4.5/5 – (10 votes)
Bạn đang đọc: Cách gửi lời cảm ơn sếp chân thành và ý nghĩa nhất trước khi nghỉ việc
Trước khi rời khỏi công ty, việc gửi lời cảm ơn sếp một cách chân thành, phù hợp sẽ để lại ấn tượng tốt về phong thái chuyên nghiệp của mình. Vậy trong mối quan hệ có phần trang trọng như vậy thì chúng ta cần lưu ý những điều gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nào.
Tại sao cần gửi lời cảm ơn sếp vào ngày cuối trước khi rời khỏi công ty?
Một lời cảm ơn chân thành giúp bạn thể hiện tấm lòng biết ơn đối với sự tận tụy, quan tâm, tinh thần lãnh đạo xuất sắc của sếp. Đây cũng chính là cách để bạn giữ mối quan hệ với một người lãnh đạo tuyệt vời – người có thể cho bạn những lời khuyên và gửi đến bạn những cơ hội để phát triển sự nghiệp.
Gửi lời cảm ơn sếp bằng cách nào?
Nếu bạn và sếp có mối quan hệ thân thiết, thường xuyên trò chuyện, “ăn nhậu” cùng nhau, hãy mời sếp đi ăn và nói lời cảm ơn trực tiếp. Trong trường hợp, bạn và sếp không quá gần gũi, một email cảm ơn là lựa chọn tốt nhất. Email là một phương thức giao tiếp chuyên nghiệp trong môi trường công sở; vì vậy, bạn có thể sử dụng công cụ này gần như trong mọi tình huống.
Cách viết lá thư cảm ơn sếp
Tìm hiểu thêm: 9 quy định ngớ ngẩn nơi công sở khiến nhân viên muốn “trầm cảm”
Làm thế nào để gửi lời cảm ơn đến sếp trước khi rời đi? Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý.
Sử dụng cấu trúc và định dạng phù hợp
Lá thư cảm ơn sếp của bạn nên để lại ấn tượng tích cực với việc thống nhất định dạng chữ và bố cục thư hợp lý.
Bạn nên viết thư theo dạng “Block Style”, không thụt đầu dòng khi bắt đầu một câu hay đoạn mới. Chữ nên được thiết kế sao cho dễ nhìn, kích thước từ 10 – 12 và phông chữ nên để kiểu: Arial, Times New Roman.
Bao gồm thông tin liên hệ và ngày tháng viết thư
Ở góc bên trái trên cùng của bức thư, hãy đảm bảo tên và địa chỉ của bạn được viết ở trên đó. Đừng quên ghi địa chỉ email và số điện thoại để bạn và sếp có thể giữ liên lạc với nhau.
Viết cách dòng giữa các thông tin kế tiếp về ngày tháng và vị trí, địa chỉ bạn công tác.
Gửi lời chào
Nhớ cách dòng trước khi viết lời chào tới sếp của bạn. Mở đầu một cách đơn giản, thân mật như: “Thân gửi + tên người nhận thư“. Bạn cũng có thể lựa chọn chỉ đơn giản viết tên một cách trang trọng, lịch sự.
Thông báo ngày cuối cùng làm việc của bạn
Ở đoạn đầu của lá thư, bạn cần thông báo tới người nhận về ngày cuối cùng bạn làm việc tại công ty. Việc nêu lý do phía sau sự rời công việc được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp.
Thể hiện lòng biết ơn
Đến với đoạn văn thứ hai, hãy thể hiện lòng biết ơn của bạn khi đạt được cơ hội trải nghiệm và làm việc tại công ty. Hãy kể về hành trình học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trong suốt thời gian qua.
Một câu chuyện ngắn đánh dấu sự trưởng thành của bạn sẽ giúp lá thư thêm cảm xúc và mang sự chân thành hơn.
Viết lời chúc tốt đẹp nhất
Gửi những lời chúc tuyệt vời của bạn tới sếp, đồng nghiệp hay công ty trong đoạn văn cuối cùng này. Bên cạnh đó, hãy bày tỏ niềm mong muốn được giữ liên lạc và mối quan hệ thân thiết của bạn.
Lời chào cuối thư và tên của bạn
Kết thúc lá thư với lời chào tạm biệt thân mật, bạn có thể tham khảo như: “Thân ái,” , “Một cách chân thành,“,… Nếu bạn viết thư tay, viết chữ ký sau khi cách một dòng. Còn nếu bạn gửi thư cho sếp qua email, bạn chỉ cần đơn giản viết tên của mình.
Lưu ý những điều nên và không nên làm trong lá thư cảm ơn
>>>>>Xem thêm: 5 rào cản giao tiếp phổ biến chốn công sở & cách vượt qua
Viết thư cảm ơn sếp không khó nhưng cũng có nhiều điều bạn cần lưu ý.
Những điều nên làm
- Bày tỏ lòng biết ơn chân thành: Điều quan trọng nhất của bức thư cảm ơn sếp là bạn phải thể hiện được sự tôn trọng, biết ơn đối với công ty và sếp của mình.
- Viết càng cụ thể càng tốt: Bạn có thể nói đến một kỷ niệm sâu sắc nhất của bạn đối với công ty. Điều này khiến bức thư của bạn thêm giá trị.
- Soát lỗi cẩn thận: Sau khi viết xong, bạn hãy dành thời gian đọc lại lá thư cẩn thận những lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
Những điều không nên làm
- Đừng viết thư một cách sướt mướt hay tỏ vẻ uyên thâm, sâu sắc.
- Đừng khoe khoang quá nhiều về công việc mới của bạn.
Ví dụ về lá thư cảm ơn sếp
Dear [Tên],
Ngày mai sẽ là ngày cuối cùng em được làm việc cùng [Tên công ty]. Trước khi chính thức bắt đầu vị trí công tác mới, em muốn gửi tới sếp lời cảm ơn chân thành nhất nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian làm việc tại đây. Em đã có những trải nghiệm tuyệt vời khi được trực tiếp làm việc cùng sếp suốt [Thời gian làm việc] qua. Bản thân em đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm quý giá và cảm thấy sự trưởng thành trong cả phẩm chất, chuyên môn ngành nghề. Đặc biệt như khả năng phân tích, giải quyết vấn đề sáng suốt mà em đã học hỏi được từ sếp. Em xin chúc sếp và cả đoàn thể, công ty tiếp tục gặt hái được những thành tựu lớn trong lĩnh vực của mình ạ. Hy vọng chúng ta vẫn có thể giữ liên lạc với nhau thường xuyên. Thân ái, [Tên] |
Hẳn bạn sẽ lo lắng về cách viết thư gửi lời cảm ơn sếp sao cho phù hợp, lịch sự nhỉ? Hãy tham khảo các lưu ý về cách hành văn, bố cục của một lá thư trong bài viết trên nhé. Blogvieclam.edu.vn tin rằng thông tin hữu ích sẽ giúp đỡ bạn phần nào.