Mô hình quản lý nhân sự là gì? Tổng hợp thông tin hữu ích cho bạn

Mô hình quản lý nhân sự là gì? Vai trò của nó như thế nào? Đọc chia sẻ trong bài viết này và bỏ túi 5 mô hình hiệu quả nhất mà doanh nghiệp nên áp dụng nhé!

Bạn đang đọc: Mô hình quản lý nhân sự là gì? Tổng hợp thông tin hữu ích cho bạn

Định nghĩa về mô hình quản lý nhân sự

Định nghĩa về mô hình quản lý nhân sự

Mô hình quản lý nhân sự là toàn bộ hoạt động của một công ty có liên quan mật thiết đến quản trị nguồn nhân lực. Cụ thể nó sẽ bao gồm: Quá trình thu hút, sử dụng, phát triển và đánh giá nguồn nhân lực phù hợp cho doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn số lượng người lao động cho từng vị trí.

Giải đáp vai trò của mô hình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Mô hình quản lý nhân sự của doanh nghiệp và mô hình kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi xây dựng được một mô hình chuẩn và phù hợp, công ty có thể:

  • Thu hút được các nhân tài có năng lực và chất lượng thực sự, nhờ đó giảm quá trình đào tạo đầu vào.
  • Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc duy trì số lượng cần thiết, các bộ phận cần được bổ sung thêm nhân sự chất lượng để phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất.
  • Tối đa hóa cho hiệu quả sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhờ đó mà đảm bảo khai thác toàn bộ kỹ năng, năng lực của nhân viên giúp tạo kết quả công việc tốt nhất.

Vai trò của mô hình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Top 5 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả mà nhà quản trị nên biết

Hiện nay, quản lý nhân sự có nhiều dạng mô hình khác nhau. Vậy đâu là mô hình hiệu quả mà các doanh nghiệp nên nắm được để ứng dụng? JobsGo sẽ chia sẻ đến bạn top 5, cụ thể như sau:

Mô hình nhân quả theo tiêu chuẩn của HRM

Đây là mô hình dựa vào chiến lược để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho công ty. Tùy thuộc chiến lược tổng thể được hoạch định như thế nào, nhà quản lý sẽ tiến hành quản lý nhân sự sao cho hiệu quả nhất để đạt được kết quả cao về lợi nhuận, doanh thu,…

Mô hình 8 chiếc hộp của Paul Boselie

Trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp, theo mô hình 8 chiếc hộp thì hiệu quả công việc chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố bên ngoài và bên trong. 

Mô hình này bao gồm 5 phần là:

  • Các thông lệ nhân sự dự kiến
  • Thực tế nhân sự
  • Thực hành nhân sự được nhận thức
  • Kết quả nhân sự
  • Các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp

Mô hình quản lý nhân sự theo chuỗi giá trị

Tìm hiểu thêm: Flyer là gì? Cách thiết kế Flyer chuyên nghiệp, hiệu quả

Mô hình quản lý theo chuỗi giá trị

Theo mô hình này, lĩnh vực nhân sự trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại:

  • Hoạt động HRM gồm: tuyển dụng, đào tạo, bồi thường, lập kế hoạch kế nhiệm. Chúng là những hoạt động hàng ngày vẫn diễn ra trong doanh nghiệp.
  • Kết quả của HRM là mục tiêu hướng đến, nó bao gồm: động lực, sự hài lòng, khả năng duy trì và sự hiện diện.

Mô hình nâng cao của chuỗi giá trị nhân sự

Mô hình này có 2 điểm khác biệt nổi bật so với mô hình chuỗi giá trị nhân sự thông thường. Cụ thể là:

  • Thông qua thẻ điểm cân bằng để xác định hiệu suất của tổ chức. Nhờ đó nó tạo mối liên kết giúp gắn kết giá trị gia tăng của nhân sự với hoạt động phát triển kinh doanh.
  • Mô hình triển khai bằng nhiều công cụ hỗ trợ nhân sự và nó hỗ trợ công việc cho các HR cực kỳ hiệu quả.

Mô hình quản lý nhân sự theo khung Harvard

Mô hình này có 5 thành phần quan trọng khi quản lý nhân sự trong doanh nghiệp gồm:

  • Các yếu tố về tình huống
  • Lợi ích của các bên có liên quan đến quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
  • Chính sách HRM được triển khai
  • Kết HRM thu nhận được
  • Các hệ quả lâu dài được doanh nghiệp đặt ra để hoàn thành nó

Muốn quản lý nhân sự hiệu quả cần những kỹ năng gì?

>>>>>Xem thêm: Ngành bảo hiểm xưa & nay: Những định kiến đang dần được xóa bỏ

Muốn quản lý nhân sự hiệu quả cần những kỹ năng gì?

Một nhà lãnh đạo muốn quản lý nhân viên dưới quyền một cách hiệu quả, ngoài áp dụng phù hợp mô hình quản lý nhân sự thì cần có những kỹ năng như sau:

  • Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt thông điệp, thông tin hiệu quả đến nhân viên.
  • Thứ hai, kỹ năng tổ chức giúp phân bổ nhiệm vụ cho các nhân viên một cách hiệu quả.
  • Thứ ba, kỹ năng ra quyết định để luôn định hướng tốt nhất sự phát triển và hướng đi cho nhân viên, cũng như toàn doanh nghiệp.
  • Thứ tư, kỹ năng đào tạo và phát triển để có nguồn nhân lực chất lượng. Thông qua đó hiệu suất làm việc luôn cao.
  • Thứ năm, kỹ năng thành lập ngân sách cho từng bộ phận, từ mức lương, thưởng cho đến các chế độ chính sách phúc lợi. Nó đảm bảo hấp dẫn và giữ chân được nhân viên của mình.

Như vậy, bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc kiến thức tổng quan về mô hình quản lý nhân sự. Hy vọng với chia sẻ trên, nhà quản trị doanh nghiệp có thể lựa chọn được một mô hình phù hợp nhất để áp dụng nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *