5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Kickstarter là gì? Mỏ vàng dành cho những ai đang có dự định Startup
Bạn đã biết đến nền tảng Kickstart là gì chưa? Cơ hội dành cho nhà khởi nghiệp trên Kickstart như thế nào? Chắc hẳn đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi muốn khởi nghiệp trên nền tảng này. Trong bài biết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ giải đáp thắc mắc về Kickstart từ A đến Z.
1. Kickstart là gì?
Kickstarter là gì? Kickstart là nền tảng crowdfunding (gọi vốn cộng đồng) giữa người khởi nghiệp và nhà đầu tư. Công ty, cá nhân khởi nghiệp có thể đưa dự án của mình lên Kickstart để gọi vốn. Cách thức gọi vốn qua Kickstart là công khai, bất cứ nhà đầu tư nào trên Internet có nhu cầu sẽ tìm kiếm dự án trên Kickstart phù hợp để rót vốn. Kickstart là cơ hội để các nhà kinh doanh từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nghệ thuật, Game, Tranh và truyện minh họa, Thiết kế, Công nghệ, Âm nhạc, Thực phẩm, Đồ thủ công…
>> Tìm hiểu thêm: Investor là gì?
2. Lợi ích của việc gọi vốn đầu tư trên Kickstart
Lợi ích của Kickstart là gì? Kickstart hoạt động theo hình thức crowdfunding hay gọi vốn cộng đồng. Đây là hình thức được khá nhiều Startup lựa chọn hiện nay. Điểm mạnh lớn nhất của hình thức gọi vốn này là công ty khởi nghiệp có thể gọi được một số vốn lớn từ nhiều nhà đầu tư trên Internet mà không phải chịu áp lực chia sẻ công ty cho bất cứ ai. Các công ty Startup hoặc cá nhân khởi nghiệp sẽ đăng tải dự án lên trang Kickstart.
Người dùng tham gia Kickstart sẽ đầu tư bằng cách góp vốn nhận lãi suất hoặc đơn giản hơn là mua sản phẩm của. Có thể thấy rằng Kickstarter hoạt động theo phương pháp Crowdfunding giống với hình thức kêu gọi gây quỹ hơn là bán cổ phần. Khi dự án hoặc sản phẩm của công ty Startup thành công gọi vốn thì toàn bộ số tiền đó sẽ được chuyển đến chủ sở hữu dự án để tiếp tục phát triển dự án và duy trì công ty. Ngược lại, trường hợp gọi vốn không thành công thì toàn bộ số tiền đã được đầu tư sẽ được chuyển trả lại từng chủ đầu tư.
Một điểm sáng nữa của Kickstart là nền tảng này thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng có thể trở thành người mua hàng thực thụ và đại sứ giúp lan tỏa dự án tiếp cận đến nhiều người hơn. Mặc dù nhiều dự án khởi nghiệp không gây quỹ thành công nhưng chiến dịch họ quảng bá trên Kickstart cũng sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng.
3. Cách thức hoạt động của Kickstart
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm cần tránh khi mới đi làm
Quy định khi một dự án gọi vốn trên Kickstart là dự án đó bắt buộc phải xác định rõ ràng mức vốn đầu tư và thời gian thực hiện chiến dịch gọi vốn. Khoảng thời gian trung bình từ khi bắt đầu đến kết thúc dự án là khoảng 30 – 40 ngày. Mục tiêu số tiền góp vốn phải bằng hoặc lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Để thu hút nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp trên Kickstarter sẽ phải nghĩ ra cách trình bày ý tưởng độc đáo, thu hút, chứng minh sự tiềm năng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, trong suất thời gian kêu gọi vốn, cộng đồng sẽ đóng góp ý kiến về dự án khởi nghiệp, chủ đầu tư sẽ tiếp nhận ý kiến đó, chọn lọc và cải tiến dự án thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Khi dự án kêu gọi vốn thành công, Kickstart sẽ lấy hoa hồng 5% trên tổng số tiền đầu tư. Số tiền còn lại sẽ được chuyển cho chủ dự án, công ty có nghĩa vụ phải thực hiện dự án sau khi nhận tiền và trả lãi hoặc phần thưởng theo thỏa thuận ban đầu với nhà đầu tư. Ngoài ra, Kickstarter hỗ trợ người dùng bằng cách đưa ra các điều khoản và quy định chặt chẽ nhằm tránh vụ lừa đảo.
4. Cơ hội và thách thức của các công ty Startup Việt trên Kickstart là gì?
>>>>>Xem thêm: [Bí quyết công sở] Làm sao để đối phó khi sếp quá tự luyến?
4.1 Cơ hội cho các startup Việt Nam trên Kickstart
Có khá nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam đã và đang gặt hái thành công trên Kickstart. Tiêu biểu là doanh nghiệp HiQ, YogoMart, Code4Startup, HidrateMe, Jelly Galaxy… Các Startup này đã tạo được sự chú ý vì tính độc đáo và giá trị sản phẩm của họ từ đó thành công gọi vốn trên nền tảng Kickstart. Do đó, mô hình gọi vốn cộng đồng được kỳ vọng tích cực sẽ trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, mở ra cơ hội khởi nghiệp cho nhiều công ty Startup tiềm năng thay vì quy trình gọi vốn truyền thống khó khăn.
4.2 Thách thức đối với các startup Việt Nam trên Kickstart
Một vài rào cản khi công ty khởi nghiệp Việt Nam gọi vốn trên Kickstart có thể kể đến như vấn đề phân phối sản phẩm. Nền tảng Kickstart là nền tảng hoạt động trên toàn cầu với người dùng đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Nếu chủ dự án tại Việt Nam gọi vốn thành công thì họ sẽ phải cân nhắc đến việc phân phối sản phẩm đến các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, rào cản chi phí vận chuyển và các thủ tục hải quan sẽ gây khó khăn cho startup Việt.
5. Bước đầu để tham gia Kickstart như thế nào?
5.1 Điều kiện tham gia Kickstart là gì?
Để tham gia vào Kickstart, mọi người cần lưu ý yêu cầu bắt buộc sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên
- Sinh sống tại các quốc gia có sự hỗ trợ của Kickstart
- Có thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ chính
- Địa chỉ, tài khoản ngân hàng và ID của quốc gia nơi bạn sinh sống
5.2 Cách tham gia Kickstart
Khi đáp ứng đủ yêu cầu của ứng dụng, bạn có thể dễ dàng truy cập vào trang web của Kickstart và bắt đầu tạo tài khoản. Giờ thì bạn dễ dàng tạo dự án của riêng mình trên đó dựa trên các điều khoản. Khi đăng tải dự án lên Kickstart bạn sẽ được hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên từ Kickstart. Chủ dự án sẽ lưu lại dự án, thiết lập mục tiêu gọi vốn, trình bày về dự án đó. Bước cuối cùng là lên kế hoạch chạy dự án, thu hút nhà đầu tư.
Qua bài viết này Blogvieclam.edu.vn đã chia sẻ tới các bạn về Kickstart là gì?- Đây là nền tảng mà dành cho các công ty khởi nghiệp. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích phần nào trên con đường sự nghiệp của các bạn. Để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích thú vị về chuyện đi làm, chuyên văn phòng, chuyện làm sếp…hãy theo dõi Blogvieclam.edu.vn Blog.