Mô tả công việc của thực tập sinh kế toán chi tiết

Kế toán luôn là công việc thu hút sự quan tâm của nhiều người nhờ tính ổn định và mức thu nhập hấp dẫn. Để tích lũy kinh nghiệm và trở thành kế toán viên chuyên nghiệp, không ít bạn trẻ đã lựa chọn đi thực tập từ sớm. Vậy công việc của thực tập sinh kế toán gồm những gì, khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Mô tả công việc của thực tập sinh kế toán chi tiết

1. Tổng quan về vị trí thực tập sinh kế toán

Thực tập sinh kế toán được hiểu là những nhân viên kế toán tập sự nhằm tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm. Tại các doanh nghiệp, thực tập sinh kế toán thường hỗ trợ nhân viên kế toán triển khai các hạng mục công việc về doanh thu, chi phí hoạt động, bảng lương nhân sự, báo cáo tài chính,… Nói cách khác, các thực tập sinh kế toán làm việc dưới sự giám sát và quản lý của nhân sự thuộc bộ phận kế toán.

Tổng quan về vị trí thực tập sinh kế toán

2. Công việc của thực tập sinh kế toán là gì?

Mỗi công ty sẽ có những quy định riêng đối với công việc của thực sinh kế toán, nhưng nhìn chung đều xoay quanh nhóm nhiệm vụ quan trọng như:

2.1. Nhận nhiệm vụ của người hướng dẫn trực tiếp

Mục đích chính của các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán khi đi thực tập là trau dồi thêm kinh nghiệm và củng cố vững chắc nền tảng kiến thức được trang bị tại trường Đại học. Trên thực tế, hầu hết các bạn mới chỉ nắm được lý thuyết và rất mơ hồ và kỹ năng nghiệp vụ kế toán. Theo đó, nhận nhiệm vụ và các yêu cầu của người hướng dẫn được xem là công việc quan trọng hàng đầu của một thực tập sinh kế toán.

2.2. Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện công việc

Sau khi phối hợp cùng nhân viên kế toán hướng dẫn trực tiếp, thực tập sinh kế toán sẽ bắt tay vào triển khai từng đầu công việc như:

  • Thu thập dữ liệu từ các tài khoản của kế toán để chuẩn bị cho các hoạt động phân tích, so sánh, đối chiếu,…
  • Phân tích các khoản thanh toán, thu chi và đối chiếu với ngân hàng cũng như các tài khoản kiểm soát.
  • Xử lý hồ sơ kế toán và các nội dung liên quan đến hồ sơ, sổ sách,…
  • Giải quyết toàn bộ các truy vấn bằng điện thoại, xử lý bảng cân đối kế toán, thực hiện báo cáo tài chính,…
  • Rà soát chi phí và hồ sơ biên chế theo sự phân công của người hướng dẫn, leader, trưởng bộ phận,…
  • Cập nhập dữ liệu tài chính nhanh chóng, chính xác và giúp kế toán viên hoàn thành việc chuẩn bị báo cáo theo tháng, quý, năm.

Công việc của thực tập sinh kế toán là gì?

3. Yêu cầu công việc đối với thực tập sinh kế toán

Hiện nay, hầu hết các đơn vị đều đặt ra ba nhóm yêu cầu chính đối với vị trí thực tập sinh kế toán là chuyên môn, kỹ năng và thái độ.

3.1. Yêu cầu về chuyên môn

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính tại tập đoàn đa quốc gia, kế toán là công việc phức tạp, đòi hỏi kiến thức và trình độ chuyên môn. Một nhân viên kế toán để trúng tuyển vào các công ty, tập đoàn lớn thường phải trải qua các bài đánh giá gắt gao về trình độ chuyên môn. Đối với vị trí thực tập sinh, những yêu cầu này phần nào được giảm bớt nhưng vẫn tương đối “khó nhằn” với các bạn sinh viên vốn chỉ quen mặt với sách vở, lý thuyết.

3.2. Yêu cầu về kỹ năng

Bên cạnh chuyên môn, để thực hiện tốt công việc của thực tập sinh kế toán, bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng quan trọng như sau:

  • Kỹ năng tin học văn phòng và khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm như Microsoft Office, Excel, Drive,…
  • Kỹ năng sử dụng nhuần nhuyễn các phần mềm kế toán như MISA, SME.NET, Fast Accounting,…
  • Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và phối hợp chặt chẽ với toàn bộ nhân sự trong bộ phận kế toán.
  • Khả năng ngoại ngữ để sử dụng, tham khảo tài liệu nước ngoài cũng như làm việc với đối tác quốc tế.
  • Sự cẩn thận, nhạy bén với các con số và số liệu trong công việc.
  • Khả năng tổ chức, sắp xếp công việc và làm việc tốt dưới điều kiện áp lực cao như thời điểm rà soát sổ sách, làm báo cáo tài chính, quyết toán thuế,…

3.3. Yêu cầu về thái độ

Thái độ hơn trình độ, nhiều doanh nghiệp xem đây như một tiêu chí để đánh giá thực tập sinh kế toán. Trên thực tế, không ít bạn trẻ giỏi chuyên môn đã bị doanh nghiệp buộc dừng thực tập vì thái độ bất hợp tác, thiếu hòa nhã, khiêm nhường hay không đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề kế toán. Để không rơi vào tình huống tương tự, ngoài chăm chỉ học tập, bạn cũng cần tự trang bị cho mình kỹ năng và những phẩm chất của kế toán viên.

Tìm hiểu thêm: Ngành bảo hiểm & tiềm năng phát triển trong tương lai

Yêu cầu công việc đối với thực tập sinh kế toán

4. Làm thực tập sinh kế toán được hưởng những gì?

Trở thành thực tập sinh kế toán tại doanh nghiệp, bạn sẽ được nhận những quyền lợi tuyệt vời như:

  • Thực tập sinh kế toán được hỗ trợ đóng dấu xác nhận thực tập phục vụ cho quá trình lấy số liệu làm khóa luận hoặc xét tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng.
  • Kế toán tập sự được huấn luyện, đào tạo và trang bị kỹ năng, kinh nghiệm thực tế cần thiết cho công việc sau này.
  • Thực tập sinh kế toán có cơ hội mở rộng các mối quan hệ, được học hỏi thêm kiến thức bổ ích từ người hướng dẫn dày dạn kinh nghiệm thực tế.
  • Thực tập sinh kế toán được làm quen với môi trường công sở từ sớm, kết hợp song song giữa học và làm đồng thời gia tăng cơ hội trở thành nhân viên chính thức ngay khi tốt nghiệp.

5. Lộ trình thăng tiến của thực tập sinh kế toán

Kỳ thực tập là bước đệm giúp các bạn sinh viên chạm gần hơn tới mục tiêu trở thành nhân viên chính thức. Mỗi người có khả năng tiếp nhận kiến thức khác nhau nên lộ trình thăng tiến cũng sẽ có sự khác biệt. Nhìn chung, lộ trình thăng tiến của thực tập sinh kế toán thường được chia làm các giai đoạn quan trọng như sau:

  • Chuẩn bị hành trang xin ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh kế toán tại các doanh nghiệp, tập đoàn.
  • Tham gia thực tập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và nỗ lực để đạt được quyết định vượt qua vòng thực tập sinh.
  • Nhận quyết định vượt qua giai đoạn thực tập và trở thành nhân viên kế toán chính thức thuộc bộ phận kế toán của doanh nghiệp.
  • Trở thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng sau khoảng 4 – 6 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở vị trí nhân viên kế toán.

>>>>>Xem thêm: 4 ý tưởng “hẹn hò online” thú vị cho công ty làm việc từ xa trong mùa dịch

Lộ trình thăng tiến của thực tập sinh kế toán

Theo tiết lộ của các kế toán trưởng tại các tập đoàn lớn, lộ trình từ một thực tập sinh kế toán trở thành nhân viên chính thức, rồi từ nhân viên chính thức lên kế toán tổng hợp không quá khó. Tuy nhiên, để giữ vị trí kế toán trưởng, ngoài bằng cấp, bạn cần trang bị cho bản thân chứng chỉ CPA, ACCA và có ít nhất 7 – 10 năm kinh nghiệm trong ngành.

Như vậy, thông qua nội dung chia sẻ trong bài viết, bạn đã nắm được công việc của thực tập sinh kế toán, nhiệm vụ, yêu cầu cũng như lộ trình thăng tiến. Từ những thông tin chia sẻ, bạn hãy xác định mục tiêu cho bản thân ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, trau dồi thêm kỹ năng và học hỏi không ngừng nghỉ. Hiện nay, Blogvieclam.edu.vn cập nhật rất nhiều vị trí công việc của thực tập sinh kế toán, nhân viên kế toán, bạn có thể tham khảo và ứng tuyển nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *