Ô nhiễm tiếng ồn nơi làm việc: Tác hại thế nào? Ngăn chặn ra sao?

Ô nhiễm tiếng ồn nơi làm việc không chỉ gây mất tập trung, làm giảm năng suất làm việc mà còn tác động xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động.

Bạn đang đọc: Ô nhiễm tiếng ồn nơi làm việc: Tác hại thế nào? Ngăn chặn ra sao?

Ô nhiễm tiếng ồn là gì?

Không phải tất cả âm thanh đều được coi là ô nhiễm tiếng ồn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trên 65 decibel (dB). Nói một cách chính xác, tiếng ồn có hại khi vượt qua 75 decibel và gây đau đớn khi đạt 120 decibel. 

Theo WHO, ô nhiễm tiếng ồn là một trong những mối đe dọa từ môi trường nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Và theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA), tiếng ồn là nguyên nhân gây ra 16.600 ca tử vong sớm và hơn 72.000 ca nhập viện mỗi năm chỉ tính riêng ở Châu Âu.

Tác hại của tiếng ồn ở nơi làm việc

Tiếng ồn ở nơi làm việc có thể ảnh hưởng xấu tới người lao động theo nhiều cách khác nhau.

Tiếng ồn gây căng thẳng

Tiếng ồn có thể làm tăng mức độ căng thẳng.

Không chỉ deadline và mâu thuẫn văn phòng, tiếng ồn cũng làm tăng mức độ căng thẳng ở người lao động. Tiếp xúc lâu với một số tiếng ồn nhất định sẽ kích hoạt các phản ứng căng thẳng trong cơ thể, chẳng hạn như tăng huyết áp và nhịp tim.

Ngay cả những âm thanh tưởng chừng bình thường như chuông điện thoại, các cuộc trò chuyện cũng ảnh hưởng đến nhịp tim.

Tiếng ồn gây mất tập trung

Âm thanh, đặc biệt là âm thanh trò chuyện được xếp hạng nhất trong danh sách những yếu tố gây mất tập trung ở nơi làm việc. Chuyên gia thiết kế nơi làm việc Alan Hedge tại Cornell cho biết: “Âm thanh phát ra từ một người khác đáng lo ngại hơn nhiều so với âm thanh được phát ra từ một cô máy. Bởi vì với tư cách là những sinh vật xã hội, con người hòa hợp hơn với âm thanh do con người tạo ra”.

Tiếng ồn làm giảm năng suất

Tiếng ồn làm giảm năng suất làm việc.

Người lao động có thể làm việc kém hiệu quả tới 66% khi nghe thấy một cuộc trò chuyện gần đó.

Trong một thử nghiệm được phát sóng trên kênh “The Secret Life of Buildings”, nhà phê bình kiến ​​trúc Tom Pychoff đã tham gia một thử nghiệm liên quan đến hoạt động não bộ khi làm việc trong một không gian mở. Thử nghiệm này cho thấy “những đợt mất tập trung dữ dội” trong hoạt động não của anh.

Tiếng ồn khiến ngày làm việc trở nên mệt mỏi

Các nhà khoa học đồng ý rằng việc tiếp xúc với tiếng ồn quá mức sẽ kích thích hệ thần kinh của chúng ta – làm tăng huyết áp và giải phóng các hormone căng thẳng.

Và để hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta sẽ phải chăm chỉ và nỗ lực hơn gấp nhiều lần. Cuối cùng, cảm giác mệt mỏi sẽ ập tới.

Tiếng ồn có liên quan đến các bệnh về xương khớp

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng cho thấy những người tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có xu hướng cúi xuống và khom lưng khi làm việc. Điều này có thể gây ra các bệnh về xương khớp.

Đeo tai nghe có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn

Nhiều người ngăn chặn âm thanh ồn ào xung quanh bằng cách đeo tai nghe và lạc vào thế giới của riêng họ. Tuy nhiên, hành vi này gây ra không ít tác hại.

Khi đeo tai nghe, chúng ta đang đưa âm thanh đến gần hơn với tai trong và ốc tai, âm thanh có thể lên tới 9 decibel. Mức âm lượng cao có thể làm hỏng các tế bào lông nhạy cảm nằm trong ốc tai (thứ có nhiệm vụ chuyển tiếp âm thanh đến não).

Loại tiếng ồn nào tệ nhất ở nơi làm việc?

Tìm hiểu thêm: Những lý do xin nghỉ phép khéo léo chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn

Tiếng trò chuyện là âm thanh ảnh hưởng xấu nhất tới cảm xúc, khả năng tập trung và sáng tạo.

Trong môi trường văn phòng, chúng ta bị bao quanh bởi hàng tá những phiền nhiễu như cuộc trò chuyện, điện thoại đổ chuông. Nơi làm việc cũng không tách biệt hẳn với âm thanh của thế giới bên ngoài. Phương tiện giao thông, các công trình xây dựng có thể gây ra tiếng ồn liên tục, gây mất tập trung suốt cả ngày.

Và đại dịch đã buộc nhiều người trong chúng ta phải làm việc từ xa. Nhưng nhà hiếm khi là một nơi làm việc yên tĩnh. Khi WFH, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều loại âm thanh khó chịu như tiếng hát của hàng xóm, tiếng máy giặt hoạt động, tiếng gà kêu chó sủa,…

Trong số đó, giọng nói ngắt quãng là thứ âm thanh tệ hơn cả.

Julian Treasure – người đứng đầu Sound Agency cho biết: “Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng âm thanh có sức hủy diệt lớn nhất chính là cuộc trò chuyện của người khác“. Đáng buồn là đây lại chính là thứ âm thanh phổ biến nhất tại nơi làm việc. Chúng ta có thể phải nghe thấy nó khi các đồng nghiệp ngồi phía sau quay lại và nói chuyện với nhau; hoặc khi ai đó đang nghe điện thoại.

Tiếng ồn không phải lúc nào cũng xấu

Mức độ tiếng ồn hợp lý có thể giúp cải thiện khả năng sáng tạo.

Tiếng ồn không phải lúc nào cũng xấu. Nó có thể mang lại một số lợi ích nhất định nếu được sử dụng hợp lý.

Trong một nghiên cứu tại Đại học Illinois ở Urbana – Champaign, những người tham gia được yêu cầu thực hiện một thử thách sáng tạo trong khi nghe các mức độ khác nhau của âm thanh. Họ được yêu cầu đưa ra các cách sử dụng một viên gạch.

Khi phải động não trong không gian có tiếng ồn thấp (50 decibel – mức độ tiếng ồn phổ biến ở một văn phòng), những người tham gia thực nghiệm có xu hướng sáng tạo kém hơn so với khi thử thách trong không gian có mức độ tiếng ồn 70 decibel (tương đương với âm thanh ở các quán cafe nhộn nhịp). Mức độ tiếng ồn tăng lên khiến những người tham gia gặp khó khăn khi suy nghĩ. Và càng khó nghĩ, thì ý tưởng của họ càng trở nên trừu tượng và sáng tạo hơn.

Nhưng khi tiếng ồn tăng lên 85 decibel (tương đương với tiếng của một chiếc xe tải chạy qua), việc suy nghĩ trở nên khó khăn đến mức khả năng sáng tạo mất đi.

Vì vậy, các nhà khoa học kết luận rằng, lượng tiếng ồn vừa phải có thể thúc đẩy sự sáng tạo. Và ngược lại, tiếng ồn quá nhỏ hoặc quá lớn có thể phá hủy sự sáng tạo của chúng ta.

Làm thế nào để giảm ô nhiễm tiếng ồn nơi làm việc?

Thật may vì có nhiều biện pháp bạn có thể áp dụng để giảm tiếng ồn nơi làm việc.

>>>>>Xem thêm: [Góc bàn luận] Email có phải là một “gánh nặng” trong công sở?

Cây xanh và các vật dụng mềm mại giúp ngăn chặn tiếng ồn hiệu quả.

Giảm ô nhiễm tiếng ồn trong văn phòng

  • Cách bố trí văn phòng: Việc tích hợp các vách ngăn cao sẽ tạo ảo giác về các khu vực riêng tư và ngăn âm thanh truyền đi xa nếu không thể tái cấu trúc toàn bộ sàn.
  • Sử dụng vật liệu cách âm/ hấp thụ âm thanh (bọt xốp, bông khoáng,…) giúp giảm tiếng ồn bên ngoài xâm nhập vào trong.
  • Đặt các chậu cây xanh trong văn phòng: Cây xanh có thể làm lệch hướng và khuếch tán âm thanh.
  • Sử dụng tai nghe: Tôi không khuyến khích cách này, nhưng nếu không thể làm gì khác để tránh tiếng ồn xung quanh, bạn có thể đeo tai nghe. Nếu muốn nghe nhạc trong khi làm việc, thì nhạc cổ điển, tiếng nước chảy,… là lựa chọn tốt nhất.

Giảm ô nhiễm tiếng ồn tại nhà

Nếu bạn đang làm việc tại nhà và cảm thấy tiếng ồn xung quanh ảnh hưởng xấu đến khả năng tập trung, sự sáng tạo và năng suất lao động của bạn, bạn nên:

  • Chọn một khu vực yên tĩnh: Nếu có thể, hãy chọn không gian làm việc yên tĩnh. Tốt nhất là trong một căn phòng mà bạn có thể đóng cửa.
  • Đặt quy tắc với những người xung quanh: Nếu nhà bạn có nhiều người cùng sinh hoạt, bạn nên thử đặt ra một số quy tắc, chẳng hạn như không bật nhạc, nói chuyện to,… trong khoảng thời gian bạn làm việc.
  • Bố trí nội thất một cách hợp lý: Tất cả các đồ vật hiện diện trong phòng, cũng như cách chúng được sắp xếp đều có thể tác động đến cách âm thanh lưu thông. Vì vậy, bạn nên đảm bảo không gian làm việc có đủ đồ đạc, tốt nhất là các đồ có bề mặt mềm để tránh hiệu ứng dội âm. Bạn cũng có thể ngăn chặn tiếng ồn bằng cách treo tranh trên tường và đặt cây xanh trong phòng.

? Có thể bạn quan tâm: Cải thiện ánh sáng nơi làm việc giúp tăng năng suất lao động

Kết luận

Bạn có đang bị ảnh hưởng xấu bởi ô nhiễm tiếng ồn nơi làm việc không? Hi vọng những biện pháp Blogvieclam.edu.vn giới thiệu trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *