Bạn đã chuẩn bị một tâm lý tốt để tham gia phỏng vấn với mục tiêu chinh phục vị trí việc làm? Bạn đã ôn luyện kiến thức cần thiết và tự tin có thể trả lời các câu hỏi liên quan. Thế nhưng, bạn vẫn có thể “out top” chỉ vì những sai lầm đáng tiếc. Vậy cụ thể những vấn đề đó là gì? Hãy cùng đọc bài viết và nắm bắt “những điều ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu” để tránh mắc phải nhé.
Bạn đang đọc: Top 7 điều ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu nhất
Không tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công ty
Điều nhà tuyển dụng ghét nhất chính là họ đã dành thời gian để đọc CV, tìm hiểu cũng như trao cho bạn cơ hội nhưng bạn lại làm tốn thời gian của họ. Làm sao bạn có thể làm việc khi không hiểu về sản phẩm, dịch vụ? Việc không nghiên cứu, tìm hiểu trước các thông tin về công ty mà mình phỏng vấn cho thấy bạn không thực sự hứng thú, đam mê muốn làm việc, thậm chí là thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng. Chắc chắn sẽ không ai muốn gặp gỡ, trao đổi với một ứng viên thiếu thành ý và bạn sẽ nhanh chóng “rớt ngay từ vòng gửi xe”.
Không thực hiện theo hướng dẫn cơ bản
Trong quá trình tuyển dụng, các HR sẽ đều hướng dẫn chi tiết về việc gửi CV qua đâu, những hồ sơ cần thiết, liên lạc qua đâu để ứng tuyển,… Thế nhưng, có những ứng viên lại không để ý và thực hiện sai như là không gửi CV, không cung cấp bằng cấp hay cứ gọi điện liên tục để được gặp. Điều này sẽ khiến phía nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và làm gián đoạn công việc họ đang thực hiện.
Không chỉ vậy, có những ứng viên còn nộp hồ sơ vào vị trí mà họ không đủ điều kiện. Như vậy, các ứng viên không hề đọc hết các yêu cầu trên tin tuyển dụng trước khi ứng tuyển. Điều này làm mất thời gian của cả 2 bên mà không mang lại được kết quả gì.
Viết sai tên công ty trong hồ sơ ứng tuyển
Đây là một lỗi nghiêm trọng nhưng lại rất nhiều ứng viên mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn đang ứng tuyển 1 lúc quá nhiều công ty nên có thể vô tình sao chép mà không sửa lại tên. Và tất nhiên, bất kỳ nhà tuyển dụng nào khi nhận được CV ứng tuyển không phải cho vị trí bên mình thì đều khó chịu và chắc chắn sẽ không lựa chọn CV này.
Không đính kèm các liên kết cần thiết trong hồ sơ
Các nhà tuyển dụng thường sẽ rất bận rộn và 1 ngày có thể tiếp nhận hàng trăm hồ sơ xin việc. Chính vì vậy, với những hồ sơ quá sơ sài, không cung cấp thông tin chi tiết hay đơn giản là không đính kèm liên kết cần thiết theo yêu cầu sẽ khiến họ thấy mất hứng thú. Điều nhà tuyển dụng muốn biết đó là sản phẩm, thành tựu bạn đạt được là gì qua chứng minh cụ thể chứ không phải chỉ 1 – 2 dòng viết hời hợt “Tôi đã đạt thành tích tốt trong công việc,…”.
Hỏi những câu không liên quan đến công việc/công ty
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: “Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động?”
Khi tham gia phỏng vấn, các chuyên gia vẫn thường khuyên ứng viên nên chủ động đặt câu hỏi cho phía nhà tuyển dụng để tạo ấn tượng và ghi điểm. Tuy nhiên, nếu chỉ vì thế mà các bạn đưa ra những câu không liên quan, câu hỏi chung chung, mơ hồ kiểu “cố đấm ăn xôi” thì lại khiến kết quả xấu đi đó.
Việc ứng viên hỏi những câu quá xa vời khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, họ cho rằng các bạn chưa chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn. Như vậy, có lẽ các bạn không nhiệt tình và không quá kỳ vọng trúng tuyển vào vị trí việc làm.
Chỉ tập trung vào chế độ, phúc lợi
Lương, thưởng, chế độ hay phúc lợi,… là điều mà ứng viên nào cũng sẽ quan tâm khi tìm việc làm. Thế nhưng, việc các bạn chỉ chăm chăm hỏi và quan tâm đến vấn đề này sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao ứng viên coi trọng lợi ích bản thân quá nhiều mà không quan tâm đến việc cống hiến, mang lại giá trị cho công ty. Bởi vậy, thường những ứng viên đề cập nhiều đến thông tin này sẽ khó chinh phục được nhà tuyển dụng.
Không thể hiện sự quan tâm sau khi phỏng vấn
Rất nhiều ứng viên phỏng vấn xong là ra về và không có bất kỳ sự quan tâm, phản hồi nào với phía nhà tuyển dụng. Đây là việc không bắt buộc song nó rất cần thiết để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
>>>>>Xem thêm: Các Ngành Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM 2024
Dù quá trình phỏng vấn diễn ra như thế nào, các bạn cũng nên gửi lời cảm ơn vì họ đã cho bạn cơ hội được gặp gỡ, trao đổi và thể hiện bản thân mình. Nếu tình huống gấp gáp, nhà tuyển dụng quá bận thì các bạn có thể chọn cách gửi email cảm ơn sau khi trở về.
Trên đây là những điều ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu mà các bạn cần phải tránh. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được kinh nghiệm ứng tuyển, tham gia phỏng vấn và chinh phục được việc làm mơ ước. Để biết thêm thông tin về bí quyết tìm việc, hãy truy cập vào website jobsgo.vn thường xuyên các bạn nhé.