4 câu hỏi nhà tuyển dụng nên tránh khi phỏng vấn ứng viên!

Phỏng vấn là một trong những hoạt động rất cần thiết để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về ứng viên, từ đó đánh giá mức độ phù hợp và đưa ra quyết định có lựa chọn hay không? Trong buổi phỏng vấn, họ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau nhằm khai thác tối đa ứng viên về cả trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm hay tính cách. Tuy nhiên, sẽ có những vấn đề tế nhị mà nhà tuyển dụng nên tránh để không gây ra cảm giác gượng gạo, khó xử cho ứng viên. Vậy đó là những câu hỏi gì?

Bạn đang đọc: 4 câu hỏi nhà tuyển dụng nên tránh khi phỏng vấn ứng viên!

Thực tế, thời gian phỏng vấn cho mỗi ứng viên là có hạn, dù muốn hay không thì nhà tuyển dụng cũng cần phải cân nhắc, đưa ra những câu hỏi thật sự cần thiết, hướng đúng mục đích của mình. Dưới đây là 4 câu hỏi ngoài lề mà nhà tuyển dụng nên tránh để không làm mất thời gian tìm hiểu giữa 2 bên, hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Bạn tốt nghiệp năm bao nhiêu?

Nghe qua thì đây chỉ là một câu hỏi khá bình thường, nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã ra trường được mấy năm, kinh nghiệm như thế nào? Tuy nhiên, thực tế thì câu hỏi này có liên quan đến tuổi tác, dựa vào năm bạn tốt nghiệp, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đoán ra số tuổi của bạn hiện tại. 

Nhà tuyển dụng không nên hỏi về năm tốt nghiệp của ứng viên

Đối với người phương Đông, vấn đề này khá thoải mái nhưng với người phương Tây thì khác, họ xem đây là hành vi thiếu lịch sự, không tôn trọng. Thậm chí, ở một số quốc gia, câu hỏi sự phân biệt tuổi tác với những người trên 40 còn xem là hành vi phạm pháp. Do đó, khi phỏng vấn ứng viên, điều duy nhất mà nhà tuyển dụng cần biết về tuổi là họ đã đủ 18 hay chưa? Và thông tin này có thể tham khảo được trong CV xin việc, các ứng viên đã cung cấp cơ bản về quá trình học tập, năm tốt nghiệp,…

Bạn có con chưa? Được mấy cháu rồi?

Đối với một số lĩnh vực, ngành nghề, doanh nghiệp sẽ chỉ ưu tiên các ứng viên còn độc thân, chưa vướng bận gia đình, con cái. Do đó, nhà tuyển dụng có xu hướng hỏi về tình trạng hôn nhân của ứng viên. Tuy nhiên, đây lại là điều khá tế nhị và không nên đề cập trong buổi phỏng vấn. Bởi có thể ứng viên rất tài giỏi, có năng lực, có khả năng để sắp xếp cho công việc nhưng chỉ vì định kiến “người đã lập gia đình, có con nhỏ thường khó hoàn thành tốt nhiệm vụ” mà làm họ trở nên tự ti hay mất đi cơ hội của họ.

Tránh hỏi những câu về tình trạng hôn nhân, con cái

Chính vì vậy, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên, nhà tuyển dụng có thể trao đổi trong phần trò chuyện ngắn hay buổi hẹn ăn trưa với họ. Điều này vừa giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được thông tin mà còn thể hiện phép lịch sự. Trong buổi phỏng vấn, vấn đề nên được nhấn mạnh chính là trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên. Thay vì câu hỏi “bạn có con chưa?” hay “được mấy cháu rồi?” thì nhà tuyển dụng có thể khéo léo hỏi “công việc này có giờ giấc không được cố định lắm, bạn có thể đáp ứng không?” hoặc là “chúng tôi khá khắt khe trong vấn đề này, bạn sẽ không phiền chứ?”,…

Bạn có khiếm khuyết nào không?

Khiếm khuyết đôi khi sẽ có ảnh hưởng rất lớn để khả năng thực hiện, hoàn thành công việc. Do đó, khi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng cũng khá quan tâm đến vấn đề này. 

Tìm hiểu thêm: Leader là gì? Các yếu tố một Leader cần có

Câu hỏi về khiếm khuyết của ứng viên là điều nhà tuyển dụng nên tránh

Có những khiếm khuyết dễ dàng nhận ra được, ví dụ như khiếm thị, bại liệt,… Cũng có những khiếm khuyết không thể hiện rõ ra bên ngoài ngay lần đầu tiên gặp nhau. Dù muốn biết như thế nào, dù không có ý kỳ thị ứng viên bị khiếm khuyết nhưng nhà tuyển dụng cũng không nên đặt ra câu hỏi này. Thay vào đó, bạn hãy hỏi liệu rằng ứng viên đó có khả năng hoàn thành tốt công việc hay không? Nếu như họ cam kết có thể làm được thì chắc chắn khiếm khuyết đó không phải là vấn đề lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bạn ghét nhất điều gì ở công việc hiện tại?

Câu hỏi này nghe thì có vẻ không vấn đề gì, chỉ là nhà tuyển dụng quan tâm đến quan điểm, suy nghĩ của ứng viên với công việc hiện tại mà thôi. Thế nhưng, nếu đặt mình vào vị trí của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ nói thật về những điều tiêu cực (công việc quá nhiều, mâu thuẫn với sếp, đồng nghiệp,… hay chọn nói dối để không để lại ấn tượng xấu? Và nếu ứng viên đã quá hài lòng với công việc hiện tại thì lý do gì mà họ tìm kiếm môi trường mới?

Vậy nên, nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên mong muốn điều gì ở công việc mới. Câu hỏi này mang tính tích cực hơn rất nhiều, đồng thời cũng giúp cho không khí của buổi phỏng vấn trở nên bớt căng thẳng hơn.

>>>>>Xem thêm: 13 điều chỉ dân văn phòng mới hiểu – Bạn đã trải qua điều nào?

“Bạn ghét nhất điều gì ở công việc hiện tại?” – câu hỏi không nên nhắc đến

Đặt ra nhiều câu hỏi, khai thác ứng viên là điều quan trọng, cần thiết mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng thực hiện trong vòng phỏng vấn. Thông qua đây, họ vừa hiểu hơn về ứng viên, vừa đưa ra được quyết định lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho vị trí việc làm. Tuy nhiên, không phải vấn đề nào cũng nên đề cập, đôi khi nó sẽ làm tổn thương đến ứng viên. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, các phỏng vấn viên sẽ rút ra được lưu ý, tránh đưa ra các câu hỏi không phù hợp khi trao đổi với ứng viên nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *