ sẽ coi thường bạn.

Thật tuyệt khi có một người tốt trong công ty! Tuy nhiên, bạn không nên tử tế quá mức. Vì điều đó chỉ khiến bạn trở nên yếu đuối, nhàm chán; khiến bạn bị lợi dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn.

Hãy là một người tử tế, nhưng hãy tử tế ở mức vừa phải thôi, bạn nhé!

Tham khảo: BusinessInsider

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *