Database Là Gì? Vai Trò, Thành Phần Và Ưu Nhược Điểm Của Database

Database là gì? Database là một yếu tố đặc biệt quan trọng với ngành công nghệ thông tin hiện nay. Database có đặc trưng gì, và điều gì tạo nên tầm ảnh hưởng của nó với ngành IT? Các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Database Là Gì? Vai Trò, Thành Phần Và Ưu Nhược Điểm Của Database

1. Database Là Gì?

Database là gì? Database hay cơ sở dữ liệu là tập hợp có tổ chức các thông tin, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng tệp tin và có thể truy cập bằng hệ thống máy tính hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Có nhiều hình thức lưu trữ Database được sử dụng phù hợp với mục đích và nhu cầu như lưu trữ bằng ổ cứng, USB,…

Database sử dụng SQL (Ngôn ngữ truy vấn) – Một loại ngôn ngữ chuyên được sử dụng để truy vấn dữ liệu từ hệ thống quản lý. SQL có cấu trúc thông minh giúp người dùng dễ dàng xác định được dữ liệu muốn truy vấn và theo dõi nhanh chóng qua kết quả hiển thị.

Database Là Gì?

Trong đời sống hàng ngày, Database cũng được ứng dụng khá phổ biến. Bảng chấm công, bảng lương, danh sách sinh viên, kiểm kê vật liệu,… là những ví dụ thường gặp về Database.

2. Database Ra Đời Như Thế Nào?

Lần đầu tiên Database xuất hiện với những tính năng cơ bản nhất là vào năm 1960. Mô hình mạng liên quan đến bản ghi chính – phụ là định dạng phổ biến của Database ở thời điểm này. Cùng với đó, cơ sở dữ liệu phân cấp cũng là một trong những mô hình ban đầu góp phần hình thành nên Database hoàn chỉnh sau này.

Đến 1970, cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến hơn và trở thành tiền đề cho cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sau này. Vào 1980, E.F. Codd tạo ra cơ sở dữ liệu quan hệ trong thời gian làm việc làm IBM. Hệ thống này dần trở thành tiêu chuẩn cho các hệ thống Database nhờ lược đồ logic thông minh có khả năng tách cơ sở dữ liệu quan hệ khỏi bộ nhớ vật lý.

Sau này, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, Database ngày càng được phủ sóng rộng rãi và ứng dụng nhiều trong kinh doanh.

3. Vai Trò Của Database

Vai Trò Của Database

Có thể điểm qua những vai trò quan trọng của Database như sau:

3.1. Đảm Bảo An Toàn Dữ Liệu

Việc bị đánh cắp, xâm phạm thông tin tuy nguy hiểm nhưng lại vô cùng phổ biến trong bối cảnh hiện nay. Đi trước một bước, doanh nghiệp nên lựa chọn Database để tránh những rủi ro ngoại ý.

3.2. Lưu Trữ Hệ Thống Thông Tin Lớn

Lưu trữ hệ thống thông tin lớn là ưu điểm giúp Database trở nên phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi như hiện nay.Không chỉ hỗ trợ lưu trữ hệ thống thông tin khổng lồ, Database còn sắp xếp chúng theo trình tự khoa học, cấu trúc nhất quán để dễ dàng tìm kiếm vào sử dụng.

3.3. Đảm Bảo Quá Trình Truy Xuất Dữ Liệu

Nhu cầu truy cập dữ liệu của nhân viên trong các công ty hiện nay ngày càng tăng, khối lượng công việc cũng ngày một nhiều và phức tạp hơn. Lại một lần nữa, khả năng truy xuất dữ liệu đỉnh cao của Database được phát huy tối đa, giúp đội ngũ nhân sự tiết kiệm thời gian, công sức.

3.4. Giải Quyết Êm Gọn Tình Trạng Trùng Lặp Dữ Liệu

Database có khả năng phân loại và sắp xếp dữ liệu vô cùng ưu việt. Nhờ vậy, người dùng không bao giờ phải lo lắng về tình trạng trùng lặp hay thất lạc dữ liệu.

3.5. Thay Đổi Nhanh Chóng, Linh Hoạt Theo Nhu cầu

Dữ liệu trong Database được lưu trữ dưới dạng số hóa nên doanh nghiệp dễ dàng thay đổi theo đúng nhu cầu sử dụng. Từ dữ liệu vài trang đến vài ngàn trang đều được sắp xếp gọn gàng trong Database và có thể chuyển đổi công cụ lưu trữ nhanh chóng bằng USB, CD, server,…

3.6. Quản Lý Dễ Dàng Hơn

Database được tạo ra với mục đích chính là tạo lập, khai thác và lưu trữ dữ liệu khoa học, an toàn. Do vậy, người dùng có thể dễ dàng quản lý dữ liệu mà không bao giờ lo lắng về sai sót hay sự cố.

3.7. Cải Thiện Chiến Dịch Truyền Thông

Khi công tác truyền thông theo hướng trực tuyến, nhiều doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp xu hướng. Bên cạnh chuẩn bị những yếu tố cần thiết, việc xây dựng hệ thống Database cũng vô cùng quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng qua toàn bộ hệ thống các kênh của mình.

4. Các Thành Phần Chính Của Database

Tìm hiểu thêm: Top 10+ các rủi ro khi tổ chức sự kiện và cách xử lý

Các Thành Phần Chính Của Database

  • Phần cứng: Thiết bị vật lý cho phép người dùng có thể trực tiếp thao tác như máy tính, thiết bị input/output,…
  • Phần mềm: Gồm tất cả các chương trình có chức năng quản lý và khai thác dữ liệu kết hợp cùng các phần mềm khác để tạo nên hệ thống đồng nhất.
  • Dữ liệu: Thông tin người dùng cần được sắp xếp khoa học trong Database.
  • Quy trình: Bản diễn giải đơn giản của quy trình, hướng dẫn,…
  • Ngôn ngữ truy cập: Ngôn ngữ giao tiếp giữa người dùng và Database với khả năng cho phép thực hiện tất cả các thao tác như truy cập, chỉnh sửa, cập nhật,…

5. Các Loại Hình Database Phổ Biến

  • Cơ sở dữ liệu Database dạng File: Là dạng phổ biến nhất, có thể thấy dưới dạng tệp tin, thông tin lưu trữ dạng file,… Database dạng File thường được lưu trữ dưới định dạng text, dạng file ascii, file .dbf,…
  • Cơ sở dữ liệu Database quan hệ: Là mô hình dữ liệu với nhiều nguồn dữ liệu cùng quan hệ được quy hợp, lưu trữ trong cùng một bảng dữ liệu như Oracle, MS SQL Server,…
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Là bảng dữ liệu thuần nhưng bổ sung thêm hành vi đối tượng, tập hợp trong cùng một bảng và được thể hiện bằng dòng dữ liệu.
  • Database bán cấu trúc: Là Database lưu trữ dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, có khả năng mô tả dữ liệu và đối tượng đều được trình bày dưới dạng thẻ tag.

6. Ưu, Nhược Điểm Của Database

Dưới đây là thông kê những ưu, nhược điểm mà bất cứ ai tìm hiểu về Database cũng có thể nhận ra.

6.1. Ưu Điểm

Database sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Giảm thiểu tối đa tình trạng trùng lặp thông tin.
  • Giúp thông tin, dữ liệu mang tính nhất quán và toàn vẹn.
  • Khả năng truy xuất dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau.
  • Một database có thể sử dụng với rất nhiều người dùng.

6.2. Nhược Điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì Database cũng còn những nhược điểm đáng kể dưới đây:

  • Yêu cầu tính chủ quyền dữ liệu vì chúng được chia sẻ với tần suất lớn.
  • Khá phức tạp trong cơ chế bảo mật và phân quyền khai thác thông tin người dùng.
  • Cần cơ chế ưu tiên khi truy cập cơ sở dữ liệu để không xảy ra tranh chấp.
  • Đòi hỏi tính an toàn dữ liệu cao bởi khả năng mất mát, rò rỉ khi một lượng lớn dữ liệu được quản lý tập trung.

7. Ứng Dụng Của Database Hiện Nay

>>>>>Xem thêm: Dân công sở: Đừng đứng núi này trông núi nọ!

Ứng Dụng Của Database Hiện Nay

Một vài ứng dụng nổi bật của Database trong thời đại thông tin – kỹ thuật số hiện nay:

7.1. Quản Trị Nhân Sự

Các công ty/doanh nghiệp sở hữu hàng nghìn nhân sự thì không thể quản lý hồ sơ, chức vụ, mức lương, bảng chấm công,… bằng bảng tính hay giấy tờ. Do đó phòng quản lý nhân sự cần phải lưu giữ các dữ liệu cá nhân thông qua hệ thống quản trị Database.

7.2. Viễn Thông

Đây là một ứng dụng điển hình của Database trong đời sống con người. Hệ cơ sở dữ liệu giúp các công ty viễn thông lưu trữ nguồn dữ liệu khổng lồ, từ dữ liệu cuộc gọi cho đến hóa đơn thanh toán hàng tháng,…

7.3. Y Tế

Các bệnh viện, phòng khám sử dụng Database để lưu trữ bảo mật các dữ liệu liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân. Điều này giúp công tác theo dõi và chăm sóc người bệnh trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn trước rất nhiều.

7.4. Mua Sắm Trực Tuyến

Kể từ sau đại dịch Covid-19, mua sắm trực tuyến đến nay đã trở thành một xu hướng tiêu dùng hàng đầu. Dĩ nhiên để có thể quản lý, thêm và bán các sản phẩm thì các sàn thương mại điện tử phải nhờ đến sự trợ giúp của Database. Thông tin mua hàng, hóa đơn và thanh toán,… tất cả đều được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

7.5. Lưu Trữ Dữ Liệu Cá Nhân

Ngoài các ứng dụng kể trên, Database cũng được sử dụng làm kho lưu trữ thông tin cá nhân. Chẳng hạn như Cloud Storage giúp người dùng sao lưu ảnh và thoải mái truy nhập chúng từ mọi thiết bị, ở mọi nơi.

8. Câu Hỏi Thường Gặp Về Database

8.1.Những Thách Thức Phải Đối Mặt Khi Sử Dụng Database Là Gì?

  • Phải theo dõi, cập nhật và quản lý sát sao để hạn chế và khắc phục các lỗi có thể ảnh hưởng đến hệ thống dữ liệu.
  • Cần nâng cao kiến thức Database thường xuyên để truy vấn dữ liệu nhanh chóng ngay cả khi phần mềm được cập nhật mới và phức tạp hơn.
  • Phải đầu tư chi phí cao để nhân sự nắm được các thức sử dụng, quản lý Database hiệu quả.
  • Có khả năng lộ dữ liệu nếu nhân viên khôn có kiến thức an toàn về cơ sở dữ liệu.

8.2. Database Và Spreadsheet Khác Gì Nhau?

Database và Spreadsheet khác biệt chủ yếu dựa trên mặt định nghĩa và công dụng:

Tiêu chí Database Spreadsheet
Định nghĩa Tổ chức các thông tin, dữ liệu được lưu dưới dạng tệp tin có thể truy cập bằng máy tính. Là chương trình bảng tính trực tuyến cung cấp bởi Google.
Công dụng Lưu trữ thông tin, dữ liệu khoa học để thuận tiện cho người sử dụng. Giúp tính toán số liệu, sắp xếp. quản lý thông tin,…

8.3. Doanh Nghiệp Nhỏ Nên Sử Dụng Giải Pháp Quản Lý Database Nào?

Doanh nghiệp nhỏ nên dùng giải pháp quản lý thông minh, ưu việt với mức chi phí hợp lý như:

  • Xero: Ứng dụng trực tuyến dựa trên thuật toán đám mây phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ.
  • Salesforce: Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình quản lý quan hệ khách hàng.
  • Oracle: Giải pháp cơ sở dữ liệu sở hữu đầy đủ tính năng và dễ dàng sử dụng.

Câu hỏi Database là gì đã được giải đáp chi tiết. Hy vọng với các thông tin chia sẻ, bạn có thể có thêm sự hứng thú với Database.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *