Lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

4.5/5 – (3 votes)

Bạn đang đọc: Lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe cũng là một trong những nghệ thuật giao tiếp hiệu quả, và nó sẽ giúp mọi người nắm giữ được thành công trong các cuộc trò chuyện. Vậy lắng nghe là gì? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng lắng nghe? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn đi tìm hiểu tất cả những thắc mắc này trong phần tiếp theo nhé!

1. Lắng nghe là gì?

Lắng nghe là gì?

Lắng nghe là gì? Lắng nghe là một hoạt động tâm lý có ý thức, nó không chỉ đơn giản là nghe 1 âm thanh “chạm” đến thính giác của mình, mà nó còn là cả quá trình tiếp nhận, phân tích âm thanh đó.  Lắng nghe là kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết trong giao tiếp.

lắng nghe thì chúng ta mới có thể lĩnh hội, thấu hiểu đối phương, từ đó giúp cuộc giao tiếp đặt được hiệu quả tốt nhất. Và lắng nghe cũng là “chìa khóa” để kết nối mọi người với nhau và là phương thức để học hỏi và tìm hiểu những kiến thức mới.

2. Vai trò của việc lắng nghe là gì?

Lắng nghe có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Bởi con người ai cũng muốn được chia sẻ và được người khác lắng nghe. Và khi bạn càng có tầm ảnh hưởng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn cần phải lắng nghe nhiều hơn.

  • Trong cuộc sống: Lắng nghe được coi như chất xúc tác để kết nối mọi người gần gũi với nhau hơn. Đồng thời, nó còn giúp bạn xây dựng được mối quan hệ bền chặt, bởi khi bạn lắng nghe sẽ giúp người đối diện cảm thấy tôn trọng. Việc thấu hiểu, lắng nghe và đưa ra lời khuyên, sự khích lệ sẽ tạo được sự tin tưởng. Đồng thời, thông qua việc lắng nghe sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của người đối diện để có chiến lược giao tiếp hiệu quả hơn.
  • Trong công việc: Lắng nghe một cách đa chiều và có chọn lọc cũng chính là cách để bạn nắm bắt thông tin đầy đủ, toàn diện và thấu hiểu người đối diện. Đồng thời, quá trình lắng nghe thường đi kèm với những câu hỏi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc bạn hiểu đúng, hiểu đủ về những vấn đề để từ đó đưa ra giải pháp nhanh chóng, kịp thời.

    Vai trò của việc lắng nghe là gì?

Bên cạnh đó, lắng nghe còn là phương tiện hiệu quả để giải quyết việc xung đột. Với sự chân thành khi lắng nghe sẽ giúp đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở chia sẻ vấn đề của mình để giải quyết nút thắt, vấn đề xung đột.

3. Tại sao mọi người thường không quan tâm tới việc lắng nghe?

Theo khảo sát cho thấy, có tới 73% các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực đánh giá kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng. Trong khi đó, hiệu quả lắng nghe của sinh viên mới ra trường chỉ chiếm 19%. Vậy lý do dẫn đến tình trạng bỏ qua việc lắng nghe đúng cách là gì?

3.1 Mất tập trung

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm chúng ta quên mất nhiệm vụ lắng nghe đó chính là mất tập trung. Nó có thể đến từ nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Nếu bạn đang suy nghĩ vẩn vơ, môi trường có nhiều tiếng ồn, dùng điện thoại… cũng đều có thể cản trở bạn lắng nghe người khác.

Tại sao mọi người thường không quan tâm tới việc lắng nghe?

3.2 Muốn được nói, thể hiện bản thân 

Trong một cuộc giao tiếp, thường xảy ra tình trạng ai cũng muốn được nói, được thể hiện mà chẳng bận tâm đến việc lắng nghe người khác. Mọi người đều muốn được đưa ra ý kiến mà chưa nghe hết câu chuyện, lời trình bày của đối phương.  Hành động này không chỉ thiếu tôn trọng người khác, mà nó còn khiến cho cuộc giao tiếp không thể đi đến hồi kết, không tìm ra được mục đích chung.

3.3 Sợ mất nhiều thời gian 

Có đôi lúc, một cuộc nói chuyện quá dong dài có thể khiến mọi người cảm thấy mất hứng thú và tốn thời gian. Tuy nhiên, nếu đã lựa chọn giao tiếp với đối phương nghĩa là họ đã có 1 mức độ quan trọng nhất định với bạn. Vì thế, cách để tiết kiệm thời gian hữu hiệu nhất là việc lắng nghe và đưa ra phản hồi để cuộc giao tiếp được kết thúc nhanh chóng.

Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên nhìn nhận lại chính các cuộc giao tiếp cùng thói quen của bản thân xem mình có đang mắc phải một trong những vấn đề trên hay không? Nếu có, hãy tìm kiếm giải pháp phù hợp cho bản thân mình.

Tìm hiểu thêm: Email – rất thân quen, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách

Sợ mất nhiều thời gian

4. Bí quyết giúp phát triển kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe luôn cần được duy trì và phát triển để có thể lan tỏa tới tất cả mọi người. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe sẽ không thể tự phát triển, nếu bản thân không tự học hỏi, rèn luyện và tích lũy. Vậy làm thế nào để phát triển kỹ năng lắng nghe một cách hiệu quả?

4.1 Tránh sử dụng điện thoại khi giao tiếp

Trong thời buổi 4.0 như hiện nay, điện thoại đã trở thành vật bất ly thân của mọi người. Và không khó để bắt gặp hình ảnh trong cuộc gặp gỡ, trò chuyện thì mỗi người chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại. Vì thế, điều đầu tiên để rèn luyện kỹ năng lắng nghe là gì? Đó chính là tránh sử dụng điện thoại khi giao tiếp.

4.2 Đặt mình vào vị trí người nói

Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của người nói để thay đổi góc nhìn, và hiểu câu chuyện một cách chân thực nhất. Đây chính là cách thức để thúc đẩy kỹ năng lắng nghe chủ động và tránh để lời nói lọt từ tai này sang tai kia mà không đọng lại được gì.

Hãy cố gắng tiếp nhận câu chuyện của đối phương như câu chuyện của chính bản thân. Và lúc này, nội dung của người nói truyền tải sẽ trở thành vấn đề mà bạn cần quan tâm. Lúc đó bạn mới có thể tôn trọng và tập trung lắng nghe câu chuyện của họ.

4.3 Đưa cảm xúc vào quá trình lắng nghe

Bí quyết giúp phát triển kỹ năng lắng nghe là gì?

Một người có kỹ năng lắng nghe giỏi là 1 người thể hiện tốt cảm xúc trong cuộc giao tiếp. Giao tiếp hiệu quả không chỉ là người này thấu hiểu điều mà người kia muốn diễn đạt. Mà nó còn trao cho nhau những năng lượng tích cực, sự khích lệ hay đồng cảm.

Vì thế, bạn chỉ cần thay đổi nhỏ như cái gật đầu nhẹ phối hợp cùng người nói và vẻ mặt hào hứng sẵn sàng lắng nghe hay những tiếng đệm à, ừ, vâng,… Đối phương sẽ hài lòng và vui vẻ với những phản ứng ấy. Thậm chí, đôi khi việc bạn cần làm là chỉ cần ở bên cạnh và chăm chú lắng nghe, giao tiếp bằng ánh mắt.

4.4 Tìm hiểu ẩn ý và học cách tư duy

Có đôi lúc, điều người đối diện thực sự muốn gửi tới bạn không phải là những gì mà họ nói trực tiếp với bạn. Mà bạn cần phải thực sự tinh ý thì mới có thể nắm bắt được thông điệp mà họ muốn truyền tải hơn là việc lắng nghe quan điểm của họ. Đặc biệt, hãy chủ động đặt câu hỏi nếu mà bạn không hiểu rõ về điều mà đối phương nói. Việc này tưởng như đơn giản, nhưng nó lại khá phức tạp. Vì thế, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng tư duy cũng như tìm hiểu ẩn ý của bản thân.

>>>>>Xem thêm: Binomo hay Binary Option – Giao dịch nhị phân hoàn toàn là đánh bạc!

Tìm hiểu ẩn ý và học cách tư duy

Như vậy, Blogvieclam.edu.vn đã cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề lắng nghe là gì, cũng như cách để nâng cao kỹ năng lắng nghe hiệu quả nhất. Hãy tập trung vào việc lắng nghe để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn có ý tưởng hay về cách lắng nghe, hãy comment dưới bài viết này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *