Kiểm toán là một trong những ngành nghề có tính đặc thù cao, nên phải tuân thủ theo những chuẩn mực nhất định. Bên cạnh về vấn đề năng lực chuyên môn thì đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam, cùng theo dõi nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên
Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là gì?
Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những cơ sở để đánh giá, kiểm tra chất lượng kiểm toán cũng như đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Những chuẩn mực này sẽ được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản của nghề kiểm toán và áp dụng cho tất cả các kiểm toán viên.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, các bạn hãy tham khảo các nguyên tắc trong phần tiếp theo của bài viết.
7 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
Kiểm toán là ngành nghề khá đặc thù và yêu cầu đòi hỏi về trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp cực kỳ nghiêm ngặt. Dưới đây là một số đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên cần phải có:
Tính độc lập
Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của một kiểm toán viên đó chính là độc lập. Độc lập ở đây là độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức. Cụ thể:
- Độc lập tư tưởng: Cho phép đưa ra quan điểm mà không chịu ảnh hưởng bởi những hành động trái với nguyên tắc nghề nghiệp.
- Độc lập hình thức: Nghĩa là không có những quan hệ thực tế có ảnh hưởng đáng kể và làm cho bên thứ 3 hiểu là không độc lập, chính trực.
Tính chính trực
Chính trực là nguyên tắc bắt buộc yêu cầu mọi kế toán, kiểm toán viên cần có. Tính chính trực ở đây là sự trung thực, thẳng thắn, hành xử một cách công bằng và đánh tin cậy trong mọi công việc.
Tìm hiểu thêm: Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Mọi điều bạn cần biết
Tính khách quan
Đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán tiếp theo đó chính là tính khách quan. Kiểm toán viên tuyệt đối không được để sự thiên vị, lợi ích làm ảnh hưởng, chi phối đến việc phán xét chuyên môn cho các đối tượng khác.
Tính bảo mật
Bảo mật là nguyên tắc bắt buộc mà mỗi kiểm toán viên cần có. Tuyệt đối không được tiết lộ thông tin của các bên khi chưa có sự cho phép của người có thẩm quyền, trừ những trường hợp cần công khai theo quy định. Đặc biệt, cần cảnh giác với những rủi ro tiết lộ thông tin theo cách không cố ý cho các thành viên gần gũi hay các đối tác quan hệ.
Tư cách nghề nghiệp
Người làm nghề kiểm toán cần tuân thủ đầy đủ các quy định và tránh vi phạm pháp luật làm giảm uy tín trong nghề nghiệp. Cụ thể:
- Không được cường điệu, nói quá về các dịch vụ kiểm toán, kinh nghiệm và trình độ và năng lực chuyên môn của bản thân.
- Không đưa các thông tin thất thiệt, không có căn cứ về các bên khác. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh và uy tín doanh nghiệp.
Thận trọng
Luôn thận trọng và làm việc với tinh thần chuyên môn cao nhất là đạo đức nghề nghiệp mà bất kỳ kiểm toán viên nào cũng cần có. Khi xảy ra sai sót, kiểm toán viên cần xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Cần hạn chế tối đa sai sót trong quá trình kiểm toán, tránh ảnh hưởng tới uy tín công ty. Đồng thời, nâng cao và cập nhật các kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc.
Năng lực chuyên môn
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư AI
Để thực hiện được sự nhất quán và duy trì theo các nguyên tắc nghề nghiệp đề ra thì kiểm toán viên cần phải trau dồi nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể:
- Yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp đào tạo cùng những kinh nghiệm khi làm việc.
- Nắm vững các quy định trong bộ máy điều hành, quản lý và chuẩn mực nghề nghiệp quy định.
- Hiểu rõ quy trình kiểm toán, kiểm soát của hội nghề nghiệp cùng các cơ quan quản lý của nhà nước. Đồng thời, cần cập nhật chuyên môn liên tục để đáp ứng yêu cầu công việc.
Bài viết trên đây Blogvieclam.edu.vn đã giới thiệu với các bạn về những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Có thể thấy, để theo đuổi được ngành kế toán, kiểm toán bạn không chỉ cần có năng lực chuyên môn là đủ, mà bạn cần nắm rõ những chuẩn mực đạo đức để đảm bảo tính minh bằng, hiệu quả nhất.