Nâng cấp kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn!

Tìm hiểu thêm: Trăn trở với tình yêu công sở? 4 nguyên tắc vàng để yêu đúng cách

>>>>>Xem thêm: Mặc Virus Corona, bạn vẫn có thể làm việc tại nhà và kiếm thêm thu nhập

Bạn đang đọc: Nâng cấp kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn!

Thông thường, một buổi phỏng vấn (PV) chỉ kéo dài từ 15 – 30 phút. Và nhiệm vụ của người hỏi là phải tối ưu được hiệu quả PV, làm sao trong thời gian ngắn ngủi đó ta có thể nhận định về ứng viên (UV) chính xác nhất. Việc đặt câu hỏi thực sự là một nghệ thuật, thể hiện được trình độ của người hỏi. Có những vấn đề được giải quyết chỉ bằng cách hỏi lại một câu hỏi, và cũng có hẳn một quyển sách: Lãnh đạo giỏi hỏi câu hỏi hay.

Khi mình đi học sâu về tuyển dụng, câu hỏi phỏng vấn về cơ bản được chia ra làm 4 loại: Câu hỏi đóng/mở; Câu hỏi trực tiếp/gián tiếp; Câu hỏi thăm dò, định hướng dẫn dắt; Câu hỏi tu từ. Mình sẽ giải thích và lấy ví dụ ngay sau đây.

Câu hỏi đóng/mở

Câu hỏi mở là câu hỏi có thể dẫn tiếp đến một câu hỏi khác, còn câu hỏi đóng thì ngược lại.

Ví dụ:

  • “Em có nghĩ sếp nóng tính là sếp tốt không?” –  Đây là câu hỏi đóng. Đương nhiên người ta trả lời là “Không”, chẳng ai bảo nóng tính là tốt cả. Hỏi xong câu này thì chuyển qua câu khác, không khai thác được thêm gì về suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của UV. Câu hỏi này theo mình là vô tác dụng. 
  • “Trên quan điểm của em, một người sếp tốt là người sếp có đặc điểm như thế nào? ”- Đây là câu hỏi mở. UV sẽ trả lời vài ý, ví dụ như “Em cho rằng sếp tốt là sếp thoáng tính, không ki bo với nhân viên; k chỉ quan tâm tới công việc mà còn quan tâm tới đời sống của nhân viên”. Dựa vào đây mình có thể phát triển tiếp câu hỏi là vì sao UV nghĩ như vậy, vì khả năng cao trong quá khứ UV đã gặp “nỗi đau” này nên họ mới đưa ra nhận định như vậy. 

Câu hỏi trực tiếp/gián tiếp

Câu hỏi trực tiếp là câu hỏi vào thẳng vấn đề, gián tiếp là tiếp cận vấn đề một cách khéo léo mà vẫn hiệu quả. 

Ví dụ:

  • “Em thấy công ty cũ của em có điểm gì tệ?” – Câu hỏi trực tiếp. Trong trường hợp UV thẳng thắn, họ sẽ trả lời. Nhưng nếu ứng viên sợ mất lòng nhà tuyển dụng hoặc sợ mang tiếng nói xấu công ty cũ, họ trả lời rằng “em chỉ là thấy không phù hợp thôi”, vậy là có hỏi cũng không tác dụng gì.
  • “Nếu được thay đổi, em sẽ thay đổi 3 điểm gì ở công ty cũ của em?” – Câu hỏi gián tiếp, gợi mở vấn đề khéo léo, buộc ứng viên phải trả lời nhưng lại không tạo cho họ cảm giác bị dồn ép. 

Câu hỏi định hướng dẫn dắt

Đây là loại câu hỏi mang tính chất hướng người ta trả lời theo ý mình. Có một câu chuyện khá nổi tiếng là khi bạn vào Starbucks, nhân viên sẽ được training để hỏi khách “Anh/Chị dùng size L đúng không ạ?” (vì khách sẽ có xu hướng đồng ý luôn) thay vì việc hỏi “Anh/Chị dùng size M hay L?”

Trong PV cũng vậy, thay vì hỏi “Tuần này em tham dự phỏng vấn được hôm nào nhỉ?” thì mình sẽ hỏi “Bên chị có lịch PV vào thứ 6 cố định hằng tuần, em có thu xếp tham gia được không?”. Hoặc là thay vì hỏi “em ở xa công ty như thế em có ngại di chuyển không?” thì sẽ hỏi “Thanh niên thế này đi xa chút cũng không vấn đề gì đâu phải không em?”

Phỏng vấn là nghiệp vụ mình nghĩ là mình làm tốt nhất, cũng có nhiều UV chia sẻ “Em thích cách chị hỏi quá, chị làm em kể hết với chị mà rất thoải mái luôn”. Các bạn thử ứng dụng xem nhé.

Tác giả: Thai Ha Nguyen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *