Sự khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Trong quá trình ứng tuyển, các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng cử viên hội tụ nhiều kỹ năng, trong đó có 2 loại kỹ năng chính là: kỹ năng cứng(hard skills) và kỹ năng mềm(soft skills). Chúng ta đều nghe qua những kỹ năng mềm, nhưng ít khi nghe về kỹ năng cứng. Vậy kỹ năng cứng là gì? Đâu là sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm?

Bạn đang đọc: Sự khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là những kiến thức bạn học được qua sách, báo, tài liệu, trên trường lớp. Do đó, nó dễ dàng đánh giá được trình độ hoặc mức độ thành thạo vì có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận đi cùng. Kỹ năng cứng đóng vai trò rất quan trọng vì giúp tăng năng suất và hiệu quả của nhân viên. Những kỹ năng này thường được đề cập trong thư xin việc để tăng khả năng ứng tuyển. Kỹ năng này bao gồm

  • Bằng cấp, chứng chỉ
  • Ngôn ngữ
  • Máy tính văn phòng(Words, Excel, PowerPoint,…)…

Theo LinkedIn, có 10 kỹ năng cứng mà Nhà tuyển dụng tìm kiếm trong năm 2020, bao gồm:

  • Blockchain
  • Điện toán đám mây
  • Lý luận phân tích
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Thiết kế UX
  • Phân tích kinh doanh
  • Tiếp thị liên kết
  • Sale
  • Khoa học máy tính
  • Sản xuất video

Kỹ năng mềm

Tìm hiểu thêm: Đại Học Quốc Tế ĐHQG TPHCM – Thông Tin Tuyển Sinh 2024

Để có được thành công, kỹ năng cứng là chưa đủ. Bên cạnh kỹ năng cứng, chúng ta cũng cần có kỹ năng mềm để bổ trợ, linh hoạt trong các tình huống. Kỹ năng mềm (Soft Skills) hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội, là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, kỹ năng quan sát, khả năng thích nghi, kỹ năng quản lý thời gian,…

Không giống như kỹ năng cứng, thật khó để chứng minh bạn thành thạo một kỹ năng mềm nào đó. Nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một nhân viên lập trình, bạn dễ dàng có thể đưa ra bằng cấp, chứng chỉ liên quan. Nhưng làm thế nào để bạn có thể chứng minh bạn đang sở hữu kỹ năng lãnh đạo? Lời khuyên dành cho bạn chính là đưa những trường hợp cụ thể, những trải nghiệm mà bạn đã sử dụng những kỹ năng đó. Bạn đã vượt qua khó khăn đó như thế nào? Kỹ năng mềm nào được bạn sử dụng? Nó có hiệu quả không?

Kỹ năng nào được đánh giá cao hơn? 

Các nhà khoa học từng cho rằng các kỹ năng cứng đòi hỏi sử dụng não trái, hoặc trung tâm logic. Trong khi các kỹ năng mềm sử dụng não phải, hay gọi là trung tâm cảm xúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây của các nhà thần kinh học chỉ ra rằng quá trình phân tích không thể được phân loại một cách rõ ràng.

Kỹ năng cứng hay mềm đều là những kỹ năng cần thiết tại nơi làm việc. Trong khi kỹ năng cứng hay chuyên môn là yêu cầu bắt buộc cho các vị trí ứng tuyển. Thì kỹ năng mềm trở thành yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng xem xét ứng cử viên liệu có phù hợp với vị trí công ty đưa ra. 

Kỹ năng cứng thường được đào tạo chuyên sâu trong trường lớp hay các trung tâm. Còn kỹ năng mềm phụ thuộc vào sự quan sát và tự học hỏi của mỗi người. Kỹ năng mềm không thể học vẹt. Chúng liên quan đến cảm xúc, trí tuệ và sự đồng cảm của mỗi người. Điều này khiến việc dạy kỹ năng mềm trở nên phức tạp vì khó truyền đạt. Giả sử, nếu bạn dạy một ai đó thành thạo về mã code chắc chắn sẽ dễ dàng hơn so với việc dạy họ cách lắng nghe và nắm bắt dấu hiệu tương tác của người xung quanh.

Khi đi ứng tuyển cần chú trọng vào kỹ năng nào?

>>>>>Xem thêm: IT Helpdesk là gì? Những kỹ năng không thể thiếu với nghề IT Helpdesk

Các nhà tuyển dụng ngày nay đang có xu hướng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng lai(hybrid skills). Đó là kỹ năng kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Các ứng viên sở hữu kỹ năng này đều có cơ hội việc làm rộng mở và được nhiều công ty săn đón. Do đó, luôn học hỏi, tìm tòi, trau dồi bản thân liên tục để có được những kỹ năng phù hợp với công việc tương lai.

Khi đi ứng tuyển vào vị trí trong công ty, hãy nhấn mạnh cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của bạn. Trong trường hợp bạn thiếu một kỹ năng cứng nào đó theo yêu cầu của công ty. Bạn có thể đưa ra kỹ năng mềm mà bạn biết sẽ có giá trị ở vị trí đó. Ví dụ: Nếu công việc hay dự án liên quan đến làm việc nhóm. Hãy đưa ra những kinh nghiệm và kỹ năng về các dự án mà bạn đã làm việc theo team, đồng thời khả năng giao tiếp với các thành viên trong nhóm của bạn.

Tập trung vào các kỹ năng cần thiết

Hai loại kỹ năng đều quan trọng. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa là bạn liệt kê tất cả các kỹ năng ra CV. Hãy chọn lọc những kỹ năng cần thiết và phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc hành chính thì kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng là những kỹ năng quan trọng để điền vào CV của bạn.

Đồng thời, bạn cần đọc mô tả công việc để biết kỹ năng nào thì cần thiết cho công việc bạn ứng tuyển. Tìm kiếm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp sẽ giúp CV của bạn nổi bật trong các ứng viên. Nếu bạn có bằng cấp, giấy chứng nhận hay ví dụ cụ thể để chứng minh kỹ năng bạn có thì càng tốt. Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng bị thuyết phục và tin tưởng với những kinh nghiệm bạn kể ra. Những kỹ năng không cần thiết nên tránh ghi để CV không bị rườm rà, dài dòng. 

Kết:

Cả 2 loại kỹ năng đều quan trọng, không chỉ trong cuộc sống mà còn trong sự nghiệp tương lai của bạn. Bạn không thể bỏ qua bất cứ kỹ năng nào. Vì thiếu một trong hai kỹ năng đều khiến cơ hội của bạn bị hạn chế. Luôn trau dồi, hoàn thiện bản thân để đạt được những kỹ năng giúp hỗ trợ cho tương lai của bạn. Blogvieclam.edu.vn tin rằng, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ và quyết tâm, bạn sẽ đạt được những điều mà bạn mong muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *