5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Nên lựa chọn làm việc nhóm hay làm việc độc lập?
Chúng ta cần không ngừng phát triển kỹ năng bản thân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên thị trường việc làm. Mỗi cá nhân lại có những sở thích và điểm mạnh khác nhau. Trong môi trường công sở, nhiều người thích làm việc nhóm, nhiều người lại mong muốn được làm việc độc lập. Vậy kỹ năng nào mới là quan trọng với doanh nghiệp và đâu là sự lựa chọn phù hợp với bạn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp án cho mình đáp án nhé.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp cho 5 “lời đồn” về genZ chốn công sở
>>>>>Xem thêm: Khám phá các tính cách phù hợp làm về IT
Lợi ích và hạn chế của làm việc nhóm
Lợi ích
Làm việc theo nhóm sẽ cho bạn một môi trường hợp tác rộng mở và thân thiện. Những người hướng ngoại với ưu thế về khả năng giao tiếp, tính cách hòa đồng và năng động thường có xu hướng thích làm nhóm. Họ sở hữu nhiều năng lượng và có thể dễ dàng tương tác với những thành viên khác.
Nếu bạn cũng cảm thấy thoải mái khi làm việc trong nhóm, bạn sẽ có cơ hội học hỏi và phát triển rất nhiều. Bên cạnh điểm mạnh, mỗi người sẽ cũng có những khiếm khuyết nhất định và làm việc nhóm giúp các thành viên bù đắp và hoàn thiện lẫn nhau. Bạn luôn có những người đồng đội đáng tin cậy để đưa ra cho bạn lời khuyên và trợ giúp bạn khi cần. Không chỉ hiệu quả công việc cao hơn khi làm việc nhóm mà vốn hiểu biết, kỹ năng trong bạn cũng được lấp đầy và cải thiện.
Làm việc trong một tập thể giúp khắc phục được vấn đề trì hoãn và thiếu cảm hứng của bản thân. Bạn sẽ rơi vào tình thế bắt buộc phải có kỉ luật và tuân thủ những quy định chung của nhóm. Điều này có thể trở thành nguồn động lực thôi thúc bạn. Làm việc nhóm chính là sự gắn kết, thống nhất sức mạnh của nhiều cá nhân. Khi mọi người cùng lúc đưa ra những tư duy và năng lực độc đáo cho một vấn đề, một công việc, bạn có thể đi đến được những kết quả không tưởng.
>>> Xem thêm: Muốn thành công – Nói không với Trì hoãn
Hạn chế
Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề thường xảy ra trong quá trình làm việc nhóm. Những cá nhân “thụ động” có thể gây ảnh hưởng xấu, trong khi đó, một vài thành viên lại cảm thấy họ không nhận được những gì xứng đáng so với đóng góp của mình. Đặc biệt, mâu thuẫn hay bất đồng ý tưởng là điều không thể tránh khỏi. Nếu không được giải quyết triệt để, nhóm dễ gặp thất bại và mối quan hệ đồng nghiệp bị rạn nứt.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp cho 5 “lời đồn” về genZ chốn công sở
>>>>>Xem thêm: Khám phá các tính cách phù hợp làm về IT
Ưu điểm và nhược điểm của làm việc độc lập
Nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc rằng “Tôi có nhất thiết phải làm việc nhóm mới thành công?” hay “Tại sao tôi chỉ cảm thấy vui vẻ khi làm việc độc lập?”. Kỹ năng làm việc nhóm ngày càng đề cao, nhưng điều này không có nghĩa là làm việc độc lập thì không thể thành công. Có những cá nhân sẽ phù hợp hơn với làm việc độc lập và thực tế hình thức này cũng mang lại nhiều lợi ích quan trọng.
Ưu điểm
Với làm việc độc lập, trách nhiệm và lợi ích chỉ thuộc về riêng bản thân. Bởi vì biết mình sẽ nhận được trọn thành tích khi thành công và chịu toàn bộ trách nhiệm khi thất bại nên chúng ta thường cảm thấy sẵn sàng dốc hết sức mình vào công việc hơn. Mục tiêu, lý tưởng hay thói quen làm việc của bản thân sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kì ai và bạn có thể thoải mái làm theo cách mà bạn cho rằng là phù hợp nhất.
Không giống như làm việc nhóm sẽ chia nhỏ công việc theo đầu người, làm việc cá nhân đồng nghĩa bạn sẽ phải bao quát và làm chủ toàn bộ công việc. Chính vì vậy, yêu cầu về sắp xếp, quản lý thời gian một cách khoa học sẽ cao hơn. Đây là cơ hội để bạn rèn luyện được việc lên kế hoạch và tự kiểm soát, đánh giá tiến độ công việc. Cũng bởi vì làm việc một mình, bạn sẽ tự mày mò và nghiên cứu nhiều hơn, trong quá trình đó có thể “mở khóa” thêm những kĩ năng mới.
Người hướng nội có xu hướng ưa thích làm việc độc lập hơn, vì họ có khả năng tập trung cao độ và không muốn bị phân tán bởi các cá nhân khác hay các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, những người có cá tính độc đáo, không phù hợp với môi trường làm việc hệ thống, nguyên tắc sẽ có năng suất cao hơn khi được tự do làm việc một mình.
Nhược điểm
Hãy nhớ rằng, phong cách làm việc độc lập cũng có những hạn chế nhất định. Khối lượng công việc lớn đi theo là nhiều áp lực. Khi gặp khó khăn hay bế tắc, chỉ có mình bản thân bạn đương đầu nên dễ cảm thấy chán nản thiếu động lực. Một hạn chế nữa là nếu có vấn đề phát sinh xảy ra, công việc có nguy cơ cao bị trễ hạn.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp cho 5 “lời đồn” về genZ chốn công sở
>>>>>Xem thêm: Khám phá các tính cách phù hợp làm về IT
Cân bằng giữa làm việc nhóm và làm việc độc lập
Làm gì cũng phải thật có “tâm”
Khi làm việc độc lập, chúng ta tự mình quyết định cả quá trình làm việc. Còn với làm việc nhóm, việc phân công công việc sẽ thông qua sự thống nhất giữa các thành viên. Chúng ta phải tạm gác những lợi ích cá nhân qua một bên để đặt lợi ích chung của nhóm lên hàng đầu. Đừng chỉ chăm chăm chọn lấy những công việc đơn giản mà cần sự sẵn sàng nhận những công việc phức tạp hơn nếu có thể. Đặc biệt, vì là một nhóm, quá rạch ròi công việc của người này người kia là không nên. Hãy để tâm lắng nghe những lời góp ý mang tính xây dựng của thành viên khác và sẵn lòng hỗ trợ giải quyết rắc rối mà thành viên khác gặp phải.
Kỹ năng chuyên môn là hai yếu tố quyết định đến khả năng hoàn thành công việc của bạn, kể cả trong làm việc nhóm lẫn làm việc độc lập. Vì vậy, hãy luôn chú tâm trau dồi các kỹ năng chuyên môn. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin, kiến thức, các cơ hội học hỏi trên Internet. Bạn chỉ cần chủ động nhìn nhận xem mình thiếu sót ở đâu và nhanh chóng lấp đầy “lỗ hổng” đó qua việc tự nghiên cứu hay đăng ký tham gia các khóa học, các buổi hội thảo.
Quản lý thời gian
Nếu quản lý thời gian tốt, bạn có thể tham gia các hoạt động chung của nhóm mà vẫn có thể dành cho mình khoảng thời gian riêng để nghiền ngẫm và lấy tinh thần. Bí quyết để cân bằng được thời gian dành cho cá nhân và thời gian dành cho nhóm là xác định được đầu việc nào là quan trọng hơn lúc này. Bạn có thể từ chối các buổi họp nhóm mà bạn cho là không cần thiết để tập trung hoàn thành công việc cá nhân đang gấp gáp của mình. Tương tự, hãy dẹp bỏ các hoạt động cá nhân thừa thãi để không làm xao nhãng công việc nhóm.
Một mình bạn là chưa đủ, hãy khuyến khích các đồng đội của bạn duy trì thói quen sắp xếp thời gian và gạt bỏ những việc không hiệu quả. Ví dụ như cả nhóm có thể cùng nhau lập kế hoạch, đặt các mốc thời gian và thống nhất sau khi kết thúc công việc sẽ cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Điều này sẽ giúp duy trì động lực tích cực và gắn kết các thành viên trong nhóm với nhau.
>>> Xem thêm: Quản lý thời gian – không gian tại nhà vì lợi ích của bạn
Kết
Hy vọng bài viết của Blogvieclam.edu.vn có thể giúp bạn hiểu hơn về phong cách làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng như biết cách cân bằng “bộ đôi” này. Hãy luôn cố gắng khắc phục khuyết điểm và phát huy hết năng lực của bạn thân kể cả khi làm việc nhóm hay làm việc độc lập để chinh phục thành công bạn nhé.
>>> Xem thêm: 6 kỹ năng làm việc nhóm bạn cần phải biết