Chuyện công sở: Ứng xử sao khi đồng nghiệp không phản hồi?

Đồng nghiệp không phản hồi là một trong những kiểu người phổ biến chốn công sở? Vậy làm sao để tạo nên một môi trường công sở hòa hợp cũng như đem đến hiệu suất công việc tốt nhất khi phải “sống chung”, làm việc chung với họ? Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Chuyện công sở: Ứng xử sao khi đồng nghiệp không phản hồi?

Thế nào là đồng nghiệp không phản hồi?

Không khó để bạn bắt gặp kiểu đồng nghiệp không phản hồi tại nơi làm việc. Cụ thể, khi bạn hợp tác với kiểu người này trong một dự án chung, họ hầu như không bao giờ phản hồi lại những thông tin về tiến độ công việc, những khó khăn, khúc mắc đang gặp phải cho mọi người trong team biết. Bên cạnh đó, tại những buổi họp nhóm, kiểu đồng nghiệp không phản hồi sẽ chỉ biết ngồi nghe chứ chẳng bao giờ tham gia xây dựng hay đóng góp ý kiến. Hơn thế, khi nhận được thông báo từ group trên các nền tảng mạng xã hội như Gmail, Facebook, Zalo hay Skype… kiểu đồng nghiệp này cũng không gửi lại tin nhắn hay comment xác nhận công việc. 

Thế nào là đồng nghiệp không phản hồi?

Có thể thấy, kiểu đồng nghiệp không phản hồi khiến cho sự hợp tác khó khăn hơn rất nhiều. Bởi chẳng ai biết được đồng nghiệp đó đã nắm bắt được thông tin về công việc chưa hay liệu họ có đang gặp khó khăn gì cần giúp đỡ hay không? 

Ứng xử thế nào khi đồng nghiệp không phản hồi?

Vậy, khi gặp phải đồng nghiệp không phản hồi, bạn sẽ làm thế nào? Cùng tìm cách giải quyết qua những nội dung dưới đây: 

Tạo điều kiện để đối phương dễ dàng và nhanh chóng đưa ra phản hồi

Nhiều đồng nghiệp không đưa ra phản hồi có thể vì họ cảm thấy đó là việc chưa cần thiết. Do đó, hãy tạo điều kiện để đồng nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng đưa ra hồi đáp cho bạn. Chẳng hạn như, hãy thường xuyên hỏi han về tiến độ công việc, về những khó khăn họ đang gặp phải. Như vậy, đồng nghiệp cũng sẽ chủ động phản hồi và chia sẻ với bạn hơn.

Bên cạnh đó, khi bạn muốn đồng nghiệp trả lời email, tin nhắn hay thông báo trong group, hãy đưa ra những thông tin thật trọng tâm, súc tích thay vì yêu cầu họ phải tìm hiểu ý chính thông qua một đoạn văn dày đặc chữ. Bạn có thể đặt các tiêu đề lớn, sử dụng những đoạn văn ngắn để tạo nên một bố cục dễ đọc cho mọi người, giúp mọi người dễ dàng khái quát thông tin. Ngoài ra, cách hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng nhận được phản hồi từ đồng nghiệp là bạn hãy trực tiếp đưa ra các đề xuất, đưa ra những phương án lựa chọn và hỏi ý kiến họ. Khả năng đồng nghiệp phản hồi lại trong trường hợp đó sẽ cao hơn thay vì bạn để ngỏ “Chúng ta nên làm gì…”. 

Tìm hiểu thêm: Học viện Quân Y ra trường làm gì? Thu nhập của bác sĩ quân y?

Tạo điều kiện để đối phương dễ dàng và nhanh chóng đưa ra phản hồi

Thẳng thắn trao đổi với đồng nghiệp

Luôn phàn nàn về việc đồng nghiệp không phản hồi nhưng liệu, đã bao giờ bạn thử tìm hiểu nguyên nhân của việc đó hay chưa? Thay vì dành cho đồng nghiệp nhưng suy nghĩ không tốt, bạn hãy thẳng thắn trao đổi với họ. 

Hãy đề cập với đồng nghiệp rằng họ nên thường xuyên tương tác và phản hồi với mọi người trong cùng dự án để tiến độ công việc được đảm bảo một cách tốt nhất. Khi nhận được những lời góp ý như vậy, hầu hết đồng nghiệp đều sẽ vui vẻ đón nhận và có sự thay đổi tích cực. Từ đó, mọi chuyện có thể được giải quyết một cách êm đẹp nhất. Mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và đồng nghiệp vẫn được được duy trì, đồng thời sự hợp tác giữa 2 người cũng sẽ tốt hơn trước rất nhiều.

Đề xuất các hình thức xử lý 

>>>>>Xem thêm: Minh bạch là gì? Vai trò của minh bạch trong môi trường công sở

Đề xuất các hình thức xử lý

Nếu việc nhẹ nhàng trò chuyện cùng đồng nghiệp không đem đến hiệu quả tốt thì hãy tìm tới phương án xử lý hữu hiệu hơn. Cụ thể bạn có thể đề xuất với cấp trên những hình thức xử phạt đối với tình trạng không cập nhật tiến độ công việc, không phản hồi gmail, tin nhắn… 

Như vậy, nếu đồng nghiệp thiếu hợp tác, họ sẽ phải nhận những hình thức kỷ luật xứng đáng. Bằng việc áp dụng phương pháp này, chắc chắn đồng nghiệp sẽ cải thiện sự phản hồi, kết nối trong công việc thay vì giữ một thái độ thờ ơ, mặc kệ như trước nữa. Hơn thế, đây cũng là một cách tốt để răn đe và nâng cao tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người.

Hy vọng, qua những chia sẻ trên đây của Blogvieclam.edu.vn, bạn đã biết cách ứng phó khi đồng nghiệp không phản hồi. Ghé qua Blogvieclam.edu.vn Blog để đón đọc bí quyết đối phó với 1001 tình huống chốn công sở nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *