Làm việc trong môi trường tích cực, đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng và luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Thế nhưng, thực tế tại môi trường công sở thì lại không ít trường hợp đồng nghiệp tỏ thái độ, “khó ở” và không chịu hợp tác khi làm việc. Vậy phải làm sao để đối phó với những kiểu đồng nghiệp không hợp tác này? Cùng tham khảo bí quyết được Blogvieclam.edu.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Đồng nghiệp không hợp tác: Đối phó làm sao để “đẹp” lòng 2 bên?
Đừng vội kết luận, hãy kiên nhẫn lắng nghe
Khi đồng nghiệp không chịu hợp tác, trước hết bạn hãy kiên nhẫn để lắng nghe họ, đừng vội đưa ra kết luận gì. Bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như cảm xúc tiêu cực của cá nhân hay thiếu sự lắng nghe từ những người khác,… Do đó, bạn hãy thử kiên nhẫn để nghe đồng nghiệp của mình chia sẻ, đồng thời hãy thể hiện thái độ tích cực của bản thân thông qua một vài cử chỉ ngôn ngữ cơ thể nhẹ nhàng.
Thay vì bạn cố gắng cãi nhau, to tiếng thì hãy thử giải quyết mọi chuyện một cách đơn giản, mềm mỏng để xem đồng nghiệp có sự thay đổi, chuyển biến nào không. Sau đó, tùy vào tình hình mà bạn có động thái phù hợp.
Giữ bình tĩnh, đừng để xảy ra mâu thuẫn
Đối với công việc văn phòng, mỗi vị trí đều sẽ có những áp lực, căng thẳng nhất định khiến cho tâm trạng, tinh thần của mọi người đi xuống. Bởi vậy, nếu bạn tỏ thái độ mất bình tĩnh, gây mâu thuẫn thì chắc chắn họ sẽ không hợp tác. Cách tốt nhất lúc này là bạn hãy giữ vững sự bình tĩnh, suy nghĩ thoáng để xóa tan đi căng thẳng, mệt mỏi trong công việc hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để xảy ra các mâu thuẫn không đáng có, kiềm chế cảm xúc của mình, không nóng giận mà cư xử thô lỗ, thiếu văn minh với đồng nghiệp. Việc liên tục có những hành động thiếu kiểm soát không chỉ khiến cho đồng nghiệp không chịu hợp tác mà còn làm cho mối quan hệ giữa 2 bên trở nên bất hòa, chia rẽ.
Đừng im lặng, hãy trực tiếp đối thoại
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng ra quyết định: Quy trình 7 bước đưa ra quyết định
Khi làm việc trong một nhóm, một tập thể mà có đồng nghiệp không hợp tác thì chắc chắn sẽ gây ra bất lợi cho các kế hoạch, hoạt động và mục tiêu chung. Bởi vậy, im lặng cho qua sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy mạnh dạn gặp trực tiếp người đồng nghiệp đó trong trạng thái bình tĩnh, vừa hỏi vừa lắng nghe. Bạn nên sử dụng những lời nói mềm mỏng, nhẹ nhàng để đồng nghiệp cảm thấy gần gũi và dễ chia sẻ hơn.
Thông qua việc đối thoại trực tiếp này, bạn sẽ có thể biết được nguyên nhân từ đâu mà đồng nghiệp không chịu hợp tác cũng như tìm được cách giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, khi trao đổi, bạn cũng cần nhớ giữ cho mình một lối hành xử lịch sự, tôn trọng. Đây là điều vô cùng cần thiết để cải thiện mối quan hệ của đôi bên.
Đừng cô lập, hãy thử kết nối họ với nhóm
Trong nhiều trường hợp, đồng nghiệp không chịu hợp tác vì trước đó họ vô tình mắc phải sai lầm khiến mọi người dần tránh xa. Vậy, nếu là trưởng nhóm, bạn hãy đứng ra để làm cầu nối kết nối họ với nhóm, tuyệt đối không nên a dua cô lập đồng nghiệp của mình. Điều này sẽ chỉ khiến cho mâu thuẫn tăng lên, mối quan hệ không còn tốt đẹp.
Cụ thể, bạn hãy đảm bảo là không ai được bị loại ra khỏi câu chuyện chung của nhóm. Có thể bạn sẽ mời các đồng nghiệp đi cafe chém gió cho thư giãn, đi ăn trưa cùng nhau để hiểu rõ hơn về họ. Khi càng có nhiều cơ hội gặp gỡ tương tác thì mọi người sẽ càng thân thiện, gần gũi và gắn kết với nhau hơn. Biết đâu chỉ cần vậy, đồng nghiệp sẽ lại vui vẻ làm việc, hợp tác với nhau thì sao?
Giữ khoảng cách khi không còn giải pháp
Bạn đã rất cố gắng để bình tĩnh lắng nghe, trao đổi hay kết nối đồng nghiệp nhưng vẫn không thể nhận được sự hợp tác từ họ. Khi mọi thứ đều trở nên thất bại, đồng nghiệp không muốn hợp tác chỉ vì cảm xúc chủ quan, họ có thành kiến và không muốn liên quan đến bạn, bạn nên giữ khoảng cách.
Ngoài vấn đề công việc, bạn có thể thiết lập một ranh giới để bảo vệ về sức khỏe, tinh thần cũng như năng suất làm việc của mình. Bạn cần có sự kiên định, mạnh mẽ để không bị những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, khó chịu hay bất bình từ họ làm ảnh hưởng đến mình.
>>>>>Xem thêm: Tin học văn phòng là gì? Những kỹ năng tin học văn phòng bạn cần có
Blogvieclam.edu.vn mách bạn một vài kỹ năng để xử lý tình huống văn minh, tích cực khi gặp đồng nghiệp không hợp tác đó chính là đối xử nhã nhặn, tôn trọng. Dù họ không thích nhưng dần dần, rất có thể họ sẽ thay đổi thái độ thì sao? Còn nếu sự không hợp tác của họ gây ảnh hưởng đến công việc chung thì hãy tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cấp trên hoặc bộ phận nhân sự nhé.
Như vậy, để đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác, bạn nên áp dụng các biện pháp một cách linh hoạt, tùy vào từng trường hợp, tình huống cụ thể. Tuy nhiên, dù bạn giải quyết như thế nào thì hãy luôn dựa trên tinh thần lạc quan, tích cực, không gây ảnh hưởng đến tập thể cũng như công việc chung nhé.