Quy chế là gì chắc hẳn là băn khoăn của không ít người. Đây vốn là văn bản không còn xa lạ với các cơ quan, tổ chức hiện nay. Quy chế khác gì với quy định, cùng tìm hiểu chi tiết cùng Blogvieclam.edu.vn trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Quy Chế Là gì? Phân Biệt Quy Chế Với Quy Định
1. Quy Chế Là Gì?
Quy chế là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội được ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định bởi cơ quan có thẩm quyền. Khi áp dụng trên thực tế quy chế có hiệu lực với tất cả các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh.
Thông thường, loại quy phạm này thường được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh các vấn đề như chế độ chính sách, công tác nhân sự, quyền hạn, tổ chức hoạt động,…
2. Tầm Quan Trọng Của Quy Chế
Hiện nay, quy chế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nội bộ của các đơn vị, tổ chức. Cụ thể:
- Quy chế giúp tối giản hóa thủ tục và đơn giản hóa quy trình quản lý trong doanh nghiệp.
- Quy chế giúp công ty xây dựng môi trường làm việc văn minh, lành mạnh.
- Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kiểm soát tài chính và phân bổ ngân sách.
- Quy chế tạo vạch ra định hướng chuẩn chỉnh giúp doanh nghiệp đi đúng mục tiêu.
3. Các Yếu Tố Quan Trọng Để Xây Dựng Quy Chế
Một quy chế chuẩn mực cần đảm bảo sở hữu đầy đủ các yếu tố quan trọng dưới đây:
- Tính hợp pháp: Đảm bảo mọi quy định trong quy chế phù hợp với quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức, từ đó tạo hành xử đúng mực cho người thực hiện.
- Tính chính xác, rõ ràng: Quy chế cần phải xây dựng với mục tiêu chính xác, rõ ràng để công ty có những đường hướng, chiến lược phù hợp trong quá trình triển khai.
- Tính thực tiễn: Các cơ quan, tổ chức cần xây dựng quy chế sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp và xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển tích cực trong tương lai.
- Tính hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý giúp các hoạt động kiểm soát nội bộ diễn ra chặt chẽ, hiệu quả hơn.
4. Nội Dung Quy Chế Gồm Những Gì?
Tùy vào ngành nghề đặc thù và lĩnh vực hoạt động, quy chế của các đơn vị sẽ có sự khác biệt nhất định nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản như:
- Quy định chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty.
- Quy định về hoạt động nội bộ, trình tự thủ tục các cuộc họp, phối hợp giữa các phòng ban,…
- Quy định hành chính nhân sự như quy chế công tác, tiền lương, khen thưởng kỷ luật,…
- Một số nội dung khác liên quan đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp.
5. Cách Soạn Thảo Quy Chế
Sau khi giải đáp quy chế là gì, chúng ta đi sâu và quy trình soạn thảo quy chế tiêu chuẩn trước khi triển khai trên thực tế. Cụ thể như sau:
- Tiếp nhận yêu cầu xây dựng, soạn thảo và rà soát quy chế công ty.
- Tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định pháp luật.
- Hỗ trợ khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu cùng hồ sơ liên quan phục vụ cho quá trình soạn thảo quy chế nội bộ.
- Giải đáp các quy định pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình soạn thảo và triển khai quy chế.
- Thẩm định các nội dung của quy chế, soạn thảo và rà soát phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và tình hình doanh nghiệp thực tế.
- Gửi bản thảo quy chế và nhận góp ý từ phía doanh nghiệp trước khi đi đến thống nhất cuối cùng.
- Hoàn thiện quy chế và trình ban điều hành.
6. Các Loại Quy Chế Trong Doanh Nghiệp
Tìm hiểu thêm: Để không bị “HỚ” khi trao đổi về lương!
Hiện nay, có 5 loại quy chế thường được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
6.1. Quy Chế Quản Trị Cấp Cao
Đây là loại quy chế được sử dụng chủ yếu trong hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp với các loại phổ biến như: quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, quy chế hoạt động của hội đồng thành viên,…
6.2. Quy Chế Quản Lý Hành Chính
Quy chế hành chính được sử dụng trong quản lý hành chính, tài sản, hợp đồng và con dấu của công ty. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong trường hợp xây dựng, áp dụng biểu mẫu văn bản, quản lý & sử dụng máy tính,…
6.3. Quy Chế Quản Lý Đầu Tư, Xây Dựng
Quy chế quản lý đầu tư xây dựng bao gồm hai loại phổ biến là quy chế đầu tư và quy chế đầu tư xây dựng.
6.4. Quy Chế Quản Lý Nhân Sự
Loại quy chế này được sử dụng rộng rãi cho nhiều hoạt động khác nhau như quản lý nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân bổ lương thưởng, áp dụng quy tắc ứng xử với khách hàng,…
6.5. Quy Chế Quản Lý Tài Chính
Văn bản này được sử dụng trong trường hợp duy nhất là quản lý tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp.
7. Phân Biệt Quy Chế Với Quy Định
>>>>>Xem thêm: Khối ngành Nhân sự có thể ứng tuyển những vị trí nào sau khi ra trường?
Quy chế và quy định là hai khái niệm tách biệt nhưng lại thường bị nhầm lẫn. Vậy làm sao để nhận biết sự khác nhau của hai thuật ngữ này, hãy theo dõi phần phân biệt dưới đây của Blogvieclam.edu.vn:
Tiêu chí | Quy chế | Quy định |
Định nghĩa | Quy chế là văn bản chứa quy phạm phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định. | Quy định là văn bản định hướng các công việc được quyền làm và không được quyền làm theo quy định pháp luật. |
Nội dung điều chỉnh | Chính sách, chế độ, nhân sự, công tác quản lý,… | Chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ quá trình điều hành của một đơn vị. |
Ví dụ | Quy chế nhân sự, quy chế tiền lương,… | Quy định thời gian làm việc, quy định thời gian nghỉ,… |
8. Mẫu Quy Chế Làm Việc Trong Doanh Nghiệp
Quy chế là gì và các thông tin liên quan đã được giải đáp, bạn có thể tham khảo mẫu quy chế mới nhất dưới đây trước khi triển khai:
MẪU QUY CHẾ
Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi quy chế là gì? Hy vọng với những chia sẻ của Blogvieclam.edu.vn, bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch và soạn thảo quy chế khi cần thiết.