Phỏng vấn: những điều nhà tuyển dụng và ứng viên cần lưu ý!

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng cứng là gì? Dân văn phòng cần có kỹ năng cứng nào?

>>>>>Xem thêm: Điều người lao động thực sự quan tâm ngoài lương

Bạn đang đọc: Phỏng vấn: những điều nhà tuyển dụng và ứng viên cần lưu ý!

1 – Đã đồng ý đi phỏng vấn thì cũng nên tìm hiểu về công ty, về ngành nghề và một số thông tin công việc. Đừng để đến buổi phỏng vấn rồi hỏi công ty làm về ngành nghề gì, công việc cụ thể của vị trí này là gì. Như thế là thiếu chuyên nghiệp lắm.

2 – Đã mời người ta đi phỏng vấn thì cũng nên có sự chuẩn bị. Không kỹ lưỡng lắm thì cũng hướng dẫn đường đi, nơi gửi xe và giữ liên lạc thường xuyên với ứng viên. Đừng để họ bơ vơ giữa trời nắng nhưng liên hệ với công ty không được. Như vậy là thiếu tôn trọng ứng viên.

3 – Phỏng vấn chỉ là trao đổi về công việc, không phải là việc đánh đố nhau, hỏi nhau những điều không nên hỏi để mất đi hòa khí. Đi phỏng vấn là đi kể chuyện về những gì đã làm chứ không phải là những dự định cho tương lai xa vời. Người phỏng vấn cũng là người nói thật, chia sẻ thật chứ không phải là vẽ ra tương lai khác xa với thực tại. 

4 – Trong phỏng vấn đừng có lôi những điểm yếu, chuyện cá nhân hay những điểm chưa tốt ra để tranh luận và kỳ kèo từng đồng lương. Cũng đừng thấy người ta còn trẻ, công ty nhỏ, người ta không giỏi bằng mình mà tỏ thái độ coi thường. Việc của chúng ta là tôn trọng lẫn nhau và cả hai đều phải có thiện chí trao đổi, trò chuyện. 

5 – Đừng có lôi chức vụ, vị trí của người này, người kia ra để hù hay những mối quan hệ chỉ mới biết tên nhưng chưa gặp mặt. Ai cũng có những điều bí mật mà người khác không biết. Kể cả những mối quan hệ thân thuộc khác. 

6 – Thị trường lao động rất nhỏ và hẹp nên phỏng vấn mấy công ty là người ta đã biết cả rồi. Vì vậy, sự cẩn trọng, chu đáo và trân trọng mỗi cơ hội có được luôn là điều kiện tiên quyết. 

7 – Phỏng vấn là một cuộc gặp mặt và là uy tín của từng cá nhân, công ty. Vì vậy, nếu có nhiều thời gian, hãy gây ấn tượng tốt với nhau để trong tương lai gần người ta còn muốn liên hệ với nhau. Nếu đã gặp nhau rồi, hãy phản hồi dù có thể chưa phù hợp để gặp nhau thêm nữa. 

8 – Ứng viên chỉ trả lời phỏng vấn thật ngắn gọn, có dẫn chứng, có mục đích và có khoa học. Nó thể hiện sự trình độ tư duy và kỹ năng giao tiếp. Người phỏng vấn cũng chỉ nên hỏi, không sa đà vào giải thích đúng sai hoặc hỏi những thông tin không liên quan nhiều đến công việc, năng lực. 

9 – Phỏng vấn là một cuộc chia sẻ và tìm hiểu về cơ hội hợp tác giữa hai bên. Nhưng đôi khi, phỏng vấn cũng là một cuộc chiến tâm lý, một màn đàm phán thương lượng. Ai có nhiều lợi thế hơn trên bàn đàm phán người đó sẽ thắng. Đôi khi, điều tốt nhất là đôi bên cùng thắng. 

10 – Thay vì phỏng vấn, hãy gọi là một cuộc trò chuyện và chia sẻ cởi mở về các cơ hội nghề nghiệp và sự phù hợp của các bên. Không ai phải đi xin việc cũng như nhà tuyển dụng luôn phải tự hỏi: tại sao ứng viên nên làm việc ở đây. 

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *