Có được thiện cảm từ cấp trên là điều mà bất cứ nhân viên nào cũng cố gắng đạt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tốt được điều đó. Vậy phải làm gì khi bị sếp làm khó? Và đâu là cách để cải thiện mối quan hệ với cấp trên?
Bạn đang đọc: Làm gì khi sếp không thích mình?
1.Những dấu hiệu cho thấy sếp không thích bạn
Sếp đang “bơ” bạn
Cấp trên thường phản hồi chậm, thậm chí bỏ qua cuộc gọi, tin nhắn hay email của bạn. Bạn nhận ra rằng sếp chỉ làm như thế với bạn, và khi được hỏi về vấn đề này, sếp sẽ thường lấy lý do vì bận hoặc một lý do bâng quơ nào đó. Lúc này, bạn nên suy xét đến tần suất sếp lơ bạn đi là nhiều hay ít. Điều này cũng giống như sếp không thích bạn nhiều hay ít vậy.
Sếp giám sát công việc của bạn quá mức
Sự giám sát của sếp có 2 lý do: một là bạn không đáng tin, hai là sếp không thể hài lòng với bạn. Nếu lỗi do bạn, hãy cải thiện để tạo niềm tin với sếp. Trong trường hợp bạn cảm thấy mình làm tốt, mọi người cũng thấy bạn đang làm tốt, nhưng sếp thì không, chứng tỏ sếp không thích cách làm việc của bạn. Vấn đề này có nhiều lý do. Có thể là vì bạn đã phạm một sai lầm nào đó với sếp, cũng có thể sếp thực sự không thích cách thức làm việc của bạn, hai người không hợp nhau. Hãy nghĩ về những lý do, chúng sẽ cho bạn cách giải quyết vấn đề.
Bạn liên tục bị phê bình nặng nề
Ai thì cũng có lúc bọ phê bình. Tuy nhiên, nếu việc phê bình diễn ra quá thường xuyên và sếp luôn dùng những lời lẽ nặng nề dành cho bạn, thì chứng tỏ sếp không hề thích bạn chút nào. Vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu sếp liên tục chỉ trích bạn trước mặt mọi người. Lúc này, bạn đã chính thức bị sếp “ghét ra mặt” một cách công khai rồi.
Bạn bị “bỏ rơi” trong các cuộc họp chung
Ở cấp độ nhẹ, các ý kiến của bạn trong cuộc họp thường bị bỏ qua với tần suất thường xuyên. Ở cấp độ cao hơn, sếp sẽ giao việc vặt cho bạn và bạn không có cơ hội tham gia họp như một thành viên của team. Nghiêm trọng nhất là khi bạn bị tách khỏi các cuộc họp chung. Bạn không được tham gia vì không được thông báo, điều này gần giống như bạn đang bị cô lập vậy.
Những đề xuất và yêu cầu của bạn bị từ chối không có lý do
Sếp luôn dùng những lý do không thỏa đáng để từ chối bạn, hoặc đôi khi chỉ từ chối mà không cần lý do. Bạn sẽ gặp phải khó khăn trong việc nếu các đề xuất cải thiện công việc. Những nguyện vọng của bạn về lương thưởng, kỳ nghỉ cũng bị từ chối. Khi thấy những dấu hiệu đáng ngờ này, chứng tỏ, sếp đang lạnh nhạt với bạn rồi.
2.Làm thế nào để cải thện mối quan hệ với sếp?
Suy xét về những nguyên nhân
Bạn thực sự bị sếp ghét hay đơn giản đó là cách ứng xử của sếp với mọi người? Sếp cư xử khó chịu với bạn bất cứ lúc nào hay chỉ đơn giản là do hôm nay sếp không vui? Bạn có làm điều gì sai khiến sếp phật lòng hay không? Hãy suy nghĩ thận trọng về những nguyên nhân để xác định rõ ràng tính huống, từ đó mới có thể có cách giải quyết tốt được.
Tạo sự tin tưởng bằng các báo cáo chỉnh chu
Trong mọi trường hợp, làm việc chăm chỉ là cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Khi bạn thể hiện tốt kỹ năng và trình độ của mình, sếp sẽ có cái nhìn khác về bạn. Còn nếu sếp vẫn không “ưa” bạn dù bạn làm việc tốt, thì lúc đó bạn cũng có lý do để thẳng thắn suy nghĩ về việc: bạn có thực sự phù hợp với công ty, văn phòng này hay không?
Tìm hiểu thêm: Top 10 content AI tốt nhất 2024 bạn không nên bỏ qua
Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp xung quanh
Trước khi tính chuyện cải thiện mối quan hệ với sếp, hãy tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp xung quanh bạn. Đồng nghiệp của bạn có thể không trực tiếp giúp hàn gắn bạn với sếp. Tuy nhiên, họ chính là áo giáp bảo vệ hình ảnh và công việc của bạn. Khi sếp nhận thấy mối quan hệ tốt của bạn với mọi người, dần dần sếp sẽ thay đổi cách nhìn về con người bạn. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tạo thiện cảm với sếp hơn rất nhiều.
Tìm kiếm những điểm chung với sếp
Những điểm chung là chất keo gắn kết nhiều mối quan hệ trong xã hội. Khi có điểm chung, mọi người dễ dàng nói chuyện và chia sẻ suy nghĩ với nhau. Đừng gượng ép bằng cách cố theo sở thích của sếp. Hãy thận trọng tìm kiếm những điểm chung thực sự giữa cả hai. Dù nhỏ thôi, nhưng chúng có thể giúp bạn không những cải thiện quan hệ với sếp, mà còn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa.
Thẳng thắn trong vấn đề chuyên môn và mềm mỏng trong cách ứng xử
Hay nói ngắn gọn là “công tư phân minh”. Hãy thể hiện rằng bạn là một người thẳng thắn và khôn khéo. Khi sếp làm khó bạn trong vấn đề chuyên môn, hãy dùng chuyên môn để tìm lời giải. Giống như khi bạn giao tiếp với giảng viên trên trường đại học, hãy thẳng thắn hỏi sếp về những thắc mắc trong công việc. Còn về vấn đề quan hệ các nhân, hãy thật khéo léo trong cách nói chuyện. Bạn có thể nhún nhường, rồi dần dần thăm dò quan điểm của sếp. Khi hiểu được suy nghĩ của sếp về bạn sẽ có cơ hội ghi điểm nhiều hơn. Đặc biệt là đừng vì khó chịu với sếp mà chểnh mảng công việc, điều này chỉ khiến mối quan hệ với cấp trên ngày một xấu đi thôi.
Quan tâm đến những nhu cầu nhỏ của sếp
Sếp đôi khi bất chợt cần một cây bút hay cần photo một tài liệu nào đó. Hay hôm qua sếp tiếp đối tác đến tối muộn, và sáng nay còn đau đầu vì uống nhiều rượu. Có rất nhiều những nhu cầu nhỏ nhặt mà sếp cần quan tâm hằng ngày. Nếu bạn đủ cẩn thận để biết được những nhu cầu nhỏ đó và đáp ứng cho sếp, chắc hẳn bạn đang khiến sếp phải thay đổi cách nhìn về bạn. Bạn không cần lúc nào cũng phải theo sau sếp, chỉ cần trong lúc sếp cần, bạn hiểu ý và giúp sếp những việc nhỏ nhặt một cách tự nhiên. Những hành động này tuy nhỏ nhưng lại được đánh giá rất cao và hữu ích khi giữa bạn và sếp đang có khoảng cách thiện cảm.
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Phóng viên
Không cố tỏ ra là nạn nhân
Khi bạn tỏ ra mình là nạn nhân, vô hình chung bạn khiến sếp mình trở thành “kẻ ác”. Việc này không giúp gì được cho bạn cả, nó chỉ khiến mọi việc trở nên tệ hơn mà thôi. Vậy nên, đừng cố tỏ ra mình thiệt thòi, đặc biệt là trước mặt sếp. Hãy nỗ lực không ngừng để sếp dần dần ghi nhận năng lực của bạn. Trong môi trường công việc, người cần “lùi một bước” là bạn chứ không phải sếp, bạn biết mà đúng không?
Suy nghĩ nghiêm túc về cách thức làm việc giữa bạn và sếp
Hãy suy nghĩ nghiêm túc về thực tế môi trường làm việc và mối quan hệ giữa bạn và sếp. Bất kỳ nhân viên nào cũng cần nỗ lực ghi điểm với cấp trên. Nhưng nếu như bạn và sếp thực sự không hợp nhau trong cách thức làm việc, bạn nên suy nghĩ lại về công việc của mình. Trong đời sống công sở hiện tại, các sếp ngày một thân thiện và gần gũi hơn với nhân viên. Vì thế nếu bạn không thể cải thiện được mối quan hệ với sếp, bạn nên suy xét đến vấn đề: “bạn có thực sự phù hợp với công ty/văn phòng này hay không?
Khi sếp không thích bạn, đừng hoang mang, hãy suy nghĩ về những nguyên nhân và giải pháp để cải thiện vấn đề. Cũng như mọi mối quan hệ trong xã hội, để có được mối quan hệ tốt với sếp, bạn cần thời gian để tìm hiểu và ghi điểm cho bản thân. Blogvieclam.edu.vn mong rằng bài viết này đã cho bạn những gợi ý hữu ích và thú vị, để công việc của bạn ngày một thuận lợi hơn.