Đa thế hệ nơi công sở là tình trạng xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Nó mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích giúp doanh nghiệp có thể phát triển. Tuy nhiên, khi duy trì môi trường làm việc đa thế hệ, các nhà lãnh đạo cũng sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Vậy cơ hội, thách thức đó là gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này các bạn nhé.
Bạn đang đọc: Đa thế hệ nơi công sở: Những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp
Đa thế hệ nơi công sở, nên hiểu như thế nào?
Trước khi phân tích các cơ hội, thách thức trong môi trường đa thế hệ, các bạn sẽ cần nắm rõ khái niệm đa thế hệ là gì?
Giải thích đơn giản nhất, đây là môi trường làm việc tồn tại rất nhiều thế hệ khác nhau. Họ có sự khác biệt về tuổi tác, tính cách, phong cách làm việc, quan điểm sống,… Các thế hệ phổ biến trong môi trường công sở hiện nay gồm:
- Thế hệ im lặng (sinh trước năm 1945, hầu hết đã nghỉ hưu).
- Thế hệ Baby Boomers (sinh từ năm 1946 – 1964).
- Thế hệ X (sinh từ năm 1965 – 1980).
- Thế hệ Millennials/thế hệ Y (sinh từ năm 1981 – 1995)
- Thế hệ Z ( sinh từ năm 1996 – 2012).
Tùy vào từng doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động, định hướng phát triển mà họ sẽ tuyển dụng các thế hệ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tập trung từ thế hệ X – Z.
Đa thế hơi nơi công sở mang lại lợi ích gì?
Việc tạo ra môi trường đa thế hệ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, cơ hội phát triển như:
Giải quyết các vấn đề tốt hơn
Nói một cách “nôm na”, khi có 2 cái đầu chắc chắn sẽ hơn 1 cái đầu. Tức là khi có nhiều thế hệ cùng làm việc, mọi người sẽ có thể đưa ra nhiều hướng xử lý, giải quyết vấn đề khác nhau. Họ có thể chia sẻ các ý tưởng, kinh nghiệm để lựa chọn giải pháp tốt nhất cho mọi tình huống. Đây cũng là lý do tại sao các nhóm đa dạng thế hệ có xu hướng làm việc hiệu quả hơn.
Phản ánh khách hàng của doanh nghiệp
Hiểu về nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm cho họ. Thế nhưng, sẽ ra sao nếu nhân viên của bạn chỉ thuộc thế hệ trẻ, khó tiếp cận và khai thác thông tin từ khách hàng lớn tuổi?
Thực tế, trừ khi sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt, phân biệt theo độ tuổi cụ thể thì khách hàng tiềm năng sẽ được trải rộng. Còn nếu sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp khá đại trà, phổ biến, kết hợp đội ngũ nhân viên chung một thế hệ thì việc tìm hiểu, khai thác nhu cầu từng nhóm khách hàng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Tất nhiên, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược nghiên cứu thị trường, yêu cầu khách phản hồi. Vậy nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ không cao bằng việc để nhân viên đi tiếp cận, thu thập trực tiếp từ khách hàng ở cùng thế hệ với mình.
Cung cấp các cơ hội học tập, phát triển
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có chính sách đào tạo, huấn luyện cho nhân viên chưa có kinh nghiệm, tạo cơ hội để họ phát triển trong công việc, sự nghiệp. Và một trong những cách tốt nhất để vừa giúp nhân viên được học hỏi, vừa tiết kiệm chi phí chính là khuyến khích các mối quan hệ cố vấn. Đặc biệt, khi môi trường làm việc có đa dạng thế hệ, những nhân viên lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm hơn có thể hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ.
Tìm hiểu thêm: Marketing in house là gì? So sánh Marketing in house với Agency & Client
Ngoài ra, sự kết hợp của các thế hệ nơi công sở còn tạo nên một môi trường học tập, làm việc tích cực, góp phần đưa doanh nghiệp phát triển mạnh cả về văn hóa và hoạt động kinh doanh.
Thách thức của đa thế hệ nơi công sở
Cơ hội nhiều nhưng doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi những thách thức khi duy trì môi trường làm việc đa thế hệ.
Xung đột giữa các thế hệ
Những người không cùng thế hệ, họ sẽ có suy nghĩ, cách làm việc khác nhau, điều này cũng dễ dàng dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột.
Chẳng hạn như một nhân viên lớn tuổi thích những gì an toàn, họ chọn đi theo lối mòn. Tuy nhiên, các bạn trẻ lại thích thử thách, họ cho rằng điều nhân viên lớn tuổi làm là lỗi thời, lạc hậu và không phù hợp. Nếu 2 đối tượng này chung 1 nhóm, cùng thực hiện 1 dự án thì sẽ khó đi đến thống nhất. Dần dần xung đột bắt đầu xảy ra bởi không ai muốn quan điểm của mình bị gạt bỏ.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng
Với nhiều doanh nghiệp, họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự đa thế hệ. Bởi nguồn ứng viên của họ tập trung ở cùng 1 nơi như trường đại học. Vấn đề này có thể là do bản chất công việc. Nếu công việc liên quan đến công nghệ mới, doanh nghiệp sẽ chỉ cần các bạn trẻ. Ngược lại, nếu công việc liên quan đến văn phòng, hành chính, đòi hỏi kinh nghiệm thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn những người lớn tuổi hơn.
Phong cách làm việc khác nhau
Không chỉ tuổi tác, quan điểm mà phong cách làm việc của các thế hệ cũng có sự khác nhau. Những người lớn tuổi thường sẽ nghiêm túc, làm việc chỉn chu, không thích các hoạt động giải trí, vui chơi trong khi làm việc. Tuy nhiên, với các bạn trẻ, đặc biệt là genZ thì họ lại yêu thích sự thoải mái, tự do, làm những điều mình thích.
Bên cạnh đó, mong muốn về lương thưởng, chế độ phúc lợi của các thế hệ này cũng khác biệt khá lớn. Theo 1 khảo sát cho thấy, ứng viên thuộc thế hệ X, Y có xu hướng yêu cầu mức lương, thưởng, chức danh công việc cao hơn. Còn với các bạn thế hệ Z lại chủ yếu muốn được học hỏi, đào tạo và thích các quyền lợi về thời gian làm việc linh hoạt, có đồ ăn uống miễn phí, có thời gian nghỉ ngơi dài,…
Làm sao để duy trì đa thế hệ nơi công sở?
Có thể thấy, phát triển một môi trường làm việc đa thế hệ là điều không đơn giản với các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là chúng ta đã hết cách. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp mà Blogvieclam.edu.vn chia sẻ dưới đây.
Xem xét thực tế tuyển dụng
Nếu hồ sơ tuổi của doanh nghiệp đang bị lệch theo hướng 1 nhóm cụ thể, bạn hãy thay đổi nó. Bạn có thể bắt đầu bằng mô tả công việc, loại bỏ yêu cầu về độ tuổi nếu tính chất công việc không quá khắt khe. Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải thay đổi, xóa bỏ hoàn toàn các yêu cầu công việc, hãy sắp xếp làm sao cho phù hợp.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang tập trung tuyển dụng ở 1 nơi, bạn hãy xem xét để tìm kiếm thêm nhiều nguồn khác nhau. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện về yếu tố độ tuổi, thế hệ trong môi trường làm việc.
Đừng để tuổi tác trở thành rào cản
Khi đã quyết định phát triển một môi trường có đội ngũ nhân viên đa dạng, bạn cần phải tìm cách để giữ chân họ lại. Tức là bạn cần cung cấp cho họ nhiều cơ hội để thăng tiến, phát triển, đừng để tuổi tác trở thành rào cản với họ.
Ví dụ, nếu bạn đang muốn bổ nhiệm lãnh đạo cho vị trí trưởng phòng, bạn hãy cân nhắc tất cả những người có khả năng, không phân biệt người trẻ hay người lớn tuổi. Tuổi tác chưa hẳn sẽ nói lên năng lực và kinh nghiệm làm việc của con người, bạn hãy nhớ rõ điều này.
Không đưa giả định theo độ tuổi
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư tự động hóa
Một điều mà các nhà lãnh đạo cần lưu ý khi xây dựng, duy trì môi trường làm việc đa thế hệ đó là không đưa ra các giả định dựa theo độ tuổi. Bạn chắc chắn sẽ không thể mất đi khả năng sử dụng công nghệ khi vượt qua 50 tuổi. Điều đó có nghĩa là không phải cứ nhân viên lớn tuổi thì trình độ sẽ đi xuống hay nhân viên trẻ thì không biết gì cả. Mọi đánh giá, quan điểm phải được đưa ra dựa vào thực tế, mọi người làm việc như thế nào, hiệu quả ra sao chứ không phải là ít – nhiều tuổi.
Hỏi nhân viên những gì họ muốn
Như đã nói ở trên, nhân viên thuộc thế hệ khác nhau sẽ có mong muốn, kỳ vọng khác nhau. Vậy nên, lãnh đạo doanh nghiệp nên tìm hiểu để biết được thực sự nhân viên của mình muốn điều gì?
- Nhân viên có thể muốn nhiều loại đào tạo khác nhau.
- Việc coi trọng lợi ích công việc của mọi người có thể khác nhau.
- Cách giao tiếp của nhân viên cũng sẽ khác nhau.
- Kỳ vọng về thời gian làm việc, các hoạt động nơi công sở không giống nhau.
Khi đã nắm rõ được các sở thích, nguyện vọng của từng thế hệ, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các quy định, chế độ sao cho phù hợp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của nhân viên.
Một môi trường làm việc đa thế hệ – lợi ích có nhưng thách thức cũng không nhỏ. Vậy nên, các doanh nghiệp cần phải áp dụng những phương pháp quản lý phù hợp, làm sao để mọi người có thể hòa hợp, cùng nhau phát triển mạnh mẽ.