9 quy định ngớ ngẩn nơi công sở khiến nhân viên muốn “trầm cảm”

Đối với bất kỳ môi trường làm việc nào cũng đều sẽ có những quy định riêng, yêu cầu nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh. Tất nhiên, đây là cách mà các công ty xây dựng văn hóa cho tổ chức của mình, thế nhưng, có không ít quy định ngớ ngẩn nơi công sở khiến nhân viên phải phát khùng, trầm cảm. Vậy đó là những quy định gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn tổng hợp, phân tích nhé!

Bạn đang đọc: 9 quy định ngớ ngẩn nơi công sở khiến nhân viên muốn “trầm cảm”

Xếp hạng và tranh đua nhau trong bộ phận

Với mong muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, mang lại hiệu quả cao trong công việc, ban lãnh đạo các công ty thường đưa ra mức KPI nhất định và có chính sách thưởng hậu hĩnh nếu nhân viên hoàn thành. Thế nhưng, thưởng cao hay thấp lại tùy thuộc vào thứ hạng của mỗi người. Điều này gây ra tình trạng các nhân viên ganh đua, đấu đá lẫn nhau để giành được vị trí cao. 

Bên cạnh đó, quy định ngớ ngẩn này còn khiến cho công ty không thể đánh giá được năng lực thực của nhân viên, khiến cho mọi người chỉ làm việc răm rắp chạy theo con số mà không sáng tạo, phát triển. Thậm chí, những ai làm việc lâu còn trở nên thiếu tự tin, sợ rằng mình sẽ bị sa thải nếu không thể giành được thứ hạng cao.

Xếp hạng và tranh đua nhau trong bộ phận

Bắt nhân viên phải ăn trưa cùng nhau tại công ty

Đây là một trong những quy định ngớ ngẩn nhất chốn công sở. Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng bắt nhân viên ăn trưa cùng nhau tại công ty sẽ giúp mọi người gắn kết hơn, từ đó dễ dàng đạt được kết quả cao khi làm việc nhóm.

Một số khác thì cho rằng nhân viên ra ngoài hay về nhà sẽ mất khá nhiều thời gian, nếu công ty có quy định về giờ giấc ăn trưa thì trong thời gian chờ đợi, nhân viên có thể làm thêm chút việc hoặc sếp có thể tùy ý gọi trao đổi nếu thích. Đây thực sự là một cách để bóc lột nhân viên chứ không hề muốn xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tốt.

Bắt nhân viên phải ăn trưa cùng nhau tại công ty

Các quy định về giờ đi làm, tan ca

Thời gian đi làm, tan ca hay nghỉ ngơi trong quá trình làm việc có lẽ là vấn đề khiến nhiều nhân viên khó chịu nhất. Các công ty thường có quy định 8 – 9h bắt đầu làm, chỉ cần nhân viên đi muộn 1 – 2 phút là phạt tiền. Thế nhưng, những nhà lãnh đạo này lại không quan tâm đến việc nhân viên phải ngồi tăng ca thêm cả 1 – 2 tiếng đồng hồ cho hoàn thành nhiệm vụ mà không được hưởng lương. Vậy 1 – 2 phút đó liệu có thể giúp họ làm xong kế hoạch, dự án và báo cáo đúng thời hạn không? Cách làm này chẳng khác nào khẳng định công ty đang coi trọng quy định hơn là hiệu suất công việc.

Tìm hiểu thêm: Quy tắc 2 phút: Dẹp tan sự lười biếng và trì hoãn

Các quy định về giờ đi làm, tan ca

Nhân viên không được ra ngoài trong thời gian làm việc

Nhân viên đang làm việc mà bỏ đi chơi thì chắc chắn là không công ty nào chấp nhận được. Tuy nhiên, chuyện gì cũng nên có sự linh hoạt, cho nhân viên được phép ra ngoài để làm một số việc không mất quá nhiều thời gian như là đi mua nước, lấy hàng ship,… Vậy mà có những công ty lại đưa ra quy định quá ngớ ngẩn, trong suốt thời gian làm việc không được phép bước chân ra khỏi công ty. Tức là khi đi làm, các nhân viên dường như bị giam cầm trong những căn phòng, từ 8 giờ sáng đến 5h chiều. Nhiều người còn nói vui rằng, đi làm chẳng khác nào đi “tù” để nói về quy định này.

Quy định về xin nghỉ phép/nghỉ đột xuất

Quy định về xin nghỉ phép/nghỉ đột xuất

Về vấn đề xin nghỉ phép, nghỉ đột xuất thì công ty nào cũng sẽ đưa ra quy định rõ ràng. Có những công ty thoải mái thì chỉ cần gửi tin nhắn thông báo đến cho nhân sự là có thể nghỉ ốm hay xử lý việc cá nhân, gia đình. Ấy vậy mà có những nơi lại ra quy định oái oăm, ngớ ngẩn tới mức độ như nghỉ đột xuất thì phải chụp ảnh xác minh vào báo cáo cho quản lý. Ví dụ bạn ngủ dậy thấy mệt, ốm thì cũng phải cố gắng ngồi dậy chụp 1 bức ảnh. Hay bạn đi đường hỏng xe thì cũng phải chụp rõ ràng đang ở chỗ sửa xe và xin phép nghỉ buổi sáng,… Rồi là khi nghỉ phép phải viết đơn với lý do rõ ràng, nghiêm cấm ghi lý do chung chung kiểu gia đình có việc, giải quyết việc cá nhân,… Công ty sẽ không chấp nhận các trường hợp này, nếu muốn nghỉ bạn buộc phải ghi rõ là “về quê làm chứng minh thư nhân dân hay về quê thăm chị gái mới sinh”,…

Hạn chế sử dụng Internet

Nghe qua thì có vẻ nó vô lý đùng đùng bởi công ty nào mà chẳng cần sử dụng mạng để làm việc. Tuy nhiên, xét về khía cạnh ngớ ngẩn thì đây là cấm nhân viên truy cập vào các trang web giải trí (youtube, zing mp3,…) hay là vào các mạng xã hội như facebook, zalo,… Làm việc trong môi trường với quy định như vậy nhân viên sẽ luôn có cảm giác bị quản lý, gò bó và khó chịu vô cùng. Bên cạnh đó, một số vị trí như nhân sự hay marketing thì rất cần sử dụng các kênh mạng xã hội để đăng tin tuyển dụng, trao đổi với ứng viên hoặc là làm truyền thông,… Và việc cấm đoán này lại vô tình gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của họ mà suy cho cùng thì chỉ có công ty bị thiệt hại mà thôi.

Không được sử dụng điện thoại di động

Không được sử dụng điện thoại di động

Sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc có thể gây mất tập trung và khiến công việc bị ảnh hưởng. Điều này thì có thể hiểu và nhiều công ty cũng quy định. Thế nhưng, đôi lúc nhân viên có điện thoại cần nghe, có việc gấp cần gọi điện, nhắn tin,… thì cũng lại không được phép. Có những công ty còn cử người đứng phía ngoài xem ai cầm vào chiếc điện thoại để phạt, tịch thu. Quy định này thì thực sự là quá ngớ ngẩn, thậm chí là quá đáng đối với nhân viên.

Sử dụng email, ứng dụng chat chỉ dành riêng cho công việc

Nhiều công ty xây dựng một vòng cấm cung riêng, yêu cầu nhân viên sử dụng email hay ứng dụng chat do chính công ty lập ra và quản lý. Toàn bộ các vấn đề trao đổi qua các phương tiện này chỉ được phép xoay quanh công việc, ngoài ra thì đều không được phép và ai vi phạm sẽ bị phạt. Có những trường hợp ban lãnh đạo công ty còn đăng nhập tài khoản của nhân viên để đọc tin nhắn xem có nói xấu ai không, có làm điều gì khác trong giờ làm việc không?,… Đối với những công ty như vậy thì người làm chủ chắc chắn phải độc tài và có sở thích được quản lý người khác.

Không cho nhân viên thể hiện cá tính

Con người ai mà chẳng có cá tính, sở thích riêng. Vậy mà khi đi làm, nhiều nhân viên phải kêu trời vì công ty cấm đủ thứ. Nào là không cho để quá nhiều đồ trang trí trên bàn, không được đặt ảnh gia đình, con cái, vợ chồng, không cho mặc váy đi làm, không được buông tóc, đi giày cao đi làm,… Vậy là nếu thực hiện đúng, mọi nhân viên trong công ty đều giống như một con robot đến và ngồi làm việc, không có bất kỳ quyền cá nhân nào cả.

>>>>>Xem thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn bán hàng chuẩn

Không cho nhân viên thể hiện cá tính

Thực sự thì quy định này khiến cho môi trường công sở không còn là nơi để làm việc, là công ty mà nó giống một trại trẻ, trường học, khi mà mọi thứ từ đi lại, ăn mặc, cá tính của bản thân cũng bị kiểm soát.

Trên đây là tổng hợp 9 quy định ngớ ngẩn nơi công sở phổ biến hiện nay. Bạn đã trải qua những quy định nào rồi? Hoặc bạn còn biết thêm những điều gì ngớ ngẩn hơn nữa, hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *