Vingroup – một trong những tập đoàn lớn và có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng cực nhanh. Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay, là nhờ sự đóng góp không nhỏ trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng và chiến lược xây dựng công ty của ông. Cùng JosGO đi tìm hiểu những tư duy đắt giá này nhé!
Bạn đang đọc: Tư duy đắt giá trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là phương thức tiếp cận của nhà quản trị để đưa ra phương hướng, kế hoạch để phát triển doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực cho nhân viên làm việc và gắn bó với công ty. Dưới góc nhìn của nhân viên, thì phong cách thường được thể hiện qua ý tứ hoặc hành động rõ ràng từ lãnh đạo của họ.
Mỗi một vị CEO sẽ có các phong cách lãnh đạo riêng phù hợp với từng hoàn cảnh và thời điểm. Và một trong những phong cách lãnh đạo được nhiều người quan tâm đó chính là của chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn đi phân tích và tìm hiểu trong nội dung phần tiếp theo nhé!
Tư duy đắt giá trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
Trong một buổi phỏng vấn, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đưa ra 1 số tư duy đắt giá về nghệ thuật lãnh đạo mà ông đã đúc kết trong quá trình xây dựng và phát triển tập đoàn Vingroup:
Đam mê với công việc và học hỏi đối thủ
Tìm hiểu thêm: 16 Ứng dụng cải thiện hiệu suất công việc và tiết kiệm thời gian
Trong buổi tọa đàm với CEO Viettel cùng nhân viên của tập đoàn Vingroup và Viettel, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trả lời thắc mắc: “Vingroup đã làm như thế nào để có thể kinh doanh đa lĩnh vực thành công đến vậy? Trong khi những lĩnh vực này hoàn toàn không phải sở trường của ông mà cũng chẳng liên quan tới nhau?”.
Lúc này, ông đã chia sẻ rằng: Khi bước sang lĩnh vực khác không thể chắc chắn thành công 100%, nhưng khi đã quyết định làm gì thì cần có sự đam mê, nỗ lực không ngừng với công việc. Bởi khi thực sự nghiêm túc và đam mê với công việc thì con người ta sẽ tự giác tìm tòi, học hỏi, quan sát và khám phá mà không cần một ai thôi thúc, nhắc nhở. Từ đó, kết quả đạt được cũng sẽ tốt hơn, không bị gò bó và ép buộc theo 1 khuôn khổ nào.
Công việc cần xây dựng trên quy trình và có nhiệm vụ rõ ràng
Để triển khai và hoàn thành tốt bất kỳ công việc nào thì cũng cần xây dựng một quy trình cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện từng bước trong quy trình cần có các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực để phân chia từng nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bộ phận.
Và người lãnh đạo có trách nhiệm rà soát và kiểm soát quá trình thực hiện xem có diễn ra đúng kế hoạch không. Nếu chưa hoàn thành đúng kế hoạch thì cần đánh giá và xem xét lại để đưa ra phương hướng chính xác nhất.
Không xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ
Con người ta luôn có suy nghĩ muốn hưởng thụ và giải trí trong lúc làm việc. Tuy nhiên, kết quả đạt được khi vừa làm vừa nghỉ sẽ không cao bằng những người dành riêng quỹ thời gian nghỉ ngơi và làm việc riêng. Khi đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và vững vàng làm việc thì dù xảy ra tình huống nào thì bạn cũng có thể xử lý tốt.
Nhanh không có nghĩa là không chất lượng
Có nhiều người thường nghĩ rằng “nhanh thường đi đôi với ẩu đoảng”. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm, bởi khi có kỹ năng và chuyên môn vững vàng thì họ có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mà vẫn đạt kết quả như ý muốn.
Dành thời gian học hỏi
>>>>>Xem thêm: Làm sao để sáng tạo? Bí quyết giúp bạn thành công trong công việc
Không chỉ nhân viên, mà ngay cả những người lãnh đạo đứng đầu 1 doanh nghiệp cũng cần dành thời gian để trau dồi và học hỏi kiến thức, đặc biệt là những kiến thức về quản trị. Bởi chỉ có kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng thì mới có thể xử lý mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra và đưa công ty phát triển lớn mạnh bền vững hơn nữa.
Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng
Lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng là phương pháp nhiều doanh nghiệp bỏ qua, bởi họ luôn bảo thủ cho rằng sản phẩm của mình là chất lượng nhất. Tuy nhiên, dù sản phẩm có chất lượng đến thế nào đi chăng nữa thì người đứng đầu của doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới phản hồi của khách hàng để biết sản phẩm có ưu nhược điểm gì, có được ưa chuộng không? Khi trả lời được những câu hỏi này thì cũng là lúc mà bạn đưa ra được những công việc tiếp theo cần thực hiện.
Trên đây là tất cả những gì mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc về phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng, các bạn có thể tham khảo và áp dụng thành công trong doanh nghiệp mình!