Một trong những thông tin được nhiều bạn quan tâm về ngành ngân hàng chính là các phòng ban trực thuộc và vai trò, chức năng của chúng. Vậy, cụ thể các phòng ban trong ngân hàng gồm những phòng ban nào, có các vị trí gì và nhiệm vụ cụ thể của những vị trí ấy ra sao? Nếu bạn đang có ý định thi tuyển vào ngành ngân hàng thì hãy đọc bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin chính xác hơn nhé!
Bạn đang đọc: Các phòng ban trong ngân hàng & chức năng từng phòng ban
1. Điều hành
Không thể không nhắc tới khối Điều hành khi nói về các phòng ban trong ngân hàng. Đây là khối quản lý cấp cao, có vai trò quyết định trong công tác điều hành và định hướng phát triển bộ máy ngân hàng. Bộ phận này có thể bao gồm những vị trí:
- Tổng giám đốc: Là người điều hành cao nhất của tổ chức ngân hàng, chịu trách nhiệm đưa ra những chiến lược kinh doanh giúp ngân hàng phát triển ổn định.
- Giám đốc điều hành: Là người phụ trách điều hành ngân hàng theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có.
- Giám đốc bộ phận: Là vị trí quản lý một bộ phận hay phòng ban trong ngân hàng.
- Phó giám đốc: Là vị trí tiếp quản những công việc được phân công bởi Giám đốc.
2. Kinh doanh
Kinh doanh là bộ phận nắm giữ vai trò quan trọng nhất, trực tiếp mang lại doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng. Trong nhiều ngân hàng, bộ phận kinh doanh được chia tách thành nhiều phòng nhỏ để dễ dàng quản lý, chẳng hạn như: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn – vừa – nhỏ, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng đầu tư, Phòng dịch vụ, Phòng định chế tài chính,…
Các phòng ban trong bộ phận Kinh doanh có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung sẽ bao gồm những nhân sự như sau:
- Chuyên viên kinh doanh và phát triển thị trường: Có nhiệm vụ thu thập thông tin về tình hình thị trường, đối thủ, khách hàng,… từ đó tìm ra định hướng và chiến lược phát triển dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
- Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp: Vị trí này sẽ đảm nhận việc thẩm định hồ sơ của các khách hàng theo các phương diện: báo cáo tài chính, định giá tài sản, mục đích vay vốn, đảm bảo… Sau đó tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng gói dịch vụ tài chính của ngân hàng.
- Chuyên viên khách hàng cá nhân: Là người trực tiếp liên hệ, tiếp xúc, tư vấn và bán các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp tới các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ.
- Chuyên viên phân tích, hỗ trợ kinh doanh: Là người sử dụng nghiệp vụ của mình để tổng hợp và phân tích thông tin dự án, soạn thảo hợp đồng, chuyển giao hồ sơ,…
- Chuyên viên thẻ tín dụng tiêu dùng: Chịu trách nhiệm tiếp thị dịch vụ thẻ tín dụng và các sản phẩm liên quan tới khách hàng.
3. Dịch vụ
Các phòng ban trong ngân hàng thuộc Khối dịch vụ thường phụ trách các công việc như: tư vấn và chăm sóc khách hàng, giải đáp cho khách hàng về những thắc mắc, xử lý khiếu nại,…
Những vị trí thường có ở khối Dịch vụ trong ngân hàng là:
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: Họ là những người theo dõi, hướng dẫn khách hàng xử lý các vấn đề đang gặp phải. Bên cạnh đó, nhân viên này phải đảm bảo quá trình chăm sóc gây được thiện cảm, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng với ngân hàng.
- Chuyên viên kế toán thẻ: Có nhiệm vụ chính là hạch toán các vấn đề liên quan đến hoạt động thẻ như: giao dịch thẻ, các khoản thu nhập, chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ,…
- Chuyên viên dịch vụ ATM: Chuyên trách quản lý và bảo trì hệ thống ATM của ngân hàng.
- Giao dịch viên: Trực tiếp hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng như gửi tiết kiệm, vay vốn, thanh toán khoản vay,… khi khách hàng có nhu cầu.
4. Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro cũng là một trong các phòng ban trong ngân hàng không thể thiếu. Khối này đóng vai trò phát hiện, đo lường và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động tài chính của ngân hàng.
Tìm hiểu thêm: Marketing học gì? Học Marketing cần giỏi môn nào?
Cụ thể các vị trí nhân sự trong khối Quản lý rủi ro có thể kể đến:
- Nhân viên thu hồi nợ: Là người phụ trách theo dõi, quản lý các khoản vay tín dụng của khách hàng và nhắc nhở các khoản nợ khi đến hạn. Trường hợp khách hàng không thanh toán khoản nợ đúng thời hạn, nhân viên thu hồi nợ sẽ báo lên cấp trên để có phương án xử lý kịp thời.
- Chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng: Nếu làm việc ở vị trí này, bạn sẽ trực tiếp thẩm định, kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của các hồ sơ vay vốn. Đồng thời bạn cũng phải theo dõi sát sao các khoản vay để đề phòng rủi ro tiềm ẩn.
5. Hỗ trợ
Một phòng ban quan trọng khác nữa trong các phòng ban trong ngân hàng đó là khối Hỗ trợ. Đây là khối quản lý và hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng, giúp bộ máy ngân hàng vận hành trơn tru.
Một vài vị trí phổ biến ở các phòng ban trong ngân hàng thuộc khối Hỗ trợ là:
>>>>>Xem thêm: Cắt giảm nhân sự mùa Covid: Làm sao để không lọt vào danh sách “đen”?
5.1 Bộ phận kiểm toán ngân hàng
Bộ phận kiểm toán ngân hàng chuyên thực hiện các công việc liên quan đến kiểm tra, giám sát toàn bộ các tài liệu kế toán, tài chính. Đồng thời, bộ phận này cũng tham gia vào quá trình xác định các vấn đề tồn đọng trong ngân hàng nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục.
Có hai vị trí nhân sự chủ chốt thuộc bộ phận kiểm toán ngân hàng là:
- Kiểm soát viên kế toán
- Kiểm soát viên nội bộ
5.2 Bộ phận Marketing
Bộ phận Marketing tuy “xa lạ” với nhiều bạn khi nghĩ đến các phòng ban trong ngân hàng nhưng thực tế đây lại là bộ phận hết sức quan trọng.
Tương tự với các doanh nghiệp khác, Marketing ngân hàng là bộ phận thực hiện chức năng xây dựng và phát triển các chiến lược Marketing nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Bộ phận Marketing của ngân hàng được chia làm 2 nhóm nhỏ hơn là:
- Marketing đối nội
- Marketing đối ngoại
5.3 Bộ phận IT trong ngân hàng
Trong bối cảnh dịch vụ ngân hàng số phát triển vượt bậc, bộ phận IT cũng trở nên thiết yếu đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm xử lý, đảm bảo hoạt động Digital Banking của ngân hàng diễn ra mượt mà, trơn tru.
Đồng thời, bộ phận này cũng phụ trách mảng bảo trì, bảo mật an ninh mạng và cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
5.4 Phòng ban Thủ quỹ
Bộ phận Thủ quỹ ngân hàng là bộ phận quản lý thu, chi tiền mặt, các loại ngoại tệ, các loại ngân phiếu thanh toán. Bộ phận Thủ quỹ cũng thực hiện việc giám sát và đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản trong kho tiền của ngân hàng.
5.5 Một số vị trí nhân sự khác
Ngoài những vị trí nhân sự kể trên, các phòng ban trong ngân hàng sẽ có thêm một vài vị trí như sau:
- Nhân viên Telesale
- Nhân viên thanh toán quốc tế
- Giao dịch viên chứng khoán
- Nhân viên hành chính nhân sự (vận hành)
- Nhân viên bảo vệ
Hy vọng những thông tin về các phòng ban trong ngân hàng trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm ngân hàng có đãi ngộ tốt, hãy truy cập vào trang tin tuyển dụng uy tín jobsgo.vn để tham khảo nhé!