4.5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Tham mưu là gì? Vai trò để nâng cao chất lượng công tác tham mưu
Tham mưu là nhiệm vụ có tính chất chuyên nghiệp, chuyên trách của một cá nhân hoặc bộ phận cụ thể trong một tổ chức góp phần phục vụ cho lãnh đạo trong việc ban hành quyết định và thực thi các quyết định đó. Vậy cụ thể tham mưu là gì? Vai trò, ưu điểm và giải pháp nâng cao công tác tham mưu cụ thể như thế nào?
1. Tham mưu là gì? Ví dụ về tham mưu
Tham mưu là gì? Tham mưu là đưa ra sáng kiến, ý tưởng độc đáo có tính sáng tạo và cơ sở khoa học nhằm mục đích gợi ý, đề xuất cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phương hướng tối ưu, giải pháp hữu hiệu nhất để dựa vào đó đưa ra quyết định.
Cụ thể, các cán bộ, công chức sẽ chung tay góp sức phục vụ lãnh đạo trong công việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định. Do đó, mỗi đơn vị, tổ chức, ban ngành đều cần có bộ phận đảm nhiệm công tác tham mưu cho lãnh đạo, không phân biệt quy mô lớn nhỏ hay lĩnh vực hoạt động.
Ví dụ: Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ là đơn vị đảm nhiệm nhiệm vụ tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các kế hoạch, nhiệm vụ công tác, quản lý và điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
2. Tại sao cần phải tham mưu?
Công tác tham mưu đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là trợ thủ đắc lực đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Nói theo cách khác, người làm nhiệm vụ tham mưu trực tiếp hiến kế cho lãnh đạo cấp trên những giải pháp khả thi nhất để hoàn thành nhiệm vụ quản lý cho một tổ chức.
Khi được tham mưu đúng đắn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sẽ đưa ra những quyết định chính xác, nâng cao chất lượng hoạt động trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị. Nếu công tác tham mưu đảm bảo hiệu quả và kịp thời sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển trong việc chỉ đạo, điều hành của các đơn vị, ngược lại sẽ khiến quá trình chỉ đạo bị chậm trễ, không đạt được mục tiêu đã đề ra.
Khi làm tốt công tác tham mưu, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sẽ nắm bắt chuẩn xác, nhanh chóng tình hình thực tiễn từ đó nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trường hợp làm không tốt việc tham mưu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và gây mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng.
Tìm hiểu thêm: Kế toán công trình là gì? Kế toán công trình cần làm những gì?
3. Ý nghĩa của tham mưu
Như đã khẳng định ở trên, công tác tham mưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng xét trên nhiều khía cạnh như sau:
- Khi triển khai có hiệu quả và kịp thời công tác tham mưu sẽ giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, tổ chức được sâu sát với tình hình thực tế. Đồng thời, các nhiệm vụ được đặt ra cũng được hoàn thành theo một chỉnh thể thống nhất từ trên xuống dưới.
- Thực hiện tốt công tác tham mưu cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong vai trò quản lý và điều hành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Nếu thực hiện tốt vai trò tham mưu thì người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sẽ nhanh chóng nắm bắt được tình hình thực tiễn từ đó đưa ra những quyết định chỉ đạo có ý nghĩa và hiệu quả. Qua đây, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng các đơn vị cũng được nâng cao từ đó củng cố niềm tin trong quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
4. Ưu điểm của công tác tham mưu
Với vị thế quan trọng trong hoạt động của một tập thể nhất định, công tác tham mưu được đánh giá là có những ưu điểm như sau:
- Triển khai tốt việc đưa ra chiến lược, định hướng đúng đắn sẽ giúp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Từ đó, hoạt động chung của các tổ chức sẽ được nâng cao và cải thiện theo hướng tích cực.
- Làm tròn nhiệm vụ tham mưu được giao phó cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật hiện hành theo hướng phù hợp với tình hình thực tế hơn. Khi chính sách và điều luật được bổ sung, chỉnh sửa sâu sát với thực tiễn sẽ đáp ứng được nhu cầu lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Giúp lãnh đạo cấp trên nắm rõ thực trạng những ưu điểm, tồn tại từ đó đưa ra các quyết sách, phương án đúng đắn với tình hình thực tiễn.
>>>>>Xem thêm: CSS là gì? CSS dùng để làm gì? Phân biệt CSS với HTML
5. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu
Để thực hiện tốt giải pháp tham mưu, cần áp dụng nhuần nhuyễn 6 giải pháp sau đây:
- Một là, những ai đảm nhiệm công tác tham mưu cần tích cực trau dồi, tích luỹ kiến thức và liên tục cập nhật các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản luật và dưới luật. Đồng thời những người này cũng cần tự giác học hỏi, tìm tòi thông qua đồng nghiệp, bạn bè và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, việc nắm vững các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật cũng là yếu tố vô vùng quan trọng giúp nâng cao trình độ nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác tham mưu của đơn vị, tổ chức.
- Hai là, liên tục cải cách, đổi mới tác phong, cách thức làm việc và phải có kế hoạch được hoạch định rõ ràng theo năm, quý, tháng, tuần của bản thân. Thêm vào đó, cần bám sát tình hình thực tiễn, nắm rõ những vấn đề phát sinh để từ đó kịp thời đề xuất các giải pháp khắc phục. Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để có được hiệu quả giải quyết các vấn đề tối ưu nhất.
- Ba là, nâng cao hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình công tác để mang đến chất lượng tham mưu đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ công tác quản lý điều hành và đẩy mạnh cải cách hành chính.
- Bốn là, củng cố và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của đội ngũ để đảm bảo đúng tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hiện đại hoá. Đảm bảo nguồn nhân lực tinh nhuệ có khả năng đáp ứng và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Năm là, đảm bảo quyền lợi cho người thực hiện nhiệm vụ được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu được giao trong tình hình mới.
- Sáu là, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để phát triển đơn vị theo hướng hiện đại hóa hành chính và công sở đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “tham mưu là gì?” cũng như vai trò và giải pháp của công tác tham mưu. Trong thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập, công tác tham mưu ngày càng phát huy vai trò chiến lược của mình đem lại những đổi mới, bước chuyển mình đột phá nâng cao chất lượng của các quyết định quản lý, ban hành và thực thi chính sách. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi Blogvieclam.edu.vn để cập nhật các thông tin hữu ích tiếp theo.