4.5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Công Việc Sale Là Gì? Tìm Hiểu Về Công Việc, Mức Lương Sale Mới Nhất 2024
Sale là gì? Công việc Sale là gì? Nếu bạn muốn tìm hiểu nghề Sales nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết dưới đây chính xác dành cho bạn. Hãy theo dõi để giải đáp thắc mắc để bắt đầu những dự định lớn trong tương lai nhé!
1. Sale Là Gì?
Sale thực chất là quá trình tiếp thị kết hợp với bán hàng để gia tăng doanh số và đạt các mục tiêu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sale không đơn giản như nhiều người lầm tưởng mà là sự kết hợp của một chuỗi các hoạt động như tìm kiếm khách hàng, tiếp cận, tạo sự tin tưởng, thuyết phục, ký kết hợp đồng hoặc chốt đơn.
Dù ở giai đoạn ổn định hay mở rộng quy mô, Sale đều quan trọng với các doanh nghiệp. Có được đội ngũ bán hàng giỏi, các công ty tự tin hơn rất nhiều trong quá trình tăng doanh thu hay hướng tới các mục tiêu kinh doanh lớn. Bạn có biết Sale là viết tắt của những chữ cái nào trong tiếng Anh không? Những chữ này khi dịch sang tiếng Việt mang có nghĩa như sau:
- S – Smile: Luôn mỉm cười thân thiện bất cứ khi nào gặp đối tác, khách hàng.
- A – Ask: Đặt câu hỏi để khai thác triệt để thông tin của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp tư vấn bán hàng phù hợp.
- L – Listen: Lắng nghe để hiểu những điều khách hàng thực sự mong muốn.
- E – Education: Chia sẻ thông tin doanh nghiệp, thị trường cũng như toàn bộ thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
2. Công Việc Sale Là Gì?
Công việc của Sale là gì chắc hẳn là băn khoăn chung của các bạn trẻ có quan tâm tới nghề Sale. Đối với từng lĩnh vực, nhân viên Sale sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ nhất định nhằm đem tới doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh các công việc thể mang đặc trưng của đơn vị, hầu hết các nhân viên kinh doanh sẽ phải thực đầu việc sau:
2.1. Nắm Vững Kiến Thức Về Sản Phẩm, Dịch Vụ
Hiện nay, các doanh nghiệp đều đầu tư mạnh mẽ cho bộ phận kinh doanh nên việc làm Sale cũng có phần cạnh tranh hơn. Cung nhiều hơn cầu, khách hàng có xu hướng lựa chọn các đơn vị uy tín với đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, tận tâm. Theo đó, điều bạn cần làm để giữ chân người mua là không ngừng học hỏi và nắm vững thông tin về sản phẩm dịch vụ mình muốn bản. Tuy nhiên, nếu chỉ học máy móc thì chưa chắc có hiệu quả. Nhân viên Sale cần nghiên cứu kỹ, hay đôi khi trực tiếp trải nghiệm để đem đến cho khách hàng những chia sẻ chân thực nhất.
2.2. Làm Báo Cáo Kinh Doanh
Thông tin bán hàng cần được lưu trữ đầy đủ, chi tiết bằng báo cáo để thuận tiện trong việc theo dõi, đánh giá sau này. Bản báo cáo càng cụ thể, khoa học, nhân viên Sale càng dễ dàng nắm bắt được mức độ tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường để so sánh với đối thủ và tìm ra hướng đi tốt hơn trong tương lai.
2.3. Tiếp Xúc Với Khách Hàng
Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, Sale trở thành bộ phận không thể thiết với các doanh nghiệp, tập đoàn. Kinh tế đi lên, các sản phẩm dịch vụ mới ra đời mỗi ngày nên nhân viên Sale cũng sẽ phải áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp tiếp cận với khách hàng khác nhau. Chẳng hạn như liên lạc, gặp gỡ trực tiếp, đàm phán, đưa khách hàng tới tận nơi tham khảo sản phẩm,…
2.4. Đặt Ra Mục Tiêu Trong Quá Trình Làm Việc
Nhân viên Sale phải có cái nhìn bao quát về thị trường, khách hàng để đặt ra những mục tiêu phù hợp. Từ mục tiêu đó, mỗi người sẽ kế hoạch cụ thể, cách phân bổ thời gian, công sức để thực hiện tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2.5. Quản lý Quá Trình Bán Hàng
Nhân viên Sale quản lý quá trình bán hàng bằng việc tạo báo giá, xử lý đơn hàng, theo dõi tiến độ sát sao nhằm đảm bảo đơn hàng đến tay khách đúng thời hạn.
2.6. Xây Dựng Mạng Lưới Phát Triển Thị Trường
Song song với các nhiệm vụ kể trên, nhân viên Sale cũng cần xây dựng mạng lưới liên kết với các đối tác, đại lý,… và theo dõi xu hướng thị trường để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mở rộng quy mô doanh nghiệp trong lai.
2.7. Duy Trì Sự Hài Lòng Của Khách Hàng, Đánh Giá Và Báo Cáo
Ngay cả sau khi chốt đơn thành công, nhân viên Sale cũng cần chăm sóc khách hàng thật tốt để tăng khả năng quay trở lại sau này. Toàn bộ số liệu về tỉ lệ chốt đơn, mức độ mua hàng lại,… đều được ghi nhận và theo dõi để cải thiện chất lượng dịch vụ.
3. Tố Chất Cần Có Của Một Nhân Viên Sale Chuyên Nghiệp
Mỗi công việc đòi hỏi người làm có những tố chất riêng. Với nhân viên Sale, những phẩm chất quan trọng đó bao gồm:
3.1. Hiểu Biết Về Sản Phẩm/Dịch Vụ
Để thuyết phục khách hàng, nhân viên Sale cần có kiến thức và hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên càng am hiểu và nắm được những thông tin hữu ích, khả năng khách hàng tin tưởng và chốt đơn sẽ càng cao hơn.
3.2. Am Hiểu Về Lĩnh Vực Hoạt Động
Không chỉ sản phẩm, dịch vụ, nhân viên Sale chuyên nghiệp cũng cần có kiến thức về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, xu hướng tiêu dùng trong ngành, mức độ cạnh tranh,…
3.3. Thị Trường Và Khách Hàng
Nắm bắt được nhu cầu thị trường giúp nhân viên Sale đơn giản hóa quy trình và dễ dàng tìm được phương án làm việc phù hợp. Cùng với đó, thấu hiểu mong muốn thực sự của khách hàng có thể giúp bạn tạo được lòng tin, xây dựng mối quan hệ tốt, gia tăng doanh số và giữ được sự tin tưởng dài lâu.
3.4. Kỹ Năng Ngoại Ngữ Và Tin Học
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cần một nhân viên Sale giỏi ăn nói mà còn phải có kỹ năng ngoại ngữ và tin học. Dưới sự trợ giúp của công nghệ và ngôn ngữ, nhân viên Sale có thể tiết kiệm thời gian, công sức và không ngừng mở rộng phạm vi để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
3.5. Nhạy Bén, Linh Hoạt
Trên thực tế, mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ như trong kịch bản bán hàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhân viên Sale cần có được sự nhạy bén, linh hoạt, nhất là khi bị khách hàng từ chối, có yêu cầu đặc biệt hay thậm chí là tỏ rõ thái độ khó chịu.
3.6. Chịu Được Áp Lực Công Việc
Với nhân viên Sale, doanh số giống như áp lực vô hình đè nặng lên đôi vai. Nếu không có khả năng chịu được áp lực công việc, bạn sẽ không thể đảm bảo KPIs trong một thời gian ngắn, vượt qua yêu cầu khắt khe của cấp trên hay sự cạnh tranh gay gắt giữa những đồng nghiệp cùng bộ phận.
3.7. Có Khả Năng Quan Sát Tỉ Mỉ
Đây là tố chất quan trọng hàng đầu với người làm Sale, nhất là các lĩnh vực như thời trang, bất động sản, thẩm mỹ,… Biết tận dụng khả năng này, bạn sẽ biết làm gì để tác động hiệu quả tới quyết định mua của khách hàng.
3.8. Thái Độ Thân Thiện
Thái độ hơn trình độ, sự hòa nhã dễ gần sẽ là chìa khóa giúp bạn dễ dàng có được các thông tin hữu ích và cảm tình từ khách hàng. Việc “chốt đơn” khi đó cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
3.9. Có Sự Kiên Nhẫn Và Tự Tin
Việc tư vấn và thuyết phục khách hàng đôi khi không dừng lại ở một cuộc điện thoại hay trao đổi ngắn. Có những nhân viên Sale mất vài ngày, thậm chí vài tuần để chinh phục những khách hàng khó tính. Bên cạnh kiên nhẫn, bạn cũng phải giữ được sự bình tĩnh, tự tin để thực hiện đến cùng mục tiêu.
3.10. Biết Chăm Chút Ngoại Hình Chuyên Nghiệp, Chỉn Chu
Ngoại hình chỉn chu là một cách thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn và bộ mặt của công ty bạn. Ăn mặc lịch sự cũng là một trong những yếu tố giúp nhân viên bán hàng ghi điểm với khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc Công nhân cơ khí
4. Kỹ Năng Không Thể Thiếu Của Nhân Viên Sale
Dưới đây là một số kỹ năng không thể thiếu đối với một nhân viên Sale:
4.1. Kỹ Năng Giao Tiếp
Đây là kỹ năng quan trọng nhất với người làm Sale. Tuy nhiên, giao tiếp đối với nhân viên Sale không đơn thuần là nói hay mà còn là vận dụng linh hoạt khả năng quan sát, nắm bắt tâm lý,… để đưa ra lời lẽ vừa thuyết phục, vừa chạm đến trái tim.
4.2. Kỹ Năng Đàm Phán
Đàm phán tốt giúp nhân viên Sale thuận lợi đi đến thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Hơn hết, một người bán hàng có khả năng thương thảo tốt chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào.
4.3. Kỹ Năng Lắng Nghe
Lắng nghe giúp nhân viên Sale hiểu được mong muốn thực sự của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất làm họ hài lòng.
4.4. Nhận Diện Khách Hàng Tiềm Năng
Khả năng này giúp người làm Sale tiết kiệm thời gian, công sức và chỉ tập trung vào những người có nhu cầu thực sự.
4.5. Nhanh Bén, Linh Hoạt
Điều tạo nên một nhân viên Sale giỏi không phải chốt đơn khi khách hàng có nhu cầu, mà là nhanh nhạy, linh hoạt trong mọi tình huống. Làm tốt điều này, không chỉ gia tăng doanh số, bạn còn có thể khai thác thông tin, tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng,…
4.6. Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi
Biết cách đặt câu hỏi sẽ giúp nhân viên Sale nhân được thông tin cần thiết về vấn đề khách hàng quan tâm. Từ đó dễ dàng đưa ra giải pháp phù hợp với mong muốn của họ.
4.7. Kỹ Năng Chốt Sale
Đây là kỹ năng tất cả người làm Sale cần trau dồi và tích lũy. Bởi với khả năng chốt sale, bạn sẽ biết đâu là thời điểm chốt lại vấn đề và giúp khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng.
4.8. Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Trong quá trình làm việc, sẽ có những dự án đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Chính vì vậy, nhân viên Sale cần rèn luyện khả năng làm việc hiệu quả khi ở trong môi trường tập thể.
5. Một Số Lĩnh Vực Hot Cần Tuyển Nhân Viên Sale
Hiện nay, hầu như mọi lĩnh vực đều cần đến nhân viên Sale, nổi bật hơn cả có thể kể đến:
5.1. Marketing
Nhân viên Sale ngành Marketing giữ nhiều vai trò cùng lúc. Họ có thể vừa là người bán hàng, vừa là người đại diện tiếp thị cho doanh nghiệp.
5.2. Bất Động Sản
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên Sale ngành bất động sản hiện nay khá cao. Sự xuất hiện của những người này có khả năng gia tăng thành công của các giao dịch.
5.3. Ô Tô
Đây là ngành đem đến nhiều cơ hội cho nhân viên Sale. Vì là ngành hot nên yêu cầu với vị trí Sale khá cao. Đổi lại, mức hoa hồng sau các thương vụ thành công chắc chắn không làm bạn thất vọng.
5.4. Bảo Hiểm
Nhu cầu bảo vệ quyền lợi, sức khỏe,… tại Việt Nam hiện nay tương đối lớn. Người làm Sale bảo hiểm theo đó cũng có cơ hội tìm kiếm được nhiều việc làm tốt.
5.5. Ngành Thẩm Mỹ
Nhu cầu đầu tư cho ngoại hình ở nước ta hiện nay vô cùng cao. Đây là cơ hội cho nhân viên Sale yêu cái đẹp và có đam mê với ngành làm đẹp, thẩm mỹ.
5.6. Tín Dụng Ngân Hàng
Nhân viên tín dụng ngân hàng là vị trí tương đối hot tại các ngân hàng. Công việc này thuộc ngành đặc thù, đòi hỏi chuyên môn sâu nhưng đem đến cho bạn mức lương cùng hoa hồng hấp dẫn.
5.7. Logistics
Nhân viên sales logistics là những người tiếp thị sản phẩm và dịch vụ trong chuỗi dịch vụ hậu cần, chẳng hạn như kho bãi, khai báo hải quan, cung cấp giá cước,…
6. Các Vị Trí, Cấp Bậc Sale
>>>>>Xem thêm: Client là gì? Phân biệt Client và Agency
Lộ trình thăng tiến của việc làm Sale hiện nay khá rõ ràng. Chỉ cần có năng lực và sự quyết tâm, bạn sẽ đi từ chuyên viên, nhân viên,… đến quản lý, giám đốc Sale.
6.1. Sale Development Representatives (SDR)
Đây là vị trí chịu trách nhiệm bước đầu tiên trong quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, các SDR cũng sẽ theo sát khách hàng cho đến khi kết thúc hành trình mua hàng.
6.2. Sale Admin
Sale Admin là người giữ nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh thúc đẩy doanh số. Công việc của họ có nhiều điểm tương đồng với nhân viên hành chính hoặc thư ký.
6.3. Nhân Viên Sale
Nhân viên Sale là vị trí phổ biến nhất trong các doanh nghiệp. Tư vấn, bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng,… là nhiệm vụ chính của những người này.
6.4. Chuyên Viên Sale
Đây là vị trí thấp nhất trong bộ phận kinh doanh, công việc theo đó cũng đơn giản là tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng.
6.5. Nhân Viên Sale Cao Cấp
Đây là người không chỉ có kinh nghiệm mà còn cả kỹ năng bán hàng đỉnh cao. Theo đó, họ sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định.
6.6. Trưởng Nhóm Sale
Trưởng nhóm Sale phụ trách một nhóm nhân viên bán hàng. Không còn tập trung chốt đơn, nhiệm vụ của họ là lên kế hoạch, phân công công việc cho nhân sự trong đội nhóm.
6.7. Quản Lý Sale
Nhiệm vụ của quản lý Sale là bao quát toàn bộ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh lập kế hoạch, quản lý Sale cũng sẽ triển khai và giám sát hoạt động Marketing.
6.8. Giám Đốc Sale
Đây là vị trí cao nhất trong bộ phận kinh doanh. Quản lý và điều hành hoạt động bán hàng để đạt được mục tiêu doanh số là những nhiệm vụ hàng đầu của giám đốc Sale.
6.9. Sales Engineer
Sales Engineer vị trí đòi hỏi cả kiến thức sale, kỹ thuật và đảm bảo quy trình bán hàng. Yêu cầu dành cho công việc này thường khá cao.
7. Các Loại Hình Kinh Doanh Triển Vọng Của Ngành Sale
- Inside Sales: Là hoạt động bán hàng nội bộ với quy trình thực hiện diễn ra bên trong doanh nghiệp, thưởng qua email, điện thoại, internet,…
- Outside Sales: Hình thức bán hàng bên ngoài với sự kết nối trực tiếp giữa nhân viên Sale và khách hàng tiềm năng.
- B2B Sales: Hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác.
- B2C Sales: Hình thức bán sản phẩm của các công ty cho người tiêu dùng trực tiếp.
- Business Development Sales: Phát triển kinh doanh trong bán hàng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Agency Sales: Hoạt động sale thông qua agency.
- E-Commerce Sales: Hoạt động bán hàng thương mại điện tử trực tuyến.
- Direct Sales: Hình thức bán hàng trực tiếp truyền thống.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Sale là gì. Hãy theo dõi Blogvieclam.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.