Big 4 là gì? Điều gì tạo nên sức hút của Big 4 với giới trẻ hiện nay?

Big 4 hay Big four là thuật ngữ không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Vậy Big 4 là gì? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Big 4 là gì? Điều gì tạo nên sức hút của Big 4 với giới trẻ hiện nay?

Big 4 là gì?

Big 4 là gì?

Big 4 hiểu nôm na là thuật ngữ dùng để chỉ 4 công ty lớn nhất về một lĩnh vực nào đó. Trên thế giới, nhắc tới Big 4, người ta nghĩ ngay tới 4 công ty với mạng lưới kiểm toán lớn nhất toàn cầu. Còn tại Việt Nam, Big 4 đề cập đến 4 “ông lớn” ngành ngân hàng. Vậy Big 4 ngành kiểm toán và ngân hàng gồm những “ai”? Theo dõi tiếp để có câu trả lời nhé!

Big 4 ngành kiểm toán

Big 4 kiểm toán bao gồm 4 cái tên PricewaterhouseCooper (PWC), Deloitte, Ernst & Young (E&Y), Klynveld Peat Goerdeler (KPMG).

Những nội dung cụ thể về từng “ông lớn” của Big 4 thế giới sẽ được trình bày qua nội dung dưới đây:

Deloitte Touche Tohmatsu Limited

Deloitte được thành lập ở nước Anh năm 1845, là mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia. Đây là một trong những công ty có doanh thu và số lượng chuyên gia lớn nhất trên toàn cầu. Với khoảng 263.900 chuyên gia về lĩnh vực kiểm toán, luật, thuế; hoạt động chính của Deloitte là cung cấp các dịch vụ chuyên về tư vấn và kiểm toán, thuế hay dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp. Năm 2017, Deloitte đã gây ấn tượng mạnh với thế giới khi đạt mức doanh thu kỷ lục lên tới 38,8 tỷ USD.

Là một công ty đa quốc gia, thế nhưng trong việc tuyển chọn nhân viên, Deloitte lại không yêu cầu quá cao về khả năng ngoại ngữ (Tiếng Anh). Mặt khác, các vòng thi của công ty đặt trong tâm ở kiến thức chuyên ngành. Trong những ông lớn của Big 4, các thí sinh thường đánh giá đề test của Deloitte là khó nhất vì đề rất dài và khai thác nhiều kiến thức chuyên sâu. Sau khi vượt qua bài test và đến với vòng phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân, Deloitte vẫn yêu cầu cao về kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, ứng viên có thể lựa chọn trả lời câu hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Đó là một cơ hội thuận lợi cho những bạn có khả năng tiếng Anh chưa được tốt.

Big 4 ngành kiểm toán

Ernst & Young (E&Y)

Năm 1989, Ernst & Young được hình thành bởi sự sáp nhập của Ernst & Whinney và Arthur Young & Co. Cái tên của công ty cũng là kết quả của sự kết hợp giữa A.C. Ernst và Arthur Young. Hiện nay, Ernst & Young còn được gọi là EY. Đây là công ty đa quốc gia, có trụ sở chính đặt tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh. EY chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, kiểm soát rủi ro công nghệ thông tin (ITRA) và thuế. Chiếm một vị trí trong Big 4 thế giới nên khối tài sản của EY cũng vô cùng đồ sộ, khoảng 28,7 tỷ USD theo ước tính năm 2015.

EY là một mạng lưới cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với 212.000 nhân viên tại hơn 700 văn phòng phủ khắp 150 quốc gia trên thế giới. Qua từng năm, EY cũng không có nhiều sự thay đổi trong yêu cầu tuyển dụng. Khác với Deloitte, EY đòi hỏi ở ứng viên sự tổng hợp các lĩnh vực từ kiến thức chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ đến kỹ năng nghề nghiệp. Đề test mà EY thương hướng tới các case thực tế để xem xét trình độ chuyên môn cũng như khả năng vận dụng của ứng viên.

PricewaterhouseCooper (PwC)

PricewaterhouseCooper (PwC) được thành lập từ sự kết hợp giữa Coopers & Lybrand và Price Waterhouse vào năm 1988. Cùng với Deloitte, EY và KPMG, PwC là một trong bốn “ông lớn” của ngành kiểm toán thế giới. PwC đã từng được Vault Accounting 50 đánh giá là công ty kiểm toán uy tín nhất thế giới trong 7 năm liên tiếp và là điểm đến làm việc hàng đầu tại Bắc Mỹ trong 3 năm liên tiếp.

Tính đến nay, PwC đã phủ rộng khắp 743 địa điểm tại 157 quốc gia với 223.468 nhân viên. Theo thống kê tài chính 2017, PwC đạt doanh thu là 37,7 tỷ USD, trong đó 16 tỷ đô la được tạo ra từ dịch vụ Assurance, 9,46 tỷ USD là doanh thu của dịch vụ thuế và 12,25 tỷ USD từ dịch vụ tư vấn. Được mệnh danh là thành viên của Big 4, không ngạc nhiên khi số lượng các công ty sử dụng dịch vụ tại PricewaterhouseCooper lên tới 422/500 công ty Fortune 500.

Tìm hiểu thêm: Những tính cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

PricewaterhouseCooper (PwC)

Và có lẽ, vấn đề tuyển dụng tại PwC cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm. Một điều khá ngạc nhiên là 3/4 các vòng thi của PwC không đề cập tới kiến thức chuyên ngành. Chỉ duy nhất vòng phỏng vấn cá nhân thì doanh nghiệp mới đánh giá chuyên môn của ứng viên. Thay vào đó, PwC đòi hỏi ở các thí sinh là khả năng tiếng Anh thành thạo. Bài test sẽ gồm 4 phần chính là Verbal reasoning, Logic, Personality và Essay. Vậy nên, nếu như tiếng Anh của bạn không được tốt thì sẽ rất khó để bước vào những vòng thử thách tiếp theo. Tương tự với vòng phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân, PwC cũng yêu cầu cao về kỹ năng làm việc nhóm và trình độ tiếng Anh.

Klynveld Peat Goerdeler (KPMG)

“Ông lớn” cuối cùng của Big 4 là KPMG. Đây là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới và có trụ sở chính đặt ở Amstelveen, Hà Lan. KPMG có tới 189.000 nhân viên đang làm việc và cống hiến tại 155 quốc gia trên thế giới.

Trong các năm gần đây, trong quá trình tuyển dụng của mình, KPMG đã nâng cao độ khó của các vòng thi, đòi hỏi ứng viên phải có sự cân bằng giữa nền tảng kiến thức và trình độ tiếng Anh. Cụ thể KPMG đã bổ sung thêm nhiều câu hỏi chuyên ngành vào các vòng thi. Tại vòng phỏng vấn nhóm của KPMG, kiến thức xã hội sẽ là trọng tâm. Còn trong vòng phỏng vấn cá nhân, công ty sẽ khai thác ứng viên qua những thông tin trong CV cũng như kiến thức chuyên ngành mà ứng viên được học.

Big 4 ngành ngân hàng

Nếu Big 4 thế giới gọi tên những “ông lớn” kiểm toán thì ở Việt Nam cũng có những cái tên ngành ngân hàng được ưu ái gọi là Big 4, cụ thể:

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Big 4 ngành ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam. Từ tên giao dịch đó, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn được viết tắt là BIDV. Tính theo khối lượng tài sản và doanh thu năm 2016, đây được coi là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Và theo báo cáo của UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) năm 2007 thì BIDV là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam. BIDV được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước – thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Tính đến nay, ngân hàng BIDV đã có sự hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng lớn, nhỏ trên thế giới.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

Tên giao dịch trên thị trường quốc tế của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development và được viết tắt là Agribank. Dựa trên sự đánh giá về tổng khối lượng tài sản, Agribank trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Cũng giống như BIDV, Agribank cũng thuộc loại doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank chính là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên thị trường quốc tế, ngân hàng có tên giao dịch là Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade và còn có tên gọi tắt là VietinBank. Đến thời điểm hiện tại, VietinBank có 1 Sở giao dịch và 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trải rộng toàn quốc.

>>>>>Xem thêm: Làm sao để sáng tạo? Bí quyết giúp bạn thành công trong công việc

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Ngoài ra, ngân hàng còn đạt được những thành tựu to lớn khác, có thể kể đến như:

  • Vietinbank xác lập quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng và định chế tài chính tại gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ rộng khắp thế giới.
  • Ở Việt Nam, Vietinbank là ngân hàng đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
  • Vietinbank còn trở thành thành viên của nhiều Hiệp hội, tổ chức ngân hàng lớn như: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)…
  • Hơn thế, đây còn là ngân hàng đầu tiên có chi nhánh đặt tại châu Âu, hứa hẹn sự phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam tại thị trường thế giới.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hay còn gọi tắt là Vietcombank, có tên giao dịch Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. Tính theo vốn hóa, đây là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 01/04/1963, ngân hàng Vietcombank chính thức được thành lập với tư cách là một ngân hàng thương mại Nhà nước.

Hy vọng thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ “Big 4 là gì?”. Cùng với đó là nhớ “mặt” những ông lớn kiểm toán của Big 4 thế giới và cả những cái tên ngành ngân hàng được mệnh danh là Big 4 Việt Nam. Đừng quên theo dõi chúng mình để đọc được nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *