Phễu tuyển dụng là gì? Các giai đoạn của phễu tuyển dụng diễn ra như thế nào? Để có thông tin chi tiết về vấn đề này bạn đừng bỏ qua bài viết sau của Blogvieclam.edu.vn nhé.
Bạn đang đọc: Phễu tuyển dụng là gì? Các giai đoạn của phễu tuyển dụng
Phễu tuyển dụng là gì?
Phễu tuyển dụng được hiểu là một mẫu đại diện cho toàn bộ quy trình tuyển dụng để tạo ra nguồn ứng viên vô hạn. Từ đó nhà tuyển dụng có thể sàng lọc, lựa chọn nhân tài cho công ty mình.
Phễu tuyển dụng sẽ chia quy trình tuyển dụng thành các bước nhỏ. Điều này nhằm tạo thuận lợi cho việc đánh giá hiệu suất và kịp thời thay đổi quy trình sao cho phù hợp.
Cách thức hoạt động của phễu tuyển dụng cũng giống phễu bán hàng. Theo đó, nó tác động đến nhận thức của ứng viên và thu hút họ ứng tuyển vào các vị trí đang trống.
Các giai đoạn của phễu tuyển dụng
Phễu tuyển dụng được chia thành 5 giai đoạn đó là: Nâng cao nhận thức ứng viên, thu hút ứng viên, trải nghiệm, chọn lọc phỏng vấn, tuyển dụng. Ở mỗi giai đoạn, doanh nghiệp phải lựa chọn kiểu tương tác với ứng viên phù hợp, xây dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới giúp tuyển chọn nhân tài.
Nâng cao khả năng nhận thức của ứng viên
Trong bối cảnh thị trường việc làm như hiện nay, ứng viên không chỉ quan tâm đến việc làm lương cao mà họ còn chú ý đến văn hóa, môi trường của doanh nghiệp đó. Cũng vì thế mà nhà tuyển dụng phải xây dựng hình ảnh thân thiện, uy tín.
Tìm hiểu thêm: Biểu đồ Gantt là gì? Cách vẽ sơ đồ Gantt trong lập kế hoạch
Khi có một thương hiệu uy tín, chất lượng chắc chắn sẽ thu hút ứng viên và giúp đạt mục tiêu tuyển dụng.
Ngày nay, các trang việc làm, mạng xã hội là nền tảng cần được quan tâm nhiều hơn để nâng cao nhận thức ứng viên. Doanh nghiệp nên quảng bá hình ảnh, tương tác nhiều hơn và tạo cơ hội phát triển để họ tham gia vào đội ngũ nhân sự của mình.
Thu hút ứng viên tham gia vào đội ngũ tiềm năng
Trong giai đoạn đầu bạn đã thành công thu hút ứng viên. Giờ là lúc đánh giá sâu hơn, chi tiết hơn về nhóm ứng viên đó. Mục tiêu trong giai đoạn thứ hai này là tạo nhiều nguồn ứng viên để tìm người phù hợp nhất.
Doanh nghiệp cần tập trung tuyển dụng đa kênh: Website tìm việc, mạng xã hội, trang giới thiệu nhân viên nội bộ,… Tiếp theo là chọn nguồn thông tin thích hợp để thu hút người tìm việc vào danh sách tiềm năng.
Trải nghiệm ứng viên
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ứng viên có thực lực được tiếp cận rất nhiều cơ hội việc làm hoàn hảo. Vì thế mà quy trình tuyển dụng của bạn lại càng phải thiết kế đơn giản, nhanh chóng để đem đến những trải nghiệm thú vị, mới mẻ nhất cho ứng viên.
Điều các doanh nghiệp cần làm là đơn giản hóa tất cả, thay vì yêu cầu ứng viên điền thông tin vào đơn thì bạn có thể tạo điều kiện cho phép họ nộp hồ sơ trực tiếp trên trang web. Như vậy chỉ cần một cú click chuột là bạn đã xem được toàn bộ thông tin từ họ. Nhà tuyển dụng thông minh sẽ phản hồi ngay khi thấy hồ sơ phù hợp và đưa ra hướng dẫn tiếp theo.
Chọn lọc phỏng vấn
Trong quá trình sàng lọc, phỏng vấn thì tính minh bạch và thông tin liên lạc là vấn đề quan trọng nhất. Để giai đoạn sàng lọc, lựa chọn hiệu quả bạn cần xây dựng các tiêu chí cụ thể cho ứng viên, sau đó áp dụng một cách khoa học. Trong trường hợp quá trình này làm lâu hơn dự kiến thì hãy cho ứng viên biết thông tin.
>>>>>Xem thêm: Chính Sách Giữ Chân Nhân Viên: 7 Bí Quyết Doanh Nghiệp Không Nên Bỏ Qua
Giữ liên lạc với ứng viên là điều cần thiết phải ưu tiên, vì họ có thể đang ứng tuyển nhiều công ty cùng lúc. Chỉ cần sơ suất là bạn đánh mất nhân tài, lúc này họ sẽ chấp nhận lời đề nghị từ doanh nghiệp khác.
Trong quá trình phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng phải cung cấp cho họ các thông tin về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, các chế độ khác. Khi kết thúc phỏng vấn, chưa biết quyết định ra sao nhưng bạn vẫn phải tạo cho ứng viên ấn tượng tốt. Bởi nếu chính thức trở thành nhân viên họ sẽ có động lực cố gắng, gắn bó lâu dài hơn.
Tuyển dụng người tài
Sau khi thực hiện xong các giai đoạn trên thì đây là lúc bạn đưa ra quyết định cuối cùng, lựa chọn ứng viên đáp ứng được các yêu cầu và phù hợp với văn hóa. Lúc này, nhân viên mới sẽ là đại sứ thương hiệu tuyển dụng cho bạn. Họ thay bạn quảng bá thông điệp thương hiệu, đưa doanh nghiệp đến nhiều người hơn. Từ đó giúp nâng cao nhận thức, kích thích ứng viên tiềm năng ứng tuyển hơn.
Không chỉ vậy, khi quá trình quảng bá thương hiệu, văn hóa được mở rộng trên nhiều nền tảng. Cải thiện trải nghiệm của ứng viên tốt hơn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng phễu tuyển dụng hiệu quả. Phễu này sẽ kích thích ứng viên tham gia vào đội ngũ nhân sự của công ty, giúp bạn đạt mục tiêu tuyển dụng như mong đợi.
Để xây dựng phễu tuyển dụng thành công, doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo từng giai đoạn, cập nhật cho phù hợp với nhu cầu người tìm việc. Thông qua nội dung bài, Blogvieclam.edu.vn mong rằng bạn đã hiểu rõ “phễu tuyển dụng là gì?”.