Làm thế nào để thu hút được nhân tài khi khi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về mức lương vẫn còn hạn chế? Làm thế nào để khiến doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật giữa hàng trăm nhà tuyển dụng khác? Câu trả lời cho câu hỏi này là: Employer Branding. Vậy Employer Branding là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng Employer Branding?
Bạn đang đọc: Employer Branding là gì? Tại sao nên xây dựng Employer Branding?
Employer Branding là gì?
Employer Branding hay còn gọi là thương hiệu tuyển dụng, đây chính cách mọi người cảm nhận và sự ấn tượng về giá trị và môi trường làm việc tại một doanh nghiệp.
Xây dựng Employer Branding là tất cả những gì doanh nghiệp đang thực hiện dù cố ý hay vô ý để quảng bá hình ảnh đặc trưng tới ứng viên tiềm năng hoặc những người có nhu cầu tìm việc.
Từ “cố ý hoặc vô ý” ở đây là do doanh nghiệp không thể điều hướng về suy nghĩ của mọi người về thương hiệu tuyển dụng của mình. Employer Branding sẽ được hình thành thông qua trải nghiệm thực tế của chính nhân viên hoặc ứng viên đã làm việc hoặc tiếp xúc với doanh nghiệp.
Nếu có trải nghiệm tốt, tích cực tại doanh nghiệp cũng góp phần củng cố tốt hơn về hình ảnh doanh nghiệp. Còn nếu có trải nghiệm xấu, tồi tệ vào buổi phỏng vấn sẽ có những review, đánh giá tiêu cực về thương hiệu tuyển dụng. Và chắc chắn điều này sẽ lan truyền trải nghiệm xấu tới người khác.
Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng Employer Brand?
Việc xây dựng Employer Branding cho doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lý do chính:
Tuyển dụng hiệu quả
Employer Branding đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp, nó quảng bá cho những giá trị và tạo sự khác biệt và thu hút những ứng viên tiềm năng, chất lượng. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tuyển dụng lao động phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc.
Hơn thế, việc phát triển thương hiệu tuyển dụng còn góp phần làm tăng thêm sự gắn kết cho nhân viên. Góp phần giữ chân và thu hút ứng viên tiềm năng, đặc biệt là những ứng viên trẻ.
Văn hóa doanh nghiệp
Tìm hiểu thêm: TOP 18 ngành nghề áp lực nhất, căng thẳng nhất
Văn hóa và Employer Branding luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính việc tạo ra văn hóa làm việc tích cực mà doanh nghiệp có thể định về nhận thức của ứng viên về Employer Branding của công ty.
Môi trường làm việc hòa đồng, có sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau, cân bằng được công việc và cuộc sống cũng giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Đồng thời, việc xác định được mục tiêu của doanh nghiệp và nhân viên cũng đóng góp trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Người quảng bá và ủng hộ cho thương hiệu của doanh nghiệp
Employer Branding được phản ánh tốt nhất thông qua nhân viên cũng như mức độ sẵn sàng quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Bởi chính những đánh giá của nhân viên chính là thông tin giá trị cho quá trình sàng lọc của ứng viên.
Vì thế, việc quảng bá thương hiệu tuyển dụng phụ thuộc rất lớn vào nhân viên. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như hiện nay thì ứng viên có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin hơn. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng Employer Branding để tạo ra lợi thế của mình trên thị trường.
Làm thế nào để phát triển thương hiệu tuyển dụng Employer Branding?
Khi bạn đã hiểu Employer Branding là gì cũng như vai trò của nó trong việc tìm kiếm ứng viên tài năng. Vậy làm thế nào để củng cố và xây dựng nó như thế nào? 4 mẹo dưới đây là Blogvieclam.edu.vn gợi ý sẽ hỗ trợ phát triển thương hiệu tuyển dụng tốt hơn.
Giao tiếp, trao đổi với nhân viên của mình
Nhân viên chính là người đưa ra đánh giá về mức độ hài lòng về doanh nghiệp. Vì thế, hãy trao đổi với nhân viên trong toàn doanh nghiệp để tìm ra lý do tại sao mỗi người trong số họ thích làm việc cho công ty của bạn. Bởi đây chính những câu trả lời này sẽ tạo nền tảng để xây dựng Employer Branding một cách thành công nhất.
Lấy nhân viên làm trung tâm
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những điều hấp dẫn đối với nhân viên. Hãy lấy họ là trung tâm, để họ tự do nói họ thích gì khi làm việc cho bạn. Đây cũng là cách để sử dụng để truyền thông trên các mạng xã hội.
Hãy nhìn nhận thực tế về doanh nghiệp
>>>>>Xem thêm: Rủi ro trong quản lý nhân sự và các giải pháp khắc phục
Sẽ chẳng có ích gì khi bạn dành thời gian soạn thảo về mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp trong khi nó không thực sự phù hợp với doanh nghiệp hiện tại của bạn. Hãy xây dựng tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời truyền cảm hứng cho nhân viên/ ứng viên của bạn tiếp tục gắn bó với công ty.
Sự rõ ràng là điều cần thiết
Đừng nên đưa ra những lời hứa hoành tráng, câu nói dài dòng. Bởi sẽ không ai cảm thấy có động lực nếu bạn nói về những điều quá viển vông hoặc quá xa mục tiêu hiện tại. Thay vào đó, hãy xây dựng mục tiêu cụ thể và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn của công ty.
Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu rõ “Employer Branding là gì?” rồi phải không? Nhìn chung, dù có xây dựng thương hiệu tuyển dụng như thế nào thì sự trung thực là vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng xây dựng môi trường làm việc của doanh nghiệp, bởi nhân viên của bạn chính là những minh chứng tốt nhất cho những gì bạn đầu tư.