Phân tích Marketing plan của Coca – Cola

Không chỉ là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới, Coca Cola còn được nhiều người yêu thích bởi những chiến lược Marketing đỉnh cao. Một trong những chiến lược thành công nhất của thương hiệu chính là Marketing Mix 4P. Tại sao chiến dịch này lại thành công vang dội đến vậy? Hãy theo dõi bài viết và tìm hiểu sâu hơn về Marketing plan của Coca – Cola với Blogvieclam.edu.vn nhé.

Bạn đang đọc: Phân tích Marketing plan của Coca – Cola

1. Giới thiệu chung về Coca Cola

Coca Cola là một thương hiệu nổi tiếng chuyên về sản phẩm nước ngọt có ga, được ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1886. Với hơn 135 năm hình thành, phát triển, thương hiệu này đã mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm giải khát chất lượng, tạo nên tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Giới thiệu chung về Coca Cola

Coca Cola chính thức đến Việt Nam từ năm 1960, đến thời điểm hiện tại đã có hàng trăm nhà phân phối, hàng trăm nghìn đơn vị đại lý cung cấp sản phẩm này trên toàn quốc.

2. Thị trường mục tiêu của Coca Cola

Thị trường mục tiêu của Coca Cola ở từng quốc gia, lãnh thổ là khác nhau. Riêng ở Việt Nam, Coca Cola phân đoạn thị trường theo 2 tiêu chí chính là:

  • Theo địa lý: tùy vào nhu cầu sử dụng sản phẩm giải khát có ga mà đơn vị này sẽ phân bố phù hợp. Thường những thành phố lớn, đông dân cư thì nhu cầu sẽ cao hơn là vùng nông thôn, ít người sinh sống. Vì vậy mà 3 thành phố Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng là 3 nơi có độ phủ sóng nhiều nhất của sản phẩm này.
  • Nhân khẩu học: Dù nước giải khát có ga Coca Cola dành cho mọi đối tượng nhưng thực tế thì thương hiệu này muốn hướng đến đối tượng giới trẻ (16 – 30 tuổi). Bởi những người này có xu hướng thích ăn uống, tụ tập và nước ngọt có ga sẽ đáp ứng nhu cầu của họ.

3. Mục tiêu Marketing của Coca Cola

Coca Cola đã thiết lập 2 mục tiêu chính cho chiến lược Marketing của mình:

  • Tăng tương tác với khách hàng trên cả kênh online và offline: Để đạt được điều này, họ cần khuyến khích các khách hàng mục tiêu, đặc biệt là những người trẻ tuổi dưới 24 tuổi, quan tâm và sử dụng sản phẩm của họ. Bằng cách này, họ hy vọng sẽ tăng doanh số bán hàng trong mùa hè, một thời điểm quan trọng trong năm cho ngành nước giải khát.
  • Tăng độ nhận diện của thương hiệu: Chiến lược của Coca Cola là khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ với sản phẩm trên mạng xã hội. Họ hy vọng rằng khách hàng sẽ đăng tải các hình ảnh về sản phẩm trên các nền tảng truyền thông xã hội để tăng tầm quan trọng của thương hiệu trên toàn cầu. Việc khuyến khích sự chia sẻ và tương tác của khách hàng cũng giúp Coca Cola tạo mối liên kết với khách hàng, nâng cao thương hiệu và tạo ra tiềm năng để bán thêm sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.

4. Tổng quan về chiến lược Marketing Mix của Coca Cola

Marketing Mix là gì?

3.1 Marketing Mix là gì?

Marketing Mix hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là Marketing 4P. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đây là chiến dịch Marketing hỗn hợp kết hợp giữa 4 yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và cuối cùng là Promotion (khuyến mại).

Vì là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau nên các chiến dịch Marketing Mix cũng mất nhiều thời gian nghiên cứu, triển khai trên thực tế hơn. Tuy nhiên, khi thành công, hiệu quả nó đem lại cho các thương hiệu cũng lớn hơn rất nhiều so với các chiến dịch truyền thông, quảng cáo thông thường.

3.2 Khái quát chiến lược Marketing Mix của Coca Cola

Với vị thế là một trong những “Ông lớn” ngành nước giải khát và đồ uống có gas, Coca Cola luôn khiến khách hàng phải trầm trồ bởi các chiến dịch quảng cáo sáng tạo có “1-0-2”. Marketing plan của Coca – Cola cũng không phải ngoại lệ. Chúng ta sẽ cùng điểm qua những yếu tố quan trọng trong chiến dịch quảng cáo này của hãng:

  • Coca Cola đặt trọng tâm vào các thị trường lớn và tiềm năng thay vì dàn trải và đại trà ra nhiều quốc gia khác nhau.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm song song với việc đẩy mạnh các chiến lược Marketing truyền thống.
  • Đầu tư chỉn chu cho các dự án, hợp đồng quảng cáo lớn để có thể tác động tới và gây ấn tượng với khách hàng.
  • Đặt mục tiêu phát triển vào các thị trường truyền thống và đẩy mạnh cung ứng sản phẩm vào các thị trường này.
  • Cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực tương đương trên thị trường như Pepsi bằng các chiến dịch quảng cáo, dòng sản phẩm mới,…

5. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Coca Cola

Tìm hiểu thêm: 9 câu hỏi cần trả lời dịp cuối năm để phát triển sự nghiệp trong năm mới

Phân tích chiến lược Marketing Mix của Coca Cola

Để hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing Mix của Coca Cola, chúng ta sẽ cùng khám phá 4 yếu tố cấu thành Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và cuối cùng là Promotion (khuyến mại) của chiến dịch này. Cụ thể như sau:

5.1 Product – Sản phẩm

Với chiến dịch mang tính chất toàn cầu này, Coca Cola đã cực kỳ mạnh tay trong việc phát triển các dòng sản phẩm mới bên cạnh chai thủy tinh và lon đồ uống truyền thống. Theo đó, hãng đã phát triển một loạt sản phẩm mới như Sprite, Fanta, Diet Coke, Dasani, Del Valle, Osewalle, Fuze Tea,… Các sản phẩm này đều có hương vị mới lạ và đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Chưa dừng lại ở đó, Coca Cola cũng thay đổi mẫu mã và hương vị các sản phẩm nước có gas truyền thống. Nhờ vậy, người tiêu dùng đã có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm mới mẻ như đồ uống không calo, ít đường,… Sự thay đổi mạnh mẽ này được đánh giá là kịp thời và đúng lúc giúp các khách hàng quay trở lại với thương hiệu sau khi đã quá quen với các hương vị truyền thống.

5.2 Price – Giá cả

Trong chiến dịch Price, Coca Cola cực kỳ thông minh khi nhìn nhận đúng vị thế thương hiệu của mình. Theo đó, hãng không áp mức giá cao hơn so với đối thủ trực tiếp là Pepsi mà đặt mức giá tương đương. Tuy nhiên, Coca Cola có nước đi đặc biệt hơn so với đối thủ là giảm giá nhiều hơn so với các sản phẩm có dung tích lớn. Lợi ích về giá đã giúp lượng khách hàng mua các sản phẩm dung tích lớn của hãng tăng đáng kể.

5.3 Place – Địa điểm

Ở thời điểm hiện tại, Coca Cola đã có mặt trên 200 quốc gia trên thế giới. Đây là điều mọi thương hiệu đều mơ ước. Tuy nhiên, kinh phí, công thức, sự độc quyền thương hiệu là những yếu tố tương đối đáng lo ngại. Vì vậy, Coca Cola đã không đặt các nhà máy sản xuất ở nhiều nơi mà chỉ đặt nhà máy đóng chai. Và họ sẽ vận chuyển thành phẩm đến để các nhà máy đóng chai này hoàn thiện và chuyển đến đại lý. Nhờ vậy, Coca Cola đã tiết kiệm được khoản kinh phí lớn trong việc đầu tư máy móc đồng thời có thể bảo mật công thức.

5.4 Promotion – Khuyến mại

Các Marketing plan của Coca – Cola chủ yếu đem đến các thông điệp ý nghĩa và truyền tải năng lượng tích cực. Nhờ vậy, thương hiệu có thể dễ dàng tiếp cận với các đối tượng khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Bên cạnh đó, Brand nước giải khát hàng đầu này cũng chi mạnh cho các chiến dịch quảng cáo như trở thành nhà tài trợ các sự kiện lớn nhất hành tinh như World Cup, BES network,…

6. Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Coca Cola

Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Coca Cola

Để thương hiệu phát triển và được biết đến rộng rãi như ngày hôm nay, Coca Cola đã không ngừng nỗ lực, thực hiện rất nhiều chiến dịch Marketing. Nổi bật trong đó phải kể đến một số chiến lược sau:

6.1 Chiến dịch “Share a Coke” năm 2011

Chiến dịch này sử dụng 250 KOL trẻ nổi tiếng để tiếp thị cho sản phẩm của mình, nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu. Sau đó, chiến dịch nhanh chóng lan rộng ra hơn 70 quốc gia.

6.2 Chiến dịch “Happiness Machine”

Mục tiêu của chiến dịch là tạo ra những khoảnh khắc ngạc nhiên, hạnh phúc đến người tiêu dùng. Theo đó, các máy bán hàng của Coca Cola được gắn camera ẩn và ghi lại phản ứng của mọi người sau khi nhận được các quà tặng như hoa, than cốc, kính râm,…

6.3 Chiến dịch “Fifa World Cup” năm 2014

Với chiến dịch này, Coca Cola đã xuất bản 1 video dài 2 phút, quảng cáo cho cúp thế giới. Nội dung kể về 4 đội bóng ở các khu vực cùng niềm vui, sự đoàn kết, sức mạnh của cộng đồng. Chưa dừng lại ở đó, Coca Cola còn đưa hơn 1 triệu người hâm mộ ở 90 quốc gia đến tham dự World Cup 2014.

7. Một số câu hỏi về chiến lược Marketing Mix của Coca Cola

Ngoài Marketing plan của Coca – Cola, các Marketer cũng nên quan tâm đến một số hoạt động khác của Coca Cola như:

>>>>>Xem thêm: Activation là gì? Làm sao để chạy chiến dịch Activation hiệu quả?

Một số câu hỏi về chiến lược Marketing Mix của Coca Cola

7.1 Coca Cola có chiến lược định giá như thế nào?

Về định giá sản phẩm, Coca Cola áp dụng 2 chiến lược là 3P và 3A, trong đó:

  • 3P gồm: Price to Value (giá trị), Pervasiveness (sức lan tỏa) và Preference (sự ưa thích).
  • 3A gồm: Affordability (khả năng chi trả), Availability (tính khả dụng) và Acceptability (khả năng chấp nhận).

7.2 Hệ thống nhà máy của Coca Cola Việt Nam ở đâu?

Hiện nay, hệ thống nhà máy của Coca Cola tại Việt Nam được phân bố ở rất nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Trong đó, chủ yếu sẽ tập trung ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

7.3 Coca Cola trên thị trường Việt Nam như thế nào?

Tại thị trường Việt Nam, Coca Cola đã trở thành doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động và phát triển mạnh mẽ với tổng doanh thu lên đến gần 40.000 USD/năm.

7.4 Coca Cola tập trung phát triển ở thị trường nào?

Coca Cola đẩy mạnh hoạt động ở nhiều quốc gia, bước đầu tập trung chủ yếu là ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Dần dần, khi đã có được vị trí nhất định, họ mới mở rộng ra các thị trường khác và hiện nay đang phân bố khắp toàn cầu.

Marketing plan của Coca – Cola được đánh giá là một trong những chiến dịch truyền thông thành công nhất. Những giá trị chiến dịch đem lại không chỉ có giá trị nhất thời mà còn giúp thương hiệu khẳng định vị thế vững chắc hàng đầu. Không những vậy, đây cũng là bài học, case Marketing mẫu mực để các thương hiệu khác học tập và nghiên cứu. Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề tương tự, hãy theo dõi chúng tôi để nhận thông tin sớm nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *