Tìm hiểu thêm: KPI của chuyên viên phân tích tài chính mới & chuẩn nhất
>>>>>Xem thêm: Chương trình máy tính là gì? Những thông tin cơ bản bạn cần biết
Bạn đang đọc: Đi làm trễ… trừ lương!!!
Mình vẫn thấy nhiều bạn HR bị nhầm lẫn và tư vấn sai cho chủ doanh nghiệp về việc “Đi trễ” thì “Trừ lương”. Dưới góc độ người làm Nhân sự, mình thấy việc này không nên vì:
1. Pháp luật không cho phép
Đi trễ là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, được công khai trong nội quy lao động và được cơ quan quản lý nhà nước về lao động chấp thuận. Doanh nghiệp có quyền xử lý những vi phạm này theo nội quy lao động.
Tuy nhiên, điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động thì không được phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Do vậy, trường hợp người lao động đi muộn tức là vi phạm nội quy lao động và có thể áp dụng hình thức kỉ luật lao động nhưng không được trừ lương của người lao động. Cho nên, người sử dụng lao động trừ lương nhân viên đi làm trễ là trái với quy định của pháp luật.
2. Tiền lương theo hợp đồng lao động ưu tiên theo hiệu quả công việc chứ không phải ưu tiên theo thời gian thực hiện công việc
Đi làm đúng giờ hay đảm bảo 40 giờ/tuần gần như là KPIs để có điều kiện cần và đủ để làm ra được kết quả cuối cùng OKRs. Tuy nhiên, việc đi trễ (không thường xuyên) đôi khi không phải là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả không tốt. Hơn nữa, đi trễ bị trừ lương thì khi làm thêm giờ, chắc chắn phải trả thêm lương ngoài giờ.
3. Xu hướng quản trị lao động hiện đại
Chế độ làm việc linh hoạt hoặc quản trị linh hoạt đang là xu hướng. Bản chất vẫn là kết quả làm việc và hiệu quả mang lại. Đi trễ một số lần đôi khi không ảnh hưởng đến kết quả chung của công ty.
Ngoài ra, số trường hợp đi trễ bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với trường hợp đi đúng giờ. Cho nên, hãy suy nghĩ lại và ưu tiên tập trung cho những người đi làm sớm, đúng giờ, có hiệu quả cao. Thúc đẩy họ đi làm sớm và có hiệu quả thì những người khác cũng theo.
4. Có thể chọn nhiều cách khác hay hơn
Tìm các phương án hỗ trợ người lao động đi làm đúng giờ hoặc hướng dẫn các bạn quản lý thời gian hiệu quả… Đi làm sớm, đúng giờ thì về sớm.
- Họp team vào đúng giờ mỗi buổi sáng và xem đó là một khoảng thời gian cực kỳ quan trọng. Bạn nào đi trễ cũng không truy cứu hay trừ lương. Việc bạn vắng mặt vào buổi sáng đã là một mất mát rồi.
- Bạn nào đi làm trễ thì nhắn lên group, email công ty để các bạn khác biết và hỗ trợ. Tuy nhiên, một tháng nhắn quá nhiều lần cũng sẽ ngại. Hoặc cuối tháng công khai danh sách những người đi trễ, không cần phải trừ lương. Những người có lòng tự trọng cao, họ sẽ biết ngại.
- Nếu vì điều kiện và hoàn cảnh, hãy cho phép họ được chọn giờ làm việc phù hợp là 9:00 thay vì 8:00.
- Chương trình chia sẻ kỹ năng, bài học thành công hoặc trao đổi phát triển năng lực trước giờ làm.
- Chương trình hỗ trợ như cafe, ăn sáng cho các bạn đến sớm…
Chúc bạn thành công!
Tác giả: Bùi Đoàn Chung