[Mẹo công sở] Phải làm gì khi đồng nghiệp hỏi quá nhiều?

Chốn công sở là nơi luôn đòi hỏi sự khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nếu không, bạn rất dễ phải đón nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm từ đồng nghiệp xung quanh. Trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “phải làm gì khi đồng nghiệp hỏi quá nhiều?”. Cùng đón đọc nhé!

Bạn đang đọc: [Mẹo công sở] Phải làm gì khi đồng nghiệp hỏi quá nhiều?

Cảm giác thế nào khi có đồng nghiệp “thích” hỏi?

Blogvieclam.edu.vn tin rằng, hầu hết mọi người tại nơi làm việc đều rất sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua những khó khăn. Thế nhưng đôi khi, đồng nghiệp lại lấy đó làm cái cớ để ỷ lại vào lòng tốt của bạn. 

Cảm giác thế nào khi có đồng nghiệp “thích” hỏi?

Tại công ty, ai cũng có những công việc riêng cần làm, cần hoàn thiện. Vậy nên, nếu bị hỏi quá nhiều chắc chắn sẽ mang đến cảm giác khó chịu, bực bội, thậm chí là làm nảy sinh những mâu thuẫn không đáng có chốn công sở. Bởi nó không chỉ làm phiền tới không gian riêng của người hỏi mà còn làm gián đoạn suy nghĩ, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của họ. Thậm chí, người được hỏi còn có thể bị phạt vì sự thiếu trách nhiệm trong công việc.  

Nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp hỏi nhiều

Vậy nếu rơi vào hoàn cảnh trên, bạn sẽ làm gì? Bực bội, khó chịu hay chấp nhận chịu đựng? Hãy để Blogvieclam.edu.vn gợi ý bạn những bí quyết đối phó qua nội dung dưới đây:

Chia sẻ thẳng thắn với đồng nghiệp

Đồng nghiệp vì thiếu kinh nghiệm nên mới hỏi

Thay vì khó chịu với đồng nghiệp, bạn hãy tìm cách trò chuyện trực tiếp với họ. Có thể do thực sự không hiểu biết về vấn đề đó và bạn là người am hiểu và có kinh nghiệm hơn nên muốn nhờ tới sự giúp đỡ của bạn.

Thế nhưng, hỏi nhiều thành quen. Đồng nghiệp mỗi khi gặp vướng mắc với lĩnh vực đó lại mặc nhiên tìm tới sự hỗ trợ của bạn. Vậy nên, để tạo cảm giác thoải mái giữa 2 bên cũng như không làm sứt mẻ mối quan hệ công sở, bạn hãy tìm cách chia sẻ thẳng thắn và nói rõ với họ. Hãy thể hiện rằng bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ nếu đồng nghiệp gặp khó khăn, thế nhưng bạn muốn họ phải chủ động tìm hướng giải quyết trước khi nhờ tới sự giúp đỡ. 

Tìm hiểu thêm: Domain là gì? Cấu trúc, phân loại & ý nghĩa của domain

Chia sẻ thẳng thắn với đồng nghiệp

Thêm nữa, việc hỏi trong giờ làm ảnh hưởng tới công việc của bạn thì bạn có thể trao đổi với họ một cách tinh tế rằng bạn sẽ rất thoải mái khi được hỏi vào những khung giờ rảnh như giờ nghỉ trưa.

Khéo léo tìm cớ từ chối

Khi câu hỏi của đồng nghiệp luôn nhận được lời giải đáp từ bạn thì điều đó sẽ khiến họ mặc định tìm đến bạn khi gặp khó khăn. Vậy nên, để hạn chế điều đó, thỉnh thoảng, hãy khéo léo đưa ra một vài lời từ chối, chẳng hạn như “Xin lỗi, vấn đề này mình cũng không rõ lắm nên chắc không thể giúp bạn được”.

Hoặc bạn có thể trực tiếp từ chối bằng lý do công việc như bạn đang có nhiều công việc cần làm, cần hoàn thiện, nếu không làm kịp trong hôm nay thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả làm việc. Với những lý do đó, phần lớn đồng nghiệp sẽ vui vẻ nhận lời từ chối của bạn.

>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên quản lý nhãn hàng

Khéo léo tìm cớ từ chối

Đưa ra giải pháp cho đồng nghiệp

Một bí quyết nữa là bạn có thể đưa ra giải pháp cho đồng nghiệp. Khi họ hỏi quá nhiều về một lĩnh vực chẳng hạn như về Excel thì bạn có thể chủ động gợi ý họ học thêm những khóa học về tin học văn phòng để có thể cải thiện kỹ năng. Hoặc nếu bạn là người có kinh nghiệm và khá thành thạo lĩnh vực đó, bạn có thể dành ra chút thời gian để training cho họ. Như vậy, bạn đã giúp họ tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề chứ không chỉ là khó khăn nhất thời. 

Hy vọng, với những chia sẻ ở trên, các bạn sẽ giải quyết được vấn đề “phải làm gì khi đồng nghiệp hỏi quá nhiều” chốn công sở. Để chia sẻ quan điểm về vấn đề này, tham gia ngay Blogvieclam.edu.vn Hỏi & Đáp nhé!

tham gia ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *