Đánh giá nhân sự là gì? Đây là hoạt động quan trọng trong duy trì, quản lý và phát triển nguồn nhân sự của doanh nghiệp. Vậy đánh giá nhân sự dựa trên những tiêu chí nào, quy trình thực tiễn triển khai ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp.
Bạn đang đọc: Đánh giá nhân sự là gì? Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả
1. Đánh giá nhân sự là gì?
Đánh giá nhân sự là hoạt động của đội ngũ quản lý hoặc bộ phận nhân sự nhằm kiểm tra, giám sát thái độ, mối quan hệ, kỹ năng lên kế hoạch, hiệu suất công việc,… của toàn bộ hệ thống nhân sự công ty. Từ kết quả thu thập được, doanh nghiệp sẽ có được góc nhìn chính xác về nhân viên, đưa ra định hướng phát triển hoặc các chế độ khen thưởng, phúc lợi phù hợp.
2. Tầm quan trọng của đánh giá nhân sự
Đánh giá nhân sự là hoạt động cần thiết quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, tầm quan trọng của hoạt động này được thể hiện như sau:
- Hoạt động đánh giá nhân sự giúp kiểm tra, giám sát được hiệu quả làm việc của nhân viên ở thời điểm hiện tại để đưa ra định hướng phát triển trong tương lai.
- Đánh giá nhân sự giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lượng đào tạo, xây dựng, phát triển đội ngũ nhân sự khoa học, hiệu quả và tối ưu chi phí.
- Đánh giá nhân sự giúp tìm kiếm những nhân viên hội tụ “tài – đức” trong chính bộ máy để gánh vác nhiệm vụ quan trọng và cùng doanh nghiệp tiến những bước vững chắc hơn.
- Đánh giá nhân sự là cơ sở xác định hiệu quả công việc, từ đó đưa ra mức lương phù hợp để giữ chân nhân tài và sử dụng chất xám hiệu quả.
- Đánh giá nhân sự tạo động lực làm việc cho nhân viên, giúp họ xác định được những mục tiêu rõ ràng, làm việc chủ động và phản hồi đúng về phương pháp quản lý của doanh nghiệp.
3. Các hình thức đánh giá nhân sự
Có nhiều hình thức đánh giá nhân sự khác nhau, nhưng hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng 4 hình thức:
- Tự đánh giá: Để nhân viên tự đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu công việc, thái độ làm việc và khả năng kết nối với đồng nghiệp trước khi gửi lên cấp trên.
- Đánh giá phân cấp: Được triển khai giữa cấp quản lý và nhân viên. Cụ thể, quản lý sẽ đánh giá trực tiếp nhân sự theo mẫu đánh giá của công ty và gửi lên cấp cao hơn.
- Đánh giá ngang cấp: Đánh giá nhân sự ngang cấp hay còn được biết đến là hình thức đánh giá chéo, được triển khai giữa các nhân sự đồng cấp.
- Đánh giá toàn diện: Là hình thức đánh giá nhân sự dựa trên nhận xét, phản hồi về nhân viên từ khách hàng, đồng nghiệp, quản lý. Đây cũng được xem là phương pháp đánh giá nhân viên chính xác, khách quan bậc nhất hiện nay.
4. Các tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả
Để đánh giá nhân sự hiệu quả, các doanh nghiệp dựa trên 2 tiêu chí cơ bản là công việc và con người. Cụ thể như sau:
4.1 Đánh giá về công việc
Ở tiêu chí công việc, các đơn vị sẽ chia nhỏ thành nhiều khía cạnh như kỷ luật chuyên cần, kỹ năng, mức độ hoàn thành công việc,…để đánh giá chi tiết hơn.
- Đánh giá kỷ luật và chuyên cần (thời gian đi làm đủ, đúng giờ, tuân thủ nội quy, quy chế doanh nghiệp,…)
- Đánh giá chuyên môn và các kỹ năng (đàm phán, thuyết phục, giải quyết vấn đề phát sinh,…)
- Đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu dựa trên hệ thống KPI hoặc số liệu OKR hàng tháng, quý,…
- Đánh giá tiến độ (theo hiệu suất, thời gian, khối lượng công việc) và chất lượng, hiệu quả công việc (theo các tiêu chuẩn được đặt ra từ đầu).
- Đánh giá tinh thần làm việc nhóm, khả năng tư duy phản biện, năng lực sáng tạo và cách ứng biến với các khủng hoảng trong công việc.
4.2 Đánh giá về thái độ, con người
Đánh giá về thái độ và con người, 90% các công ty hiện nay dựa trên các yếu tố sau:
- Tác phong làm việc (trang phục, phong thái và ý thức giữ gìn vệ sinh ở mô trường làm việc).
- Mức độ phù hợp đối với văn hóa của công ty (khả năng hòa nhập, cởi mở và mức độ hài lòng với công việc).
- Thái độ làm việc (nhiệt tình, chủ động, trung thực, cẩn thận và kỷ luật).
- Mối quan hệ và khả năng tương tác với đồng nghiệp, cấp trên cũng như các bộ phận khác.
- Tinh thần học hỏi và mức độ cầu tiến trong công việc.
Tìm hiểu thêm: Top 10 Các sàn thương mại điện tử hút khách, hot nhất Việt Nam
5. Quy trình đánh giá nhân sự
Quy trình đánh giá nhân sự tại các doanh nghiệp hiện nay thường được áp dụng theo 6 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Xác lập mục tiêu đánh giá.
- Bước 2: Lựa chọn phương thức và tiêu chuẩn đánh giá phù hợp.
- Bước 3: Cung cấp thông tin và đào tạo người đánh giá.
- Bước 4: Tiến hành đánh giá nhân sự theo những tiêu chuẩn đặt ra ban đầu.
- Bước 5: Phỏng vấn đánh giá nhân sự.
- Bước 6: Đề xuất sử dụng kết quả đánh giá với các bộ phận liên quan.
6. Những lưu ý khi đánh giá nhân sự
Áp dụng quy trình đánh giá nhân sự chuẩn mà bỏ qua các lưu ý dưới đây chắc chắn không có được hiệu quả tuyệt đối. Các đơn vị tham khảo và áp dụng linh hoạt trên thực tế.
6.1 Tiêu chí cụ thể, rõ ràng
Để đánh giá chính xác về một nhân viên, người quản lý cần xây dựng hệ thống tiêu chí rõ ràng, cụ thể. Từ bộ tiêu chí có sẵn, doanh nghiệp có thể áp dụng công bằng với tất cả nhân viên. Ngược lại, tiêu chí không rõ ràng, thiếu khoa học sẽ dẫn đến tình trạng đánh giá thiếu khách quan, cảm tính khiến nhân viên áp lực, mệt mỏi và không muốn cống hiến.
>>>>>Xem thêm: Ngành Sư Phạm Có Được Miễn Học Phí Không? [Mới 2024]
6.2 Luôn khách quan
Muốn tạo được động lực làm việc, trước hết các công ty phải đánh giá khách quan, công bằng. Bởi việc đánh giá sai năng lực nhân sự chính là nguồn cơn của những phẫn nộ chống đối. Và đương nhiên, không một nhân tài nào nào mong muốn làm việc trong môi trường “làm ít cũng như làm nhiều”, “làm tốt cũng như làm tệ”.
6.3 Linh hoạt trong đánh giá
Bên cạnh xây dựng bộ tiêu chí chi tiết, doanh nghiệp cần có sự linh hoạt trong đánh giá nhân sự. Vì với mỗi nhân viên thuộc bộ phận khác nhau sẽ có mức độ đóng góp khác nhau trong quá trình phát triển của công ty. Tuy nhiên, không vì điều này mà xảy ra tình trạng xem nhẹ, phủ nhận công sức của bất một nhân sự hay bộ phận nào trong doanh nghiệp.
6.4 Đánh giá một cách bao quát, tổng thể
Để đánh giá chính xác nhân viên làm việc có hiệu quả không cần dựa trên cả quá trình thay vì kết quả. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng cần quan tâm đến cả đánh giá của khách hàng, đồng nghiệp,… thay vì ý kiến chủ quan của bản thân.
6.5 Thường xuyên trao đổi với nhân viên
Thường xuyên trao đổi với nhân viên là cách thấu hiểu những mong muốn, nguyện vọng của họ trong công việc. Từ đó, các đơn vị sẽ xem xét, đáp ứng để đạt mục tiêu chung, giúp cả hai bên cùng phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
6.6 Để nhân viên tự đánh giá
Không phải việc quản lý đánh giá nhân viên lúc nào cũng chính xác tuyệt đối. Vẫn sẽ có những sai sót, ý kiến chủ quan, hiểu sai lệch, nhầm lẫn vấn đề. Để hạn chế tối đa điểm hạn chế này, có đơn vị cần xem xét và đưa kết quả tự đánh giá của nhân viên vào bảng đánh giá tổng quát trình độ, mức lương,… Như vậy, không chỉ đảm bảo yếu tố khách quan mà còn đem đến cải thiện tốt hơn trong công việc.
Hy vọng các thông tin chia sẻ về đánh giá nhân sự trong bài viết hữu ích với quý bạn đọc. Dù vậy, đây là nhiệm vụ khó khăn, doanh nghiệp cần có sự linh hoạt và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để có được hiệu quả tốt nhất.