5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Top 7 ngành nghề có tỷ lệ Nữ giới làm quản lý cao 2023
Phụ Nữ Việt Nam tự tin, năng động và ngày càng vươn lên chiếm giữ các vị trí quan trọng trong tất cả các ngành nghề.
Để trả lời câu hỏi những ngành nghề nào ở Việt Nam có tỷ lệ sếp Nữ cao nhất, nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 Blogvieclam.edu.vn đã tiến hành phân tích & thống kê chỉ số Gender Diversity Index trên gần 1 triệu CV thuộc hơn 40 ngành nghề khác nhau và có những kết luận thú vị.
1. Gender Diversity Index – chỉ số so sánh tỷ lệ sếp Nữ so với Nam trong các ngành nghề
Để so sánh được tỷ lệ Nam – Nữ làm quản lý trong các ngành nghề khác nhau với các thành phần nhân khẩu học khác nhau, ta có thể dựa vào chỉ số đa dạng giới tính – Gender Diversity Index (GDI).
Chỉ số này cho biết tỷ lệ quản lý Nam – Nữ trên số nhân viên Nam – Nữ trong một ngành nghề cụ thể.
Công thức tính chỉ số GDI như sau:
GDI = (số quản lý Nữ/tổng số quản lý)/(số nhân viên Nữ/tổng số nhân viên) |
GDI càng cao thì tỷ lệ quản lý Nữ trong ngành càng lớn. Khi GDI > 1 thì tỷ lệ quản lý Nữ cao hơn tỷ lệ quản lý Nam. Vị trí quản lý được tính từ các vị trí Trưởng Nhóm, Trưởng/Phó Phòng trở lên.
Chỉ số GDI chung trên toàn bộ ngành ở Việt Nam là 0.68. Chỉ số này khá sát với chỉ số Gender Gap Index (chỉ số chênh lệch giới) trong báo cáo của WEF 2021, trong đó GGI của Việt Nam là 0.7. Chỉ số GGI một số nước trên thế giới: Na Uy: 0.85, Đức: 0.8, Canada: 0.77, Mỹ: 0.76, Thailand: 0.71, Malaysia: 0.68.
2. Top 7 ngành nghề có tỷ lệ Nữ giới làm quản lý cao 2023
Kho vận
Theo thống kê của Blogvieclam.edu.vn, ngành Kho vận đứng ở vị trí đầu tiên trong top các ngành có tỷ lệ Nữ giới làm quản lý cao với chỉ số GDI là 0.96. Một ngành vốn được coi là dành cho đàn ông bởi có nhiều yêu cầu về sức lực và khả năng vận động nay lại có tỷ lệ Nữ giới làm quản lý khá cao.
Có thể thấy, công nghệ và tự động hóa ngày càng phát triển đã tác động rất nhiều đến ngành này. Hoạt động quản lý kho vận đang dần ít phụ thuộc vào sức lực và khả năng vận động, nó đòi hỏi nhiều hơn về các kỹ năng quản lý, tổ chức, lãnh đạo và phân tích dữ liệu. Do đó, sự gia tăng của các Nữ giới trong vai trò quản lý Kho vận là điều dễ hiểu.
Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là ngành liên quan đến dịch vụ, đòi hỏi cao về kỹ năng giao tiếp, đàm phán – tư vấn, sự tận tâm – cảm thông với khách hàng, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề,… Và Nữ giới thường có khả năng đa nhiệm, thực hiện những công việc trên hiệu quả hơn so với Nam giới. Chính vì vậy mà tỷ lệ Nữ giới làm quản lý ngành này cũng khá cao với chỉ số GDI là 0.93.
Truyền thông/Báo chí
Đứng thứ 3 trong top các ngành có tỷ lệ Nữ giới làm quản lý cao là Truyền thông/Báo chí (chỉ số GDI là 0.90). Đây là ngành luôn đặt ra những yêu cầu khá cao về kỹ năng, sự đa dạng, sáng tạo,… Việc đa dạng giới tính cũng là một yếu tố góp phần xây dựng nên môi trường làm việc năng động, sáng tạo, nhiều màu sắc. Bởi vậy mà trong những năm gần đây, tỷ lệ Nữ giới đảm nhiệm các vị trí quản lý trong những công ty Truyền thông/Báo chí có xu hướng tăng lên.
Cơ Điện Lạnh
Theo thống kê từ Blogvieclam.edu.vn, ngành Cơ Điện Lạnh là ngành mà Nữ giới chỉ chiếm khoảng 10% tổng số lao động ngành, tuy nhiên chỉ số GDI lại lên tới 0.85. Điều này chứng tỏ những Nữ giới tham gia ngành này tuy ít nhưng chất lượng và cạnh tranh ngang ngửa với Nam giới ở các vị trí quản lý.
Giáo dục, đào tạo
Tại Việt Nam, xu hướng Nữ giới theo đuổi công việc liên quan đến Giáo dục, đào tạo cao hơn so với Nam giới. Cũng vì vậy mà tỷ lệ quản lý Nữ trong ngành này là khá lớn (chỉ số GDI 0.82).
Lý do dẫn đến kết quả trên là bởi ngành này hiện đang có nhiều chính sách mới như giáo dục đổi mới, giáo dục toàn diện, giáo dục phát triển bền vững,… Song song với đó là những yêu cầu ngày càng cao đối với các nhà quản lý như khả năng lãnh đạo, sáng tạo, tư duy nhạy bén, linh hoạt, thích ứng với môi sự biến đổi của môi trường, xã hội,… Tất cả những yêu cầu này đều là điểm mạnh của Nữ giới và đã tạo cơ hội cho họ trong việc thăng tiến lên các vị trí quản lý trong ngành Giáo dục.
Tài chính – Kế toán
Kế Toán là một trong số ít ngành có số lượng Nữ giới áp đảo Nam (Nữ giới chiếm 72% tổng số nhân lực của ngành theo số liệu của Blogvieclam.edu.vn). Chỉ số GDI tương đối cao (0.75), không quá khó hiểu khi Tài chính – Kế toán là một trong 7 ngành có tỷ lệ Nữ giới làm quản lý cao hiện nay. Bởi ngành này liên quan đến công việc văn phòng và thường đòi hỏi kỹ năng về tính toán, phân tích số liệu, sự chính xác, tỉ mỉ,… Những kỹ năng này phù hợp với Nữ giới.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Nữ giới có khả năng quản lý tốt, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn Nam giới. Vậy nên ngày càng có nhiều quản lý là Nữ trong ngành Tài chính – Kế toán.
Quảng cáo – Marketing
Với chỉ số GDI là 0.72, Quảng cáo – Marketing cũng là một trong những ngành có tỷ lệ Nữ giới làm quản lý khá cao. Điều này có thể được giải thích bởi sự đa dạng của ngành cùng tính chất công việc đòi hỏi kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, sáng tạo, lãnh đạo, xử lý vấn đề,… Và đây là những đặc điểm, tố chất thường có ở Nữ giới.
Mặt khác, vẫn có những ngành được “thống trị” bởi quản lý Nam đó là Nhà hàng Khách sạn (GDI 0.55), Xây dựng (GDI 0.57), Kinh doanh/Bán hàng (GDI 0.59), Thiết kế (GDI 0.60) và Vận hành Sản xuất (GDI 0.67).
Tìm hiểu thêm: 15 cuốn sách hay về Tài chính Ngân hàng giúp bạn nâng cao kiến thức
>>>>>Xem thêm: Tư thế ngồi khi đi phỏng vấn xin việc như thế nào mới chuẩn và chuyên nghiệp?
Có lẽ khá bất ngờ với cảm nhận của nhiều người, ngành Kinh doanh/Bán hàng – một ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng, tố chất của Nữ giới như giao tiếp, khéo léo, cẩn thận, tận tâm,… thì lại có chỉ số GDI khá thấp (0.59). Trong khi đó, một số ngành liên quan đến kỹ thuật như Kho vận, Cơ Điện lạnh thì chỉ số GDI lại cao.
Blogvieclam.edu.vn hy vọng rằng ngày càng có nhiều Nữ quản lý vươn lên ở tất cả các ngành nghề tại Việt Nam. Chỉ số GDI tiếp tục tăng cao thể hiện môi trường làm việc bình đẳng, chỉ cần có năng lực, cơ hội sẽ luôn chia đều cho cả hai giới.