[Nghệ thuật ứng xử] Làm gì khi mắc sai lầm trong công việc?

5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: [Nghệ thuật ứng xử] Làm gì khi mắc sai lầm trong công việc?

Có lẽ bất cứ ai cũng đã từng phạm sai lầm khi làm việc và điều đó chẳng hề xấu chút nào. Vì sự sai lầm chính là cơ hội để hoàn thiện bản thân cho những lần sau. Vậy chúng ta sẽ cần làm gì khi mắc sai lầm trong công việc? Hãy thử đi tìm câu trả lời hoàn hảo nhất cùng bài viết dưới đây. 

Bạn gửi chậm bản kế hoạch đầu tuần, thiếu chuẩn bị khi gặp đối tác, gửi nhầm email đến sếp trên, không hoàn thành nhiệm vụ trong ngày,… Có rất nhiều tình huống trớ trêu nhưng sự điềm tĩnh và tìm hiểu về cách giải quyết sớm mới là một nhân viên perfect. Và nếu bạn muốn giúp bản thân chuyên nghiệp hơn, uy tín thì hãy thử một vài gợi ý gỡ rối nhé. 

Chủ động đánh giá sai lầm xảy ra

Chủ động đánh giá sai lầm xảy ra

Thử đặt một giả thuyết về người khác gây ra sai lầm để có một cái nhìn khách quan nhất cũng như bình tĩnh hơn. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi để trả lời về: 

  • Sai lầm mắc phải là gì? 
  • Các hành động nào dẫn đến sai lầm đó?
  • Hậu quả mà sai lầm để lại? 
  • Làm sao để sai lầm không tiếp diễn? 

Tất nhiên bạn có thể cho rằng đó chẳng phải là lỗi do bạn hoàn toàn và chỉ khi xem xét cặn kẽ, đánh giá không thiên vị thì mới nhận ra lỗi. Khi sự việc đã được nhìn nhận khách quan thì bạn chỉ cần tháo gỡ vấn đề mà thôi. 

Cho phép chính mình cảm thấy tồi tệ 

Cảm giác lúng túng, thất vọng cũng như xấu hổ là điều bình thường khi bạn mắc lỗi. Vậy nên, hãy chấp nhận mọi điều đã xảy ra để cho bản thân trải qua lần lượt các cung bậc cảm xúc. 

Hãy hít hơi thở sâu nhưng đừng quá lâu đó và biên diễn rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn hôm nay. Đâu phải cứ sai lầm sẽ là ngày tận thế. 

Sửa lỗi nếu có thể và chấp nhận xin lỗi 

Sửa lỗi nếu có thể và chấp nhận xin lỗi 

Nếu như sai lầm của bạn khắc phục được thì hãy mạnh dạn đứng lên và thực hiện ngay. Tiếp đó là thông báo cho sếp về vấn đề vừa xảy ra kèm một lời xin lỗi chân thành. Lời xin lỗi hay cách thức cũng còn tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của vấn đề đang gặp phải, từ việc gặp trực tiếp – gọi điện – nhắn email, sms,…

Ví dụ như tờ báo cáo gửi chậm deadline thì bạn có thể viết email: “Chào sếp, hôm nay em đã gửi bản báo cáo công việc trễ hạn deadline sếp đưa ra. Em thực sự xin lỗi vì sự chậm trễ này. Em xin gửi sếp bản báo cáo đầy đủ, sếp xem qua và nếu có vấn đề anh có thể phản hồi lại với em.”

Ngoài ra, nếu sai lầm của bạn còn ảnh hưởng đến người khác thì bạn cũng nên chú ý xin lỗi họ sớm nhất có thể. 

Lập và đưa ra nhiều giải pháp

Ngay sau khi trình bày về lỗi lầm của mình thì bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ về các giải pháp khả thi cho vấn đề. Bạn làm chậm công việc so với dự kiến thì hãy chủ động ở lại muộn hơn để hoàn tất tránh đùn đẩy sang ngày hôm sau. 

Tìm hiểu thêm: Cắt giảm nhân sự mùa Covid: Làm sao để không lọt vào danh sách “đen”?

Lập và đưa ra nhiều giải pháp

Còn nếu bạn bế tắc trong giải pháp thì cũng nên thành thật hơn với bản thân và sếp trên của mình. Dù bạn sai nhưng bạn nhận lỗi và xin một lời khuyên điều đó sẽ giúp bạn phần nào đó cải thiện sự căng thẳng của vấn đề hiện tại. 

Thử thay đổi cách làm việc mới

Mắc sai lầm 1 lần có thể bỏ qua nhưng với việc bạn thường xuyên mắc cùng một lỗi thì vấn đề lại là ở chính bạn. Hãy chủ động cân nhắc, thay đổi cách làm việc liên tục tới khi nhìn thấy điều tích cực. Bạn cần phải lựa chọn ra một thói quen làm việc tốt nhất cho bản thân mình.

Kết hợp với đó là một vài thói quen lành mạnh hơn như đi dạo, đọc sách, ngồi thiền, tập thể dục,… Tất cả sẽ giúp bạn cải thiện rất tốt tính tập trung nâng cao hiệu quả công việc. 

Thử tiến đến cuộc họp riêng với sếp 

>>>>>Xem thêm: Actuary Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Actuary

Thử tiến đến cuộc họp riêng với sếp

Họp riêng với sếp về sai lầm cũng là cách mà bạn nên nghĩ đến khi mắc sai lầm trong công việc. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng được vì sếp còn bận trăm nghìn công việc khác và lỗi lầm bạn mắc lại quá nhỏ chẳng hạn. 

Chỉ khi sai lầm bạn gây ra thực sự nghiêm trọng thì lúc này họp riêng với sếp là cần thiết. Face to Face thực tế, nói rõ ràng với việc chịu trách nhiệm điều xảy ra cũng là một cách dành cho bạn. Có lẽ chẳng sếp nào mong muốn sai sót nảy sinh nhưng bạn cũng không nên bào chữa và than vãn khi bản thân đã sai. 

Tự bản thân tử tế với bản thân 

Sai lầm là cách để bạn học hỏi nhiều điều vậy nên hãy mạnh dạn loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực và hướng đến suy nghĩ tích cực. Chúng ta cần biết rằng sai lầm không làm sự nghiệp của bạn đi xuống mà kết quả đi xuống là do cách bạn phản ứng. 

Mong rằng các cách được chia sẻ tại bài viết sẽ giúp bạn có được lời khuyên bổ ích nhất, giúp bạn dũng cảm đối diện với sai lầm. Tận dụng sai lầm để đạt thành công chứ không phải là tụt lùi. Hơn nữa còn rất nhiều cơ hội việc làm đang chờ đón bạn khi bạn muốn tìm hướng đi mới đó nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *