Abandon rate là gì? Nó là một vấn đề quan trọng mà các nhà tuyển dụng cần quan tâm khi muốn thu hút được nhiều ứng viên và tuyển chọn được người tiềm năng nhất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích về Abandon rate và các vấn đề liên quan đến nó.
Bạn đang đọc: Abandon rate là gì? Tầm quan trọng của Abandon rate trong tuyển dụng
Abandon rate là gì?
Abandon rate nghĩa là gì? Thuật ngữ này được dùng để chỉ về tỷ lệ từ bỏ. Trong lĩnh vực nhân sự, Abandon rate biểu thị cho thấy số ứng viên hoàn thành quá trình điền đơn xin việc so với số lượng thực tế ban đầu click vào link như thế nào.
Hiện nay, có rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng hình thức tuyển ứng viên qua link ứng tuyển. Nó là mẫu điền đầy đủ thông tin của ứng viên theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Phía nhân sự công ty có thể nhận kết quả và kiểm soát toàn bộ thông tin mà các ứng viên quan tâm đến công ty. Sau đó họ dùng thông tin liên hệ được cung cấp để liên lạc với người lao động khi xác định được sự phù hợp cho vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ mời họ tham gia phỏng vấn để tuyển chọn lần cuối trước khi người lao động bước vào thời kỳ thử việc.
Lúc này Abandon rate chính là tỷ lệ chênh lệch giữa số lượng ứng viên điền link ứng tuyển theo mẫu với số lượng thực tế được liên hệ đến phỏng vấn trực tiếp hoặc nộp hồ sơ ứng tuyển vào công ty.
Cách đo Abandon rate
Cách tính Abandon rate – tỷ lệ từ bỏ của ứng viên sau khi đã điền link ứng tuyển như sau:
Abandon rate = Số lượng ứng viên hoàn tất quá trình nộp hồ sơ / số lượng ứng viên điền link ứng tuyển ban đầu * 100 |
Vậy việc tính tỷ lệ Abandon rate này có tầm quan trọng như thế nào? Bạn muốn biết câu trả lời, hãy đọc ngay những thông tin chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Tầm quan trọng của Abandon rate
Theo nghiên cứu từ SHRM cho thấy, có đến 60% ứng viên không hề hoàn tất quá trình điền đơn xin việc của mình. Vì vậy, khi tính được tỷ lệ Abandon rate, nhà tuyển dụng có thể có thêm nhiều insight bổ trợ cho các hoạt động tuyển dụng nhân sự của công ty.
Tìm hiểu thêm: Hàm Subtotal – Hướng dẫn cách sử dụng hàm trong Excel dễ hiểu
Lợi ích của Abandon rate như sau:
- Thứ nhất, tỷ lệ Abandon rate có thể đánh giá được độ thú vị của web, hoặc độ thú vị của mục tuyển dụng trên website công ty. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được các ứng viên tiềm năng của mình hơn.
- Thứ hai, tỷ lệ Abandon rate giúp nhân sự có thể cải tiến cách thức tuyển dụng, đưa ra những trải nghiệm ứng tuyển hữu ích và thân thiện hơn với ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể làm giảm tỷ lệ từ bỏ ứng tuyển của ứng viên và thu về được nhiều hồ sơ tiềm năng, chất lượng cho vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp.
Một số lưu ý để tạo link đạt hiệu quả cao
Nhà tuyển dụng muốn có một link ứng tuyển thu hút được ứng viên và kích thích họ hoàn tất quá trình nộp hồ sơ cần bỏ túi những lưu ý sau:
- Tạo mẫu với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.
- Tối ưu để các thao tác thực hiện điền link ứng tuyển của người dùng được dễ dàng và đơn giản nhất.
- Yêu cầu ứng viên cung cấp các thông tin cơ bản như: Tên tuổi, nghề nghiệp, kinh nghiệm, CV xin việc,…
- Lựa chọn mẫu link ứng tuyển từ nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Chẳng hạn như: Google Form.
- Không nên bắt ứng viên di chuyển qua nhiều trang khác nhau, khiến họ chán nản và muốn bỏ cuộc giữa chừng.
- Ngoài ra, ngay sau khi nhận được thông tin của ứng viên, các bạn cần liên hệ ngay với họ để thể thu hút ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp mà không phải chỉ điền link cho vui rồi bỏ qua.
Hướng dẫn tạo Form đăng ký ứng tuyển bằng Google Form
Để tạo link Google Form cho ứng viên ứng tuyển vào vị trí công việc mà doanh nghiệp bạn đang tuyển dụng, cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Vào Google Drive, sau đó các bạn chọn tạo biểu mẫu.
- Bước 2: Tiến hành tạo các câu hỏi cho biểu mẫu để thu về thông tin ứng viên.
>>>>>Xem thêm: Khách du lịch là gì? Phân loại khách du lịch ra sao?
- Bước 3: Kiểm tra lại mẫu bạn đã tạo trước khi chia sẻ link để tìm kiếm ứng viên.
Giờ đây bạn chỉ cần chờ đợi thông tin gửi về từ các ứng viên qua link ứng tuyển mà các bạn đã tạo thôi. Rất đơn giản và dễ dàng lại hoàn toàn miễn phí để bạn nhận thông tin ứng viên rồi tiến hành sàng lọc. Một nhà tuyển dụng nhất định phải trang bị kỹ năng này cho bản thân. Ngoài Google, hiện nay cũng có khá nhiều phần mềm hỗ trợ các bạn tạo link tuyển dụng như vậy, hãy tìm hiểu để chọn được công cụ phù hợp nhất để dùng nhé!