Thôi việc: Trước khi từ bỏ… hãy nghĩ đến lý do tại sao bắt đầu!

4.5/5 – (2 votes)

Bạn đang đọc: Thôi việc: Trước khi từ bỏ… hãy nghĩ đến lý do tại sao bắt đầu!

Tìm hiểu thêm: Những phương pháp trị bệnh lười biếng hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Nói và viết trong môi trường công sở!

Lần trước, tôi có nhận tư vấn cho một bạn ở Hà Nội. Bạn ấy sắp thôi việc. 

Tôi hỏi bạn rằng cảm giác của bạn lúc này thế nào? Có thật sự muốn nghỉ việc hay không? Bạn trả lời rằng bạn không muốn nghỉ nhưng bạn không biết phải làm sao. 

Bạn chia sẻ thêm bạn cũng mới vào công ty được gần một năm. Giờ cũng là lúc sắp hết hạn hợp đồng chính thức đầu tiên. Bạn có cảm giác sếp không tin tưởng và hỗ trợ bạn, đồng nghiệp không thân thiện, nhà bạn hơi xa công ty. Lúc đầu vào bạn cũng thích công ty vì văn hoá, vì phúc lợi ổn so với công ty trước đây. 

Tôi hỏi bạn: Làm sao em biết sếp không tin tưởng em, đồng nghiệp không thân thiện? Là bạn tự nghĩ hay bạn có trao đổi và thử thay đổi rồi.

Bạn chia sẻ là bạn có cảm giác như vậy. Sếp cũng bận nên em ít có cơ hội gặp. Mọi người không còn nhiệt tình với bạn như trước nên bạn muốn buông xuôi. Mỗi ngày đi làm xa, kẹt xe nên bạn thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Rồi tôi hỏi bạn thêm: Trong quá trình làm việc, bạn có hay gặp sai sót hay không, các công việc đều hoàn thành tốt hay không? 

Bạn chia sẻ là cũng có sai sót và tự thấy chất lượng cũng không được như trước. Ngoài ra, trước đây đồng nghiệp rất thân thiện với bạn nhưng dần dần, do bạn đi trễ, mệt mỏi nên ít muốn uống trà sữa, đi ăn cùng mọi người. Bạn muốn một mình hơn. 

Tôi gật gù và hiểu được cảm giác, lý do của bạn. 

Rồi tôi nói: bây giờ anh cũng chưa muốn em ra quyết định liền. Có điều, em hãy thử làm theo cách anh nói trong khoảng 1 tuần. Sau đó em sẽ biết nên làm gì và làm thế nào.  

Đây là một vài gợi ý cho bạn: 

1 – Mỗi ngày dậy sớm hơn 30 phút, đến công ty sớm hơn 15 phút để đỡ bị mệt mỏi, có nhiều thời gian cho công việc hơn. 

Tối ngủ đủ 8 tiếng, đi ngủ sớm hơn để dậy được sớm. Chất lượng công việc sẽ được cải thiện nếu bạn tập trung hơn. Kết quả công việc sẽ ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, tình cảm.

2 – Có đồ ăn thức uống thì chia sẻ hoặc mời mọi người làm chung: cafe, ăn trưa, trà sữa. Đôi khi, một ly cafe cho sếp hoặc đồng nghiệp cũng là một điều gì đó rất tuyệt vời. 

3 – Thay đổi cách giao tiếp với sếp, đồng nghiệp: Mình nhiệt tình hơn, niềm nở hơn với mọi người để mọi người cũng thấy mình như vậy. Chủ động hỏi han, tiếp nhận phản hồi chứ không ngồi đợi giao việc, đòi hỏi. 

4 – Tập nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” với đồng nghiệp.

5 – Thay chữ “nhưng” bằng chữ “và”.

Sau đó thì bạn làm theo những gì ở trên. 

Cho đến bây giờ, bạn vẫn còn làm việc tại công ty. Bạn còn thông báo sắp được thăng chức.  Chúc mừng bạn. 

Thôi việc hay nghỉ việc là điều ít ai muốn nhưng đôi khi, thiếu đi sự chia sẻ, sự tự thay đổi sẽ khiến cho khoảng cách ngày càng xa hơn. Nếu muốn thì người ta sẽ tìm cách, đã không muốn người ta sẽ tìm lý do. Và nên thử thay đổi dù chỉ một lần để không hối tiếc. 

Muốn thay đổi người khác, trước tiên hãy thay đổi chính mình. 

Chúc mọi người ngày mới nhiều niềm vui.

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *