Hợp đồng thử việc được xem như thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thử làm các công việc. Vậy hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không? Và thử việc có cần hợp đồng không? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: “Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động?”
Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữ người sử dụng lao động và người lao động về quyền, nghĩa vụ và các công việc trong quá trình làm thử. Theo đó, đây là căn cứ ghi nhận cam kết của cả hai bên khi chưa có ràng buộc một cách chính thức theo quy định pháp luật. Dù vậy, cả hai bên vẫn buộc phải tuân theo các thỏa thuận được ghi nhận cho đến khi hợp đồng thử việc kết thúc.
Phân biệt quy định về hợp đồng thử việc với hợp đồng lao động
Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?”, chúng ta sẽ cùng phân biệt, so sánh các đặc điểm của loại văn bản này với hợp đồng lao động được ký kết theo quy định pháp luật.
Bản chất
Xét về bản chất, mọi loại hợp đồng đều là thỏa thuận giữa các bên theo quy định pháp luật Dân sự. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng lao động còn được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động do xác định rõ ràng hai bên trong quan hệ: Người sử dụng lao động và người lao động. Trong khi đó, với hợp đồng thử việc, quan hệ giữa hai bên nghiêng về phía Dân sự hơn. Nói cách khác, đây là một thỏa thuận thử việc giữa chủ doanh nghiệp và người lao động dù vẫn có những quy định tuân theo luật Lao động.
Gộp hợp đồng thử việc và hợp đồng chính thức
Đây lại là một vấn đề giúp chúng ta phân định rõ ràng hơn về hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động là văn bản độc lập, được điều chỉnh theo những quy định chặt chẽ của Bộ luật Lao động. Còn hợp đồng thử việc hoàn toàn có thể được gộp vào chung với hợp đồng lao động như một điều khoản.
Hình thức
Dù cả hai loại hợp đồng này đều mang tính thỏa thuận nhưng hợp đồng lao động bắt buộc phải lập thành văn bản với các điều khoản rõ ràng. Trong khi đó, hợp đồng thử việc có thể lập thành văn bản hoặc thỏa thuận miệng.
Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, khi chấm dứt hợp đồng thử việc, hai bên không phải bồi thường hợp đồng. Ngược lại, khi chấm dứt hợp đồng lao động sai quy định, nghĩa vụ bồi thường buộc phải được áp dụng để đảm bảo quyền lợi cho một trong hai bên. Không những vậy, các quy định phạt vi phạm, bồi thường của người sử dụng lao động cũng lớn hơn rất nhiều so với người lao động. Quy định này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người lao động trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Trong khi đó, người ký hợp đồng thử việc lại không có quyền lợi này khi đối phương vi phạm hợp đồng thử việc. Có chăng, hướng xử lý là thực hiện theo chính những cam kết ban đầu được hai bên thống nhất trước khi ký hợp đồng thử việc.
Tìm hiểu thêm: [Tổng hợp] 6 cấp độ đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng
Hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?
Với những phân tích trên, chúng ta đã phần nào nắm được các điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động. Đây là những điểm giúp chúng ta đi đến kết luận cuối cùng: Hợp đồng thử việc không phải hợp đồng lao động bởi:
- Đây chỉ là thỏa thuận thử việc giữa hai bên trong quá trình làm thử các công việc.
- Chủ thể của hợp đồng thử việc không nhận được các quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng lao động. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng không phải chịu các chế tài nặng nề như người sử dụng lao động khi vi phạm hợp đồng lao động.
- Sau thời gian thử việc, người lao động vẫn buộc phải ký hợp đồng lao động chứng tỏ hợp đồng thử việc không đủ tính ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên.
- Hợp đồng thử việc hoàn toàn có thể là một điều khoản trong hợp đồng lao động trong khi không thể áp dụng điều ngược lại.
- Hình thức của hợp đồng lao động chặt chẽ trong khi hợp đồng thử việc có thể tồn tại dưới dạng thỏa thuận.
>>>>>Xem thêm: Đối tượng khách hàng chính của ngành du lịch bao gồm những ai?
Có nên ký hợp đồng thử việc không?
Tuy chỉ là một thỏa thuận về làm thử công việc nhưng bạn cũng nên đề nghị lập và ký kết văn bản để đảm bảo quyền lợi trong quá trình làm việc. Cùng với đó, đối với các doanh nghiệp không lập hợp đồng thử việc hoặc cam kết lương thử việc dưới 85%, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?”. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết tiếp theo.