Pha chế, viết lách, lập trình, kế toán, thêu thùa … tất cả những điều này có điểm gì chung?
Bạn đang đọc: Cách ghi các kỹ năng trong Resume hiệu quả
Tất cả chúng đều được gọi là kỹ năng. Tuy nhiên, không cần thiết phải liệt kê hết chúng trong sơ yếu lý lịch xin việc của bạn.
Các nhà tuyển dụng thường gọi các ứng viên ứng tuyển đến phỏng vấn khi mà sơ yếu lý lịch của các ứng viên này đáp ứng được kỹ năng cụ thể nào đó mà nhà tuyển dụng cần. Như vậy, việc liệt kê tất cả các kỹ năng vào sơ yếu lý lịch trông có vẻ ấn tượng đấy nhưng thực chất không giúp gì cho việc ứng tuyển của bạn nếu như các kỹ năng đó không liên quan gì đến công việc họ đang tuyển dụng.
Trong bài này, bạn sẽ hiểu các loại kỹ năng liên quan khác nhau, làm sao để lựa chọn chúng cho vào mục kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của bạn. Và hơn hết là làm thế nào để liệt kê các kỹ năng này một cách nổi bật và phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển.
Việc liệt kê các kỹ năng một cách đúng đắn rất quan trọng, hãy bắt đầu nhìn xem tại sao lại như vậy.
1. Mục kỹ năng trong sơ yếu lý lịch là gì? Tại sao nó lại quan trọng?
Có một mục dành riêng để nói về kỹ năng của các ứng viên sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng dễ dàng biết người đó có những khả năng gì một cách nhanh chóng. Đối với các ứng viên, đây cũng là cơ hội để họ điền thêm vào một từ khóa làm nổi bật kỹ năng của mình trong trường hợp nhà tuyển dụng không đọc hết toàn bộ phần lịch sử công việc.
Mục kỹ năng này thường đứng sau mục kinh nghiệm công việc nhưng ở một vài mẫu sơ yếu lý lịch nó lại ở một cột riêng, nằm phía bên trái hoặc bên phải của văn bản.
>> Hồ sơ xin việc gồm những loại giấy tờ gì? Mua hồ sơ xin việc ở đâu?
>> Viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn 2019
2. Có 2 loại kỹ năng chính để đưa vào một bản Sơ yếu lý lịch
Có rất nhiều kỹ năng khác nhau để có thể điền vào sơ yếu lý lịch, tuy nhiên có 02 loại chính bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
2.1. Các kỹ năng cứng để đưa vào một bản Sơ yếu lý lịch
Bao gồm các kỹ năng có thể định lượng được và thường được học từ nhà trường hoặc từ công việc trước đó. Vận hành máy móc, lập trình ngôn ngữ, thiết kế đồ họa, tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm (SEO), hay phân tích dữ liệu… đều là các kỹ năng cứng.
2.2. Các kỹ năng mềm để đưa vào một bản Sơ yếu lý lịch
Kỹ năng mềm còn gọi là kỹ năng con người mang tính chủ quan cho nên việc đánh giá sẽ khó hơn. Ví dụ nghĩa cụm từ “các kỹ năng giao tiếp tốt” của một người xin việc có thể không khớp với định nghĩa của nhà tuyển dụng. Nói trước đám đông, giao tiếp, kiên nhẫn, ra quyết định và giải quyết xung đột đều là các kỹ năng mềm.
>> 10 kỹ năng giao tiếp cơ bản trong kinh doanh
2.3. Sử dụng kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong sơ yếu lý lịch
Cả hai loại kỹ năng vừa nêu đều rất quan trọng nên được nêu ra tại mục kỹ năng trong sơ yếu lý lịch. Những kỹ năng này có thể được phân loại là các kỹ năng chuyển đổi (là kỹ năng mà bạn có được từ công việc trước đó và có thể áp dụng cho công việc đang ứng tuyển) hoặc kỹ năng công việc cụ thể.
Như nội dung trong cái tên của nó, các kỹ năng công việc cụ thể thường được yêu cầu cho một công việc cụ thể nào đó trong khi các kỹ năng chuyển đổi lại liên quan đến nhiều lĩnh vực và vai trò khác nhau. Ví dụ một người làm phim hoạt hình có kỹ năng mô phỏng 3D, quản lý thời gian và các kỹ năng về giao tiếp. Kỹ năng mô phỏng 3D sẽ không hữu ích sau khi anh ta trở thành một lập trình viên hay công việc bán hàng nhưng những kỹ năng còn lại sẽ vẫn còn có ích cho công việc mới.
3. Kỹ năng cứng và mềm, cái nào quan trọng hơn trong một sơ yếu lý lịch?
Về lô-gic mà nói, các kỹ năng cứng quan trọng hơn. Nhưng quả thật câu trả lời cho câu hỏi trên không hề đơn giản chút nào.
Trong nền kinh tế khó khăn, các ứng viên với các kỹ năng cứng thường được tuyển dụng một cách nhanh chóng hơn bởi vì các nhà tuyển dụng cho rằng những người này có thể làm việc được ngay hầu như rất ít hoặc không phải đào tạo lại.
Tuy nhiên ở thị trường ngách hoặc thị trường cạnh tranh, các ứng viên với các kỹ năng chuyên biệt được ưu tiên tuyển dụng hơn. Điều này đã từng xảy ra trước đây khi mà ứng dụng hệ điều hành iOS đang chiếm được sự yêu thích từ công chúng, các công ty bắt đầu tranh giành lẫn nhau đội ngũ nhân lực có tài nhưng khan hiếm. Điều đó lại xảy ra ngay bây giờ. Facebook, Google và các công ty về công nghệ khác đang tranh giành nhau các ứng viên có chuyên môn cao về hiểu biết máy móc công nghệ.
Trong các ngành có nguồn cung nhân tài dồi dào, các nhà tuyển dụng thích các ứng viên có kỹ năng mềm đã được phát triển, họ cho rằng các kỹ năng mềm này không hề dễ dàng học mà có được.
Trong Báo cáo Viễn cảnh Việc làm 2015, Hiệp hội Quốc gia của các Trường đại học và Nhà tuyển dụng của Mỹ (viết tắt là NACE) đã đưa ra một kết luận về các kỹ năng hàng được đánh giá cao ở các ứng viên xin việc dựa vào một khảo sát trên 260 tổ chức.
Có gì đáng chú ý trong Báo cáo này? 05 kỹ năng hàng đầu đều là các kỹ năng mềm. Kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm được đánh giá ở mức 77,8%, trong khi các kỹ năng giao tiếp văn bản đứng thứ 2 đạt 73,4%, sáng tạo – một từ rất mốt thường được dùng trong sơ yếu lý lịch và tiểu sử lại về cuối khi chỉ đạt được 18,2%.
Ông Saraj Dowzell ở bộ phận Nhân sự của Natural nói: “Đừng quên, các nhà tuyển dụng không chỉ tuyển ứng viên dựa trên các khả năng thực tế, họ còn xem xét đến cả yếu tố phù hợp về văn hóa nữa”.
4. Làm thế nào để ghi các kỹ năng trên sơ yếu lý lịch: Có 5 bí quyết rất nhanh và dễ dàng
Chúng ta sẽ nói rất ngắn gọn về cách ghi các kỹ năng trên sơ yếu lý lịch, kỹ năng sẽ xuất hiện qua các phần mềm quản lý tuyển dụng, được viết một cách chuyên nghiệp và bắt mắt đối với các nhà tuyển dụng. Đây là một vài tips nhanh nên nhớ:
Sử dụng các Kỹ năng công việc cụ thể trong sơ yếu lý lịch: Chỉ nêu các kỹ năng công việc cụ thể gần đây bạn sử dụng hay có được từ công việc. Đừng cho thêm kỹ năng lập trình ngôn ngữ và máy móc cũ kỹ trước đó, nó sẽ làm cho bạn lỗi thời.
Giới hạn danh sách kỹ năng và chỉ ghi những kỹ năng có thể áp dụng được cho công việc đang ứng tuyển – Mục tiêu của mục kỹ năng là nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể làm được công việc đó, không phải là bất kỳ công việc nào khác. Chỉ ghi những kỹ năng liên quan tới công việc đang ứng tuyển.
Phân loại các kỹ năng theo nhóm – Chia các kỹ năng thành các loại chính liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ kỹ năng của một chuyên viên phát triển mạng có thể được chia ra bao gồm: lập trình ngôn ngữ, phần mềm, thiết kế và các kỹ năng.
Nên dùng các từ đồng nghĩa liên quan – Sử dụng từ đồng nghĩa và các cụm từ khác nhau cho các kỹ năng của bạn. Ví dụ tiếp thị trên mạng xã hội thường đi với cụm từ SMM, và đôi khi nó cũng tham chiếu tới một hình thức tiếp thị cụ thể như quảng cáo trên Facebook hay trên Pinterest.
Nêu các kỹ năng quan trọng lặp lại một vài lần – Các nhà tuyển dụng cũng sử dụng các thuật ngữ kỹ năng để làm từ khóa tìm kiếm trong Phần mềm Quản lý Tuyển dụng (ATS) cho nên việc bạn liệt kê các kỹ năng quan trọng của bạn vài lần trong sơ yếu lý lịch là một việc nên làm, ví dụ bạn có thể vừa liệt kê chúng trong phần sơ lược công việc trong quá khứ và có thể tiếp tục liệt kê trong phần kinh nghiệm. Một ATS có thể đếm tần suất xuất hiện của một từ khóa và sẽ xếp hạng các đơn xin việc theo thứ tự mà có từ khóa đó xuất hiện nhiều nhất.
Tìm hiểu thêm: Revenue là gì? Sự khác biệt giữa Revenue, Income và Sales?
5. Ghi các kỹ năng mềm trong sơ yếu lý lịch như thế nào
Hãy chỉ cho họ thấy đừng nói. Đây là một quy tắc quan trọng khiến cho nhà tuyển dụng tin vào các kỹ năng mềm của bạn.
Sử dụng các con số, giải thưởng và bất kỳ một thông tin khác có thể đo lường được để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người nói được và làm được.
Hãy xem một vài các ví dụ sau đây:
- Kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm
“Đã phối hợp với 03 người làm phim để hoàn thành trước thời hạn một dự án làm video phim hoạt hình dài 30 giây”.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng ứng xử & tạo lập quan hệ
“Tổ chức các hoạt động nhóm nhằm nâng cao tinh thần của mọi người sau khi công ty sáp nhập”.
- Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo
“Tổ chức được một đội các tình nguyện viên và các nhà tài trợ để lên kế hoạch hoạt động, đóng gói quà và thực hiện thành công một chiến dịch hướng tới cộng đồng”.
6. Ghi các kỹ năng cứng như thế nào trên sơ yếu lý lịch
Các kỹ năng cứng thường có thể chuyển đổi được và là các kỹ năng công việc cụ thể, các kỹ năng này được các nhà tuyển dụng đưa vào ATS.
6.1. Chỉ ra các bằng chứng có thể định lượng được
Taylor Dumouchel – một chuyên gia về việc làm tại cuộc tuyển dụng nhân viên bán hàng của công ty Peak nói rằng:
“Những nhân viên giỏi nhất trong ngành kinh doanh và tài chính hiểu rất rõ các nỗ lực của họ đóng góp như thế nào đối với mỗi đồng lợi nhuận ròng của công ty. Vì thế một sơ yếu lý lịch tốt nên ghi bằng chứng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được nỗ lực của ứng viên”.
6.2. Loại bỏ các từ ngữ khó hiểu không cần thiết
Chuyên viên của Cerius tên là Kristen McAlister nói rằng: “Các kỹ năng cứng nên được viết một cách dễ hiểu cho nhà tuyển dụng vì không ai khác chính họ sẽ xem hồ sơ của bạn”.
Ví dụ một chương trình cụ thể bạn đã từng thực hiện trước đó ở công việc cũ có thể ông chủ mới không biết, cho nên bạn nên thay thế nó với một cái tên chung chung để miêu tả nó.
Một ví dụ khác như dịch vụ khách hàng và đại lý kinh doanh điện thoại thường sử dụng phần mềm riêng do công ty đó thiết lập ra. Như vậy, trong sơ yếu lý lịch cho công việc mới thay vì ghi tên cụ thể các phần mềm đó, tốt hơn nên chỉ ghi ứng dụng quản lý hoặc ứng dụng cơ sở dữ liệu khách hàng chính mà thôi.
6.3. Tự đánh giá kỹ năng cứng với các đo lường rõ ràng
Sử dụng các con số để đánh giá các kỹ năng của bạn là một phương án hay, tuy nhiên không nên truyền tải quá rõ ràng mức độ.
Trong một thang điểm 10 với 10 điểm là cao nhất, vậy số 7 là gì? Đối với bạn, điều đó có nghĩa là bạn “thành thạo” ở kỹ năng đó, nhưng điều gì xảy ra nếu nhà tuyển dụng nghĩ rằng “thành thạo” còn cao hơn cả 8 hoặc 9?
Hãy dùng cách sau đây cho dễ hiểu:
- Sơ cấp – Bạn có thể xử lý các nhiệm vụ cơ bản của chương trình nhưng bạn chưa thể thực hiện được những thủ thuật phức tạp hay khắc phục sự cố.
- Trung cấp – Bạn có thể khắc phục sự cố và thực hiện một số thủ thuật mang tính võ đoán. Nhưng đôi khi bạn cần sự trợ giúp của Google về một vài chức năng nào đó hay phải hỏi các thông tin trên một số diễn đàn.
- Thông thạo – Bạn chưa phải là một chuyên gia nhưng bạn có thể xử lý được một số chức năng nâng cao và khắc phục sự cố bằng cách tự kiểm tra. Bạn cũng không cần tới sách hướng dẫn.
- Chuyên gia – Bạn hiểu chương trình đó trong lòng bàn tay. Bạn biết nhiều đến cả những đặc tính và thủ thuật ít ai biết tới, cả những sự cố kỳ quặc và mọi người thường tìm đến bạn để tìm kiếm sự giúp đỡ.
6.4. Sắp xếp các kỹ năng cứng một cách lô-gic
Hãy nhìn xem cách làm thế nào để ghi các kỹ năng này trên sơ yếu lý lịch một cách hợp lý.
Một vài công việc yêu cầu các kỹ năng về kỹ thuật hơn là các kỹ năng khác như công việc điều dưỡng, thiết kế, làm video và lập trình. Đối với các công việc này, điều quan trọng là các kỹ năng của bạn phải được liệt kê theo một cách hợp lý.
>>>>>Xem thêm: 5 cách tra cứu bảo hiểm y tế nhanh nhất
Sau đây là cách liệt kê các kỹ năng về tính toán trên sơ yếu lý lịch để tránh làm nó trở thành một một danh sách các từ khó hiểu:
Phương án 1. Liệt kê các kỹ năng theo sự liên quan
Liệt kê các kỹ năng công việc cụ thể có liên quan nhất tới công việc mà bạn đang ứng tuyển rồi chuyển sang các kỹ năng phụ. Cách trình bày này làm cho các nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy được bạn có các kỹ năng nào mà công việc đang yêu cầu.
Phương án 2. Phân loại các kỹ năng theo nhóm
Các kỹ năng cứng có thể được phân loại theo các cách khác nhau, phụ thuộc vào từng chức danh công việc cụ thể. Sau đây là ví dụ cho chức danh nhân viên thiết kế đồ họa:
- Kỹ năng về thiết kế – Trình bày, bố trí in ấn, vẽ, phác thảo.
- Phần mềm về thiết kế – Illustrator, InDesign và Photoshop.
- Các kỹ năng khác – Là các kỹ năng hữu ích cho một người thiết kế nhưng không liên quan trực tiếp tới công việc chính của họ. Ví dụ như CSS và phát triển Web là các kỹ năng phụ đối với một nhân viên thiết kế in ấn.
Phương án 3. Ghi các kỹ năng theo thứ tự kinh nghiệm
Liệt kê các kỹ năng cứng theo sau mục kinh nghiệm. Liệt kê theo cách này sẽ cho thấy lịch sử tiến trình công việc của bạn.
7. Đặt các kỹ năng ở đâu trong sơ yếu lý lịch
Bạn đã từng thấy mục kỹ năng trong một số sơ yếu lý lịch được đặt riêng 1 cột bên trái, trong khi một số khác lại được đặt dưới phần tóm tắt về nghề nghiệp trước đây chưa?
Vị trí đặt như vừa nêu không phải đúng hay sai, mà nó phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Các nhà tuyển dụng hay chuyên gia về tuyển dụng có các quan điểm rất khác nhau nhưng lại rất hợp lý, công bằng về vấn đề này.
7.1. Đặt các kỹ năng sau phần tóm tắt nghề nghiệp trước đây
Weiner cho biết: “Hãy đặt kỹ năng sau mục tóm tắt nghề nghiệp bởi vì 1/3 các sơ yếu lý lịch tốt nhất đều làm như thế. Chỉ mất khoảng 5-7 giây để đọc sơ yếu lý lịch và các kỹ năng của bạn sẽ gây sự chú ý sớm đối với các nhà tuyển dụng”.
7.2. Cân nhắc xem nên sử dụng cột bên lề hay không
Tiến sỹ Dawn D. Boyer của công ty tư vấn DBoyer khuyên rằng không nên dùng các mẫu sẵn vì nó thiết kế viết phần văn bản nằm trong ô, ngăn cách dòng đôi, có các cột bên lề và một vài chi tiết khác nhưng lại có vấn đề về trình bày.
Bà còn nói thêm “Một ATS sẽ sử dụng nội dung văn bản trong sơ yếu lý lịch, tìm và phân tích cấu trúc chúng thành các khối dữ liệu với mục đích truy xuất thông tin sau đó. Đối với các sơ yếu lý lịch dùng mẫu sẵn có phần chữ nằm trong các ô, các đồ thị hình họa, bảng biểu và các cột sẽ làm cho hệ thống ATS không hiểu, dẫn đến việc toàn bộ chúng bị xáo trộn lại với nhau hoặc là ATS sẽ bỏ qua hoàn toàn.”
Cũng theo bà, chỉ đặt thông tin của bạn ở phần lề trên hay lề dưới của trang giấy cũng không phải là ý kiến hay. ATS thường sẽ không nhận ra phần văn bản ghi trong các lề của trang giấy và như thế thông tin liên lạc về bạn sẽ không có trong đơn ứng tuyển của chính bạn.
7.3. Ghi các kỹ năng theo yêu cầu của công việc ứng tuyển
Tiến sĩ Heather Rothbauer-Wanish của Công ty truyền thông Feather cho rằng: “Nếu như công việc yêu cầu các kỹ năng về kỹ thuật, tôi sẽ liệt kê chúng ngay sau mục tóm tắt nghề nghiệp trước đây rồi mới tới các kỹ năng mềm ở một mục riêng có ghi rõ là mục ‘Sở trường’”.
Vì vậy thứ tự sẽ là:
- Tóm tắt nghề nghiệp
- Kỹ năng kỹ thuật
- Kỹ năng mềm.
Đối với một số chức danh công việc cần chuyên môn, các kỹ năng cứng là bắt buộc và có thể chuyển đổi được tới rất nhiều vị trí công việc. Theo Tiến sĩ Rothbauer-Wanish, ông ghi các kỹ năng này ở cuối cùng của sơ yếu lý lịch. Công việc nghiên cứu bán hàng & trực tuyến là một ví dụ.
8. 6 nhóm các kỹ năng trong sơ yếu lý lịch (nhóm lại theo loại và chức năng công việc)
Sau đây là một danh sách các kỹ năng để bạn có thể ghi trong mục kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của mình – từ kỹ năng về kinh doanh đến kỹ năng về kỹ thuật:
8.1. Các kỹ năng mềm chung
- Giao tiếp thông qua nói và viết
- Làm việc theo nhóm
- Tiếp thu phản hồi
- Tư duy sáng tạo
- Đáp ứng các thời hạn
- Giải quyết vấn đề
- Nói trước công chúng
- Quản lý thời gian
8.2. Các kỹ năng mềm về quản lý
- Quản lý nhóm
- Hướng dẫn
- Viết báo cáo và đề xuất
- Phối hợp trong các sự kiện diễn ra chồng chéo nhau
8.3. Các kỹ năng cứng về thiết kế
- Photoshop
- Dựng mẫu 3D
- Trình bày in
- Typography
- Maya
8.4. Các kỹ năng kỹ thuật lập trình
- Lập trình ngôn ngữ: C++, Python;
- Vận hành hệ thống: Linux, Mac OS X, Windows 8, Ubuntu
- Phân tích dữ liệu
- Phát triển các ứng dụng của hệ điều hành iOS
- Khắc phục sự cố
- Phát triển Android
- Cải tiến quy trình
- Soạn thảo văn bản kỹ thuật
8.5. Các kỹ năng cứng về tiếp thị trực tuyến
- Quảng cáo trên Facebook
- Video tiếp thị
- Liên kết xây dựng
- Phân tích trên Google
- Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm chính
- Viết quảng cáo
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
- Quảng cáo thông qua người ảnh hưởng
8.6. Các kỹ năng liên quan đến kinh doanh
- Kế toán
- Sổ sách kế toán
- Quản lý dự án
- MS Excel
- Viết tắt
- SQL
- Nguồn nhân lực
- Quản lý nhân tài
- Tuyển dụng kỹ thuật
Kết luận
Hãy “khoe” những gì bạn làm được nhưng không phải mọi thứ. Chỉ viết các kỹ năng có liên quan tới công việc đang ứng tuyển. Nhớ rằng mỗi kỹ năng trong sơ yếu lý lịch đều có giá của nó, đồng nghĩa với một chi phí cơ hội trước giám đốc tuyển dụng. Bây giờ bạn đã biết cách làm thế nào để ghi các kỹ năng của mình trong sơ yếu lý lịch hiệu quả nhất rồi chứ, những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm nào nên đưa vào, như vậy, bạn đã sẵn sàng ứng tuyển được rồi.
Theo Charley Mendoza
Biên tập Blogvieclam.edu.vn