Dù bạn là nhân viên công sở mới bắt đầu đi làm hay đã làm việc lâu năm, ngoài lời ăn tiếng nói thì những cử chỉ, hành động rất nhỏ cũng gây chú ý. Vì vậy hãy theo dõi những hành động nhỏ dưới đây để xem bạn có phải là một nhân viên công sở lịch sự, tinh tế hay không nhé.
Bạn đang đọc: 4 hành động nhỏ tinh tế chốn công sở
1. Chuẩn bị sẵn “dép” đi trong văn phòng
Nhiều nhân viên công sở cảm thấy bị bí bách, gò bó và khó chịu khi mang những đôi giày hay cao gót. Vì thế họ lựa chọn bỏ giày để đi chân không hoặc đi dép. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, không phải đôi dép nào cũng phù hợp với văn phòng.
Hãy tưởng tượng, nếu bạn đang đi một đôi dép lào mà đúng gặp đối tác, gặp sếp tổng thì sao? Bạn sẽ không muốn ấn tượng ban đầu của mình với họ bị ảnh hưởng đúng không? Do vậy, thay vì đi một đôi dép lào, sao bạn không thử sang đôi giày lười không dây để đi trong văn phòng? Đôi giày lười với màu sắc trung tính vừa mang lại sự thoải mái, tự tin, vừa phù hợp với mọi bộ đồ của bạn.
>> 8 quy tắc ứng xử nơi công sở
2. Mang tất sạch sẽ
Có nhiều nhân viên công sở quen với việc đi tất kể cả khi họ đã bỏ giày. Vì vậy, giữ cho đôi tất luôn sạch sẽ, không “tỏa mùi” là một việc hết sức quan trọng chốn công sở. Nếu bạn có vấn đề về mùi chân hãy luôn chú ý chuẩn bị một số đôi tất để thay, sử dụng các xịt khử mùi, đồng thời luôn vệ sinh sạch sẽ đôi tất và giày của bạn hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể đi khám và tham khảo một số liệu pháp làm giảm mùi chân.
3. Giữ cửa cho người đi sau
Với bất cứ ai bạn cũng nên để ý khi mở cửa văn phòng và giữ cửa cho họ. Kể cả nếu bạn đang vội vàng để vào chấm công cho kịp giờ thì cũng nên nán lại dù chỉ một chút để giữ cánh cửa không đóng sầm ngay trước mặt đồng nghiệp. Đây là một hành động rất nhỏ nhưng vô cùng tinh tế, thể hiện được phép lịch sự của bạn và người đi sau cũng cảm thấy họ được tôn trọng.
Tìm hiểu thêm: Kế toán giá thành là gì? Nhiệm vụ, công việc của kế toán giá thành
>>>>>Xem thêm: IT Recruiter là gì? Mức lương của IT Recruiter là bao nhiêu?
4. Đợi thang máy ở hai bên cửa
Chắc hẳn bạn đã từng một lần gặp trường hợp người trong thang máy chưa kịp ra mà người bên ngoài đã tức tốc “quyết tử chen vào chắn lối ra”. Đây là một trong những hành động rất xấu. Khi cửa thang máy mở ra, vội vàng chen vào làm chắn lối ra của người khác, như vậy có thể gây cảnh chen lấn và càng mất thời gian hơn. Hãy lịch sự đứng sang bên cạnh cửa đợi người trong thang máy đi ra hết rồi hẵng đường hoàng bước vào.
Những hành động tuy nhỏ nhưng sẽ giúp đồng nghiệp có ấn tượng tốt về bạn. Nếu bạn thấy mình đang có những hành động “kém sang” thì hãy sửa ngay lập tức để tạo nên một môi trường công sở lịch sự các bạn nhé!