KPI nhân sự rất quan trọng cho nhân viên trong phòng nhân sự của doanh nghiệp. Vậy khi xây dựng cần phải dựa vào những chỉ số nào? Cùng tìm hiểu qua chia sẻ bổ ích dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: KPI nhân sự là gì? Xây dựng KPI nhân sự dựa trên những chỉ số nào?
KPI nhân sự là gì?
KPI là một trong những chỉ số được các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra để đánh giá hiệu quả làm việc với một nhân viên. Chính vì vậy, KPI nhân sự là chỉ số được xây dựng để đánh giá nhân viên làm việc trong bộ phận nhân sự hay hành chính nhân sự của công ty.
Chỉ số KPI này sẽ bao gồm: Chỉ tiêu đào tạo nhân lực, tuyển dụng, thủ tục, giấy tờ, tính bảng lương,…. Nó chính là thước đo hiệu suất làm việc cho nhân viên hành chính nhân sự hiện nay.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà KPI cho bộ phận này được đề ra sẽ khác nhau. Nó được xây dựng dựa trên thực tế hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty, cũng như chiến lược mà quản lý doanh nghiệp đề ra.
Dựa vào mức KPI cho từng nhân việc giúp nhà quản lý có thể xác định được:
- Nội dung đào tạo của từng nhân viên nhân sự đối với nhân viên mới vào công ty.
- Mức độ khen thưởng cho nhân viên đó dựa vào kết quả mà họ đạt được.
- Cải thiện văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp và hiện đại hơn.
Xây dựng KPI cho phòng nhân sự có lợi ích gì?
Thực hiện đánh giá nhân viên trong phòng nhân sự thông qua mẫu KPI chuẩn mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, KPI này giúp đo lường được mục tiêu mà mỗi nhân viên cần đạt được trong ngày, trong tháng. Chẳng hạn, doanh nghiệp muốn nhận được kết quả cụ thể cho hoạt động đào tạo thì đặt ra mức KPI đào tạo cho nhân sự để học tiến hành. Nhờ đó mà nhân viên biết được mình phải thực hiện bao nhiêu công việc. Đạt được định mức KPI sẽ giúp nhân viên có được cơ hội về mức tiền thưởng hay thăng tiến như trong doanh nghiệp. Đây chính là tạo động lực để nhân viên hành chính nhân sự cố gắng hết mình.
- Thứ hai, mẫu KPI chuẩn cho nhân sự chính là tạo ra một môi trường để nhân viên học hỏi. Bởi nhân viên hành chính nhân sự cần cố gắng liên tục để đạt được mức KPI mà quản lý đưa ra. Thông qua đó khai phá được khả năng tiềm năng trong công việc của chính họ.
- Thứ ba, KPI cho nhân sự giúp họ tiếp nhận nhanh chóng những thông tin quan trọng trong công ty. Từ đó mỗi cá nhân luôn phấn đấu để thực hiện tốt chúng. Đồng thời họ phải nỗ lực hết mình để vươn lên trước những đối thủ là đồng nghiệp để nắm cơ hội tăng lương, nhận thưởng hay thăng tiến.
Nhờ đó mà xây dựng mẫu KPI cho nhân sự không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho chính cá nhân nhân viên. Họ sẽ được đánh giá chính xác về năng lực của mình thông qua kết quả thực tế tạo ra.
Trong mẫu KPI nhân sự có những chỉ số nào quan trọng?
Tìm hiểu thêm: 5 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người hướng nội
Một mẫu KPI chuẩn cần xây dựng dựa trên những chỉ số như:
Trong mẫu KPI này có những chỉ số nào quan trọng?
- Chỉ số tuyển dụng: Mỗi nhân viên nhân sự cần có mức chỉ số tuyển dụng. Phải tuyển được bao nhiêu nhân sự trong khoảng thời gian như thế nào mà nức chi phí là bao nhiêu, lượng CV nhận được thông qua các kênh tuyển dụng cụ thể như thế nào. Đây sẽ là chỉ số để đánh giá năng lực của nhân viên.
- Chỉ số đào tạo: Nhân sự sẽ đảm nhận việc đào tạo nguồn nhân lực mới vào công ty. Thông qua quá trình này giúp họ làm quen với văn hóa và cách làm việc của doanh nghiệp. Vì vậy mà chỉ số đào tạo cho nhân viên hành chính nhân sự rất quan trọng để đánh giá công việc của họ.
- Một số chỉ số khác mà nhà quản lý sẽ đưa ra cho nhân viên nhân sự như: Quản lý tài sản chung, giấy tờ, sổ sách, lên bảng lương, công tác lễ tân,…
Không chỉ dựa vào KPI mà nhà quản lý có thể đánh giá toàn diện về một nhân viên. Các lãnh đạo còn dựa vào thái độ làm việc, biểu hiện, các mối quan hệ trong công tư, kỹ năng mềm,… Nếu mọi đánh giá đều tốt, cơ hội các bạn được tăng lương hoặc thăng tiến trong phòng nhân sự là rất lớn.
Lưu ý khi xây dựng KPI nhân sự trong doanh nghiệp
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Hộ sinh
Doanh nghiệp cần vạch ra mục tiêu rõ ràng khi xây dựng mẫu KPI cho nhân viên nhân sự. Nhà quản lý cần nghiên cứu để đảm bảo chỉ số KPI đưa ra nhân viên có thể thực hiện được.
Ban đầu, doanh nghiệp cần xây dựng KPI nhẹ nhàng để nhân sự dần quen công việc. Nhờ đó mà họ sẽ không cảm thấy áp lực và giảm tỷ lệ nghỉ việc khi mới vào làm. Sau đó nâng cao dần chỉ số KPI sao cho phù hợp nhất khi họ có trình độ và kinh nghiệm.
Nhà quản lý cần thường xuyên theo dõi các chỉ số KPI để biết chính xác tiến độ công việc thực hiện của nhân viên nhân sự như thế nào. Đồng thời nắm bắt kịp thời những khó khăn và vướng mắc của họ để giúp đỡ hoặc sửa đổi mẫu KPI cho phù hợp.
Xây dựng mẫu KPI nhân sự phải đảm bảo có thể đánh giá chuẩn xác nhất về năng lực của họ. Các chỉ số KPI phải rõ ràng, minh bạch với tất cả nhân viên trong phòng nhân sự.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin và kiến thức bổ ích về KPI nhân sự. Hy vọng chia sẻ này sẽ bổ ích và giúp nhà quản lý xây dựng mẫu KPI cho phòng nhân sự chuẩn và hiệu quả.