Feedback là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Tuy nhiên, vì xuất phát là từ tiếng Anh nên không phải ai cũng hiểu rõ feedback là gì? Nó tốt hay xấu? Vậy thì trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp các bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc liên quan đến thuật ngữ này.
Bạn đang đọc: Feedback là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của feedback trong công việc
1. Feedback là gì? Tốt hay xấu?
Feedback được hiểu là sự phản hồi thông tin, đưa ra các ý kiến cho một vấn đề hay sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nội dung feedback có thể là những cảm nhận, đánh giá hoặc thắc mắc cần được giải đáp.
Vậy feedback là tốt hay xấu?
Thực tế, feedback tốt hay xấu còn tùy thuộc vào người nhận được nó. Một feedback có thể xấu với người này nhưng lại tốt với người kia và ngược lại. Thường những lời chê bai, soi mói, xả giận, trách móc là feedback xấu. Còn những feedback khen ngợi, đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng thì được xem là feedback tốt.
Tùy vào từng loại feedback mà chúng ta cần có phương án xử lý, cách cư xử cho phù hợp. Cho dù là feedback tốt hay xấu thì chúng ta cũng nên đón nhận một cách văn minh, lịch sự.
2. Feedback thường có ở đâu?
Hiện nay, thuật ngữ feedback được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, song phổ biến nhất là trong hoạt động kinh doanh, bán hàng. Nó được dùng thay cho từ “trả lời”. Bất kể lời góp ý, đánh giá, nhận xét nào của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đều được xem là feedback.
Ngoài ra, feedback cũng có thể xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…), các sàn thương mại điện tử, công việc hàng ngày,… Nơi nào có sự tương tác giữa con người với nhau là đều có thể có feedback.
3. Có những loại feedback nào?
Feedback gồm có 3 loại là tích cực, tiêu cực và xây dựng. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu để nắm rõ hơn về 3 loại feedback này và có cách xử lý tốt nhất cho từng trường hợp bạn nhé.
Feedback tích cực
Đây là những phản hồi mang tính thúc đẩy, hướng đến kết quả tích cực. Feedback này chính là động lực, khuyến khích cá nhân, tổ chức cố gắng, phát triển mạnh mẽ, tốt hơn nữa.
Chẳng hạn, khi bạn bán quần áo, sau khi nhận hàng, khách đưa ra feedback khen chất liệu đẹp, dày dặn, mặc lên đứng form,… và họ rất thích. Như vậy, sản phẩm của bạn đã thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, khi đưa ra feedback họ cảm thấy rất vui vẻ, hào hứng. Đó chính là phản hồi mang tính tích cực, giúp bạn có thêm động lực bán hàng.
Feedback tiêu cực
Feedback tiêu cực là những ý kiến, phản hồi sau khi nhận được kết quả, trải nghiệm không tốt về sản phẩm, dịch vụ hay vấn đề nào đó. Loại feedback này thường là những lời chê bai, trách mọc, thái độ không hài lòng, tức giận.
Vẫn là ví dụ bạn bán quần áo, nếu sản phẩm khách nhận được không đúng như mô tả, không giống như những gì họ tưởng tượng thì họ sẽ đưa ra feedback chê. Họ cảm thấy số tiền bỏ ra cho sản phẩm là không xứng đáng, thậm chí là cảm thấy bị lừa dối. Với loại feedback này, dù bạn có thay đổi, cải thiện chất lượng sản phẩm thì họ cũng không muốn quay lại mua tiếp.
Feedback xây dựng
Một loại feedback khác cũng liên quan đến lời chê trách, song nó hướng đến tính xây dựng. Tức là khách hàng sẽ đưa ra những lời nhận xét, đánh giá không tốt về sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cũng đóng góp ý kiến để cá nhân, tổ chức thay đổi, cải thiện và phát triển hơn. Feedback này sẽ giúp các bạn nhận ra những lỗi lầm mình mắc phải và có phương án giải quyết nhanh chóng.
4. Ý nghĩa của feedback là gì?
Feedback dù tốt hay xấu thì cũng đều có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta. Cụ thể, ý nghĩa mà nó mang đến là:
Tìm hiểu thêm: Pomodoro là gì? Lợi ích khi áp dụng phương pháp Pomodoro
Giúp nhận ra lỗi lầm, điểm thiếu sót
Nhận những feedback từ khách hàng, đồng nghiệp hay bạn bè,… sẽ giúp bạn nhận ra được những sai lầm, điểm còn thiếu sót trong vấn đề nào đó. Nhất là với những feedback mang tính chất xây dựng, đóng góp ý kiến thì bạn nên tiếp thu để thay đổi phù hợp.
Nhờ có những feedback, bạn sẽ thay đổi, cải thiện và phát triển bản thân tốt hơn trong tương lai.
Phát huy được những điểm tốt
Con người thường khá khắt khe với bản thân, đôi khi vì điều đó mà bạn sẽ quên đi những điểm tốt của mình. Nhờ vào những lời feedback tích cực, bạn sẽ biết được lợi thế, điểm tốt của bản thân là gì? Đó chính là vũ khí lợi hại, nếu bạn cố gắng, phát huy thì sẽ rất phát triển.
Biết được mức độ hài lòng của khách hàng
Không chỉ mang ý nghĩa cho riêng bản thân bạn mà feedback còn giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh, buôn bán. Đây được xem là công cụ để đánh giá, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
Dù là feedback tốt hay xấu thì bạn cũng nắm được nhu cầu, mong muốn của khách hàng là gì. Từ đó, bạn sẽ biết cách để thay đổi, cải thiện sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp.
5. Nên làm gì khi nhận được feedback không tốt?
>>>>>Xem thêm: 35+ hình ảnh văn phòng làm việc đẹp, hiện đại & tiện nghi nhất
Khi kinh doanh, buôn bán hàng làm bất cứ việc gì, bạn sẽ không thể tránh khỏi những feedback không tốt. Vậy nên làm gì trong những trường hợp đó?
Kiểm soát cảm xúc, tránh phản ứng quá tiêu cực
Trước bất kỳ vấn đề gì, bạn cũng cần phải thật bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc của bản thân để tránh những phản ứng, hành động không hay xảy ra. Bạn cần lắng nghe, suy nghĩ về những feedback để xem nó đúng hay sai, có thực sự là mang tính chất tiêu cực hay không rồi mới đưa ra phương án xử lý.
Đừng để bị ảnh hưởng bởi những feedback tiêu cực
Khi bị chê bai, nói không tốt thì chắc chắn ai cũng sẽ không vui. Thế nhưng, bạn đừng để điều đó ảnh hưởng, tác động quá nhiều lên tâm trạng của bản thân. Điều đó không giúp bạn xử lý được vấn đề mà còn khiến bản thân không thoải mái, mất tập trung.
Cải thiện những thiếu sót nhanh nhất có thể
Với những feedback chê trách, đánh giá không hay, nếu bạn cảm thấy nó đúng, bản thân mình và tổ chức đang còn thiếu sót, sai lầm trong vấn đề đó thì hãy cố gắng để thay đổi, cải thiện một cách nhanh nhất. Có như vậy bạn mới có thể phát triển và trở nên tốt hơn.
6. Làm sao để có được feedback tốt từ khách hàng?
Có được feedback tốt là điều ai cũng mong muốn, nhất là những ai làm dịch vụ. Vậy làm sao để có được những lời khen, đóng góp tích cực?
- Thứ nhất, chất lượng của sản phẩm/dịch vụ phải được đầu tư thật chỉn chu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Thứ hai, dịch vụ khách hàng phải được quan tâm, đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu để tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt nhất.
- Thái độ phục vụ khách hàng phải văn minh, lịch sự.
- Ngoài ra, với những tổ chức kinh doanh sản phẩm thì hình thức bao bì, cách đóng gói đẹp cũng sẽ giúp mang đến thiện cảm tốt.
Qua những chia sẻ trên đây, có lẽ bạn đọc đã hiểu rõ “feedback là gì?”, ý nghĩa của feedback cũng như cách để có được những feedback tốt từ khách hàng. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.