Lead Time là gì? Lead Time là một trong những yếu tố nếu kiểm soát tốt doanh nghiệp có thể khiến khách hàng hài lòng và tăng lợi nhuận, doanh thu. Để hiểu rõ thêm ý nghĩa, vai trò cũng như các loại hình Lead Time phổ biến, bạn đừng bỏ qua bài viết hôm nay!
Bạn đang đọc: Lead Time Là Gì? 5 Loại Hình Phổ Biến của Lead Time
1. Lead Time Là Gì? Ví Dụ
Lead Time là gì? Lead Time là thời gian mà một hệ thống cần để hoàn thành một quy trình hay một chuỗi công việc từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong ngữ cảnh sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, Lead Time đo lường thời gian từ khi có yêu cầu đặt hàng đến khi sản phẩm được giao cho khách hàng.
Lead Time bao gồm thời gian sản xuất, xử lý đơn hàng, thời gian vận chuyển, cũng như bất kỳ thời gian chờ đợi hoặc xử lý tại các điểm khác nhau trong quy trình. Nó là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường, dự đoán thời gian cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và quản lý hiệu suất tổng thể của hệ thống. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp để giảm Lead Time phù hợp trong chuỗi Logistics, hợp ký hóa hoạt động, giúp tăng năng suất, sản lượng và doanh thu.
Bạn hãy xem xét ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn “Lead Time là gì?”.
Bạn là chủ một cửa hàng bán quần áo trực tuyến và bạn đang chuẩn bị hàng cho mùa hè. Bạn muốn đưa vào cửa hàng một bộ sưu tập áo polo mới.
- Kế hoạch của bạn như sau:
- Bạn cần 500 chiếc áo polo để đáp ứng nhu cầu dự kiến.
- Bạn muốn áo polo về kho trước ngày 20/4 để sẵn sàng mở bán bộ sưu tập mới.
- Lead Time sản xuất và vận chuyển như sau:
- Thời gian sản xuất 500 chiếc áo polo của nhà xưởng là 15 ngày.
- Thời gian vận chuyển từ xưởng sản xuất đến cửa hàng của bạn là 5 ngày.
- Như vậy, để có áo polo trước ngày 20/4, bạn cần đặt hàng vào ngày (20/4 – 15 ngày – 5 ngày) = 31/3.
- Quy trình thực hiện cụ thể như sau:
- 1/4: Bạn liên hệ với xưởng sản xuất và ký hợp đồng đặt hàng 500 áo polo.
- 15/4: Xưởng sản xuất hoàn thành đơn hàng và bắt đầu gửi hàng.
- 20/4: Áo polo được vận chuyển tới nhà kho bạn yêu cầu.
Trong ví dụ này, Lead Time là thời gian từ khi bạn đặt hàng đến khi hàng hóa sẵn sàng để tung ra thị trường. Bằng cách tính toán và quản lý Lead Time, bạn có thể đảm bảo rằng cửa hàng của bạn sẽ có đủ áo polo mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Ý Nghĩa, Vai Trò Của Lead Time Là Gì?
2.1. Đo Lường Hiệu Suất
Thông qua việc theo dõi và phân tích Lead Time, doanh nghiệp có thể xác định được thời gian thất thoát trong quy trình. Từ đó, đơn vị có thể đưa ra giải pháp xử lý một cách hiệu quả. Đây chính là cách để doanh nghiệp giảm thời gian chết không cần thiết và tăng cường hiệu quả hoạt động một cách toàn diện.
2.2. Dự Báo Và Lập Kế Hoạch
Lead Time cung cấp thông tin quan trọng để dự báo và lập kế hoạch. Việc hiểu rõ thời gian cần thiết cho mỗi bước trong chuỗi cung ứng hoặc quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp xác định được thời điểm nào cần bắt đầu quá trình sản xuất, đặt hàng hoặc chuẩn bị hàng tồn kho.
2.3. Tối Ưu Hoá Quy Trình Sản Xuất Và Chuỗi Cung Ứng
Thông tin về Lead Time giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng. Bằng cách đánh giá khoảng thời gian cần để hoàn thành mỗi bước trong quy trình, tổ chức có thể xác định các bước có thể được tối ưu hóa để giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng cường hiệu suất tổng thể.
2.4. Quản Lý Thời Gian Và Rủi Ro Có Thể Xảy Ra Trong Quá Trình Sản Xuất Và Chuỗi Cung Ứng
Bằng cách đo lường và theo dõi Lead Time, doanh nghiệp có khả năng xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành các hoạt động.
Thông qua việc nhận biết các yếu tố này, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Hơn nữa, việc theo dõi Lead Time giúp doanh nghiệp dự đoán và ứng phó hiệu quả với các tình huống không mong muốn, như sự cố với nhà cung cấp hay thay khách hàng thay đổi yêu cầu đột ngột. Điều này giúp doanh nghiệp luôn trong tình trạng sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong quá trình sản xuất và cung ứng.
2.5. Quản Lý Hàng Tồn Kho
Lead Time ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hàng tồn kho. Nếu dự đoán được chính xác Lead Time, doanh nghiệp có thể duy trì mức độ tồn kho hiệu quả, tránh tình trạng dư thừa hàng hóa (dẫn đến đọng vốn) hoặc thiếu hàng (không kịp cung ứng hàng hóa cho khách hàng dẫn đến thất thoát doanh thu). Quản lý hàng tồn kho dựa trên Lead Time giúp giảm thiểu chi phí lưu trữ và tối ưu hóa việc quản lý nguồn cung.
3. Các Loại Hình Lead Time Phổ Biến
3.1. Manufacturing Lead Time (Thời Gian Sản Xuất)
Manufacturing Lead Time là gì? Manufacturing Lead Time là thời gian cần thiết để hoàn thành quy trình sản xuất từ khi bắt đầu đến khi có thành phẩm. Nó bao gồm thời gian từ khi nguyên liệu được chuẩn bị đến khi sản phẩm hoàn thành. Manufacturing Lead Time cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất và tính linh hoạt của quy trình sản xuất.
Tìm hiểu thêm: 5 Tố chất để học thiết kế đồ họa tốt và trở thành Designer chuyên nghiệp
3.2. Order Lead Time (Thời Gian Đặt Hàng)
Order Lead Time đo lường thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi hàng hóa được gửi đi. Nó không chỉ bao gồm thời gian sản xuất mà còn thời gian để xác nhận đơn hàng, xử lý, đóng gói sản phẩm và cuối cùng là thời gian vận chuyển. Order Lead Time là một thông tin quan trọng để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng và chính xác với nhu cầu của khách hàng.
3.3. Delivery Lead Time (Thời Gian Giao Hàng)
Delivery Lead Time đo lường thời gian từ khi hàng hóa rời khỏi cơ sở sản xuất cho đến khi nó đến tay khách hàng. Nó bao gồm cả thời gian vận chuyển và các quy trình xử lý sau sản xuất. Việc hiểu rõ Delivery Lead Time cho phép doanh nghiệp có thể đáp ứng các cam kết về thời gian giao hàng và tối ưu hóa quy trình vận chuyển.
3.4. Replenishment Lead Time (Thời Gian Tái Cung Ứng)
Replenishment Lead Time là gì? Replenishment Lead Time là thời gian cần thiết để bổ sung hàng hóa trong kho sau khi đã bán một lượng hàng hoá nhất định. Nó bao gồm cả thời gian đặt hàng mới và thời gian sản xuất. Replenishment Lead Time đặc biệt quan trọng trong việc duy trì mức tồn kho ổn định và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của thị trường.
3.5. Engineering Lead Time (Thời Gian Kỹ Thuật)
Engineering Lead Time là thời gian cần thiết để phát triển, kiểm thử và chấp nhận một sản phẩm mới hoặc thay đổi công nghệ trong quy trình sản xuất. Nó đo lường thời gian từ khi có ý tưởng ban đầu đến khi sản phẩm hoặc công nghệ mới được triển khai và sử dụng trong sản xuất. Thông tin này giúp đảm bảo rằng quy trình kỹ thuật được quản lý một cách hiệu quả và có thể tích hợp vào hệ thống sản xuất tổng thể.
4. Phân Biệt Lead Time Và Cycle Time
Điểm khác biệt của Cycle time và Lead Time là gì? Blogvieclam.edu.vn sẽ phân tích để các bạn phân biệt được chúng, chi tiết như sau:
Đặc điểm | Lead Time | Cycle Time |
Định nghĩa | Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một quy trình, bao gồm cả thời gian chờ đợi và xử lý tại các bước khác nhau. | Thời gian cần để hoàn thành một công đoạn cụ thể trong quy trình, không tính thời gian chờ đợi hay xử lý ở các bước khác. |
Phạm vi | Bao gồm thời gian sản xuất, xử lý đơn hàng, thời gian vận chuyển và bất kỳ thời gian chờ đợi hoặc xử lý tại các điểm trong quy trình. | Chỉ tính thời gian thực hiện một công việc cụ thể, không tính thời gian chờ đợi hoặc xử lý ở các bước khác. |
Mục tiêu | Đo lường thời gian cần để đáp ứng một yêu cầu từ khách hàng và quản lý hiệu suất tổng thể của hệ thống. | Đo lường hiệu suất của một công đoạn cụ thể và giúp xác định cách tối ưu hóa quy trình làm việc. |
Quan hệ với công việc cụ thể | Liên quan đến toàn bộ quy trình, có thể bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. | Tập trung chỉ vào thời gian của một công đoạn cụ thể, một phần của quy trình tổng thể. |
Áp dụng | Được sử dụng để đánh giá và quản lý thời gian toàn bộ quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng. | Được sử dụng để đo lường hiệu suất và tối ưu hóa các công đoạn cụ thể trong quy trình làm việc. |
5. Cách Để Rút Ngắn Thời Gian Lead Time
>>>>>Xem thêm: Kế Toán Thanh Toán Là Gì? Công Việc Kế Toán Thanh Toán Gồm Những Gì?
Có một số cách hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng để rút ngắn thời gian Lead Time:
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Đơn giản hóa công việc, loại bỏ những bước không cần thiết và tối ưu hóa luồng làm việc để giảm thiểu thời gian sản xuất.
- Quản lý hiệu suất lao động: Đào tạo nhân viên, có các biện pháp khuyến khích nhân viên nâng cao tay nghề để tăng năng suất làm việc.
- Quản lý tồn kho: Tối ưu hóa mức tồn kho để giảm thời gian chờ đợi và tăng khả năng đáp ứng với nhu cầu thị trường.
- Chọn đối tác cung ứng có thời gian Lead Time ngắn: Lựa chọn những đối tác có khả năng cung ứng nhanh chóng và hiệu quả.
- Tích hợp công nghệ mới: Sử dụng công nghệ để tăng tốc quy trình sản xuất và giảm thời gian xử lý.
- Áp dụng các chiến lược Lean và Six Sigma: Tìm kiếm và loại bỏ lãng phí trong quy trình sản xuất để tối ưu hóa thời gian.
- Dự đoán và quản lý nhu cầu: Dự đoán sẵn sàng đáp ứng yêu cầu từ khách hàng, qua đó giảm thời gian chờ đợi.
- Tối ưu hóa quy trình vận chuyển: Lựa chọn lộ trình vận chuyển hiệu quả để giảm thời gian giao hàng.
- Thực hiện đánh giá và cải tiến liên tục: Xác định và cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian Lead Time định kỳ.
Như vậy, bài viết trên Blogvieclam.edu.vn không chỉ giúp bạn hiểu “Lead Time là gì?” mà còn bỏ túi rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến thời gian sản xuất. Hãy áp dụng cách rút ngắn thời gian Lead Time được chia sẻ ở trên để giúp hoạt động kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp bạn được hiệu quả nhất nhé!