15 lời khuyên về cách ứng xử nơi công sở dành cho bạn

4.5/5 – (2 votes)

Bạn đang đọc: 15 lời khuyên về cách ứng xử nơi công sở dành cho bạn

Chốn công sở cũng giống một xã hội thu nhỏ với vô vàn “drama”. Không phải cứ sống tốt, biết điều thì ai cũng quý. Do đó, môi trường công sở không bao giờ dễ dàng với những ai không có khả năng giao tiếp và ứng xử phù hợp. Dưới đây là 15 cách ứng xử nơi công sở giúp bạn giữ được các mối quan hệ, khó bị bắt bẻ hay bắt nạt.

1. Đối xử chân thành, tôn trọng mọi người

Mỗi ngày, bạn phải làm việc và tiếp xúc với đồng nghiệp, lãnh đạo và khách hàng. Mối quan hệ giữa các thành viên phải được xây dựng dựa trên sự gắn kết, tôn trọng và chân thành.

Cách ứng xử nơi công sở khéo léo

Khi ứng xử, giao tiếp với cấp trên bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, cư xử khéo léo. Bạn hãy luôn tự tin khi đưa ra các quan điểm cá nhân, thẳng thắn trình bày chính kiến trong công việc. Khi xảy ra bất đồng bạn cần góp ý với sếp một cách tế nhị, tránh gây bất hòa. Như vậy, bạn sẽ được sếp tin tưởng và đánh giá cao.

Với đồng nghiệp, bạn hãy tìm ra tiếng nói chung trong công việc, xem đồng nghiệp như những người bạn đồng hành, chia sẻ công việc và thành công.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên xây dựng quan hệ với nhân viên cấp dưới. Họ chính là cộng sự đắc lực trong công việc, giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ sếp giao phó.

2. Trang phục phù hợp

Trang phục sẽ thể hiện hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp có chuyên nghiệp hay không. Công ty là nơi làm việc chứ không phải sàn diễn thời trang nên bạn đừng ăn mặc quá nổi bật nhưng cũng đừng quá lôi thôi, luộm thuộm.

Nếu công ty bạn yêu cầu mặc đồng phục thì đừng cố tỏ ra nổi bật bằng việc ăn mặc khác biệt. Còn nếu công ty có văn hóa công sở thoải mái hơn, không có yêu cầu về trang phục, bạn có thể mặc đồ theo ý thích. Tuy nhiên trang phục vẫn phải đảm bảo sự phù hợp và lịch sự.

3. Không “tà lưa” với đồng nghiệp đã có gia đình

Môi trường công sở sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên, đi làm là đi làm, công ty tuyệt nhiên không phải “chợ tình”.

Bạn lỡ thích đồng nghiệp nọ, anh trưởng phòng kia. Nhưng họ đã có người yêu, có vợ/chồng thì tốt nhất nên tránh xa, nhất là những bông “hoa đã có chủ” mà vẫn vờ như chưa có gì. Tóm lại, dù thế nào cũng chớ quên không “tà lưa” với đồng nghiệp để tránh phiền toái.

4. Không khoe khoang tiền thưởng

Hiện nay, các công ty thường ít công khai mức lương thực nhận, các khoản hoa hồng và phụ cấp khác, nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng với năng lực làm việc của mỗi nhân viên. Quy tắc ứng xử nơi công sở bạn cần nhớ là không khoe khoang về lương hay tiền thưởng với đồng nghiệp. Điều này giúp bạn tránh việc trở thành người thiếu tế nhị và bị cô lập với mọi người.

5. Lưu ý khi sử dụng điện thoại

Lưu ý khi sử dụng điện thoại nơi làm việc

Điện thoại là thiết bị liên lạc và là công cụ hữu ích trong công việc. Thậm chí nó là vật bất ly thân của nhiều người. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng chúng thông minh để tránh làm phiền người xung quanh.

Khi làm việc tại cơ quan, các cuộc họp hay gặp khách hàng, bạn nên để điện thoại ở chế độ rung hoặc im lặng. Sẽ thật khiếm nhã nếu trong không khí làm việc yên tĩnh hoặc nơi cần sự nghiêm túc mà điện thoại cứ reo ầm ĩ.

6. Đừng biến mình thành “thiên lôi công sở” – sai gì làm nấy

Bạn không thể ôm đồm công việc hay nhận quá nhiều lời nhờ vả của đồng nghiệp. Bạn sẽ lâm vào tình trạng “quá tải” và giảm hiệu quả làm việc.

Hãy luôn giữ chính kiến riêng, không nên thụ động. Bên cạnh đó, bạn nên hiểu rõ về vị trí, công việc đang làm, nên biết nói từ chối, đặc biệt là với những việc không mang lại lợi ích cho bạn và công ty. Tuy nhiên, từ chối cũng phải khéo léo và tế nhị nhất có thể, điều này giúp bạn tránh tình trạng ai bảo gì làm nấy.

7. Không nói xấu sếp và đồng nghiệp

Đây là cách ứng xử nơi công sở bạn phải thấu hiểu ngay từ những ngày đầu đến công ty. Nếu không hài lòng về những chuyện ở công ty, bạn nên thẳng thắn góp ý. Sẽ chẳng có gì hay nếu bạn hết chê bai người này lại nói xấu người khác. Bạn có thể mất điểm trầm trọng trong mắt mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tụ tập tán gẫu để không trở thành bà tám trong mắt sếp và đồng nghiệp.

8. Làm việc hết sức, “đu đưa” hết mình

Một trong những cách ứng xử nơi công sở không thể bỏ qua thái độ làm việc nghiêm túc. Khi bạn làm việc chăm chỉ, mang lại kết quả, lợi ích cho công ty, bạn sẽ nhận được sự tin cậy và tôn trọng từ cả sếp lẫn đồng nghiệp.

Tìm hiểu thêm: [Giải mã] 4 biểu hiện của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên

Làm việc hết sức, “đu đưa” hết mình

Tuy nhiên, khi đã hết mình vì công việc thì đừng quên cùng đồng nghiệp “xả stress”. Điều này không chỉ giúp bạn làm thân với đồng nghiệp mà còn giúp môi trường công sở thêm thoải mái, cởi mở hơn. Nhờ đó công việc cũng thuận lợi, đạt kết quả tốt hơn.

9. Giữ lời hứa

Tại môi trường công sở, việc giữ lời hứa và chữ tín đóng vai trò quan trọng. Sự đáng tin cậy bắt nguồn từ việc tuân thủ cam kết và thực hiện những gì đã hứa một cách đúng hẹn. Điều này không chỉ tạo dựng sự tin tưởng trong mối quan hệ với đồng nghiệp và đối tác, mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc.

10. Không chia bè kết phái chốn công sở

Một nguyên tắc quan trọng bạn cần lưu ý nơi công sở là không nên chia bè và kết phái. Việc thiết lập mối quan hệ công bằng và không thiên vị giữa các đồng nghiệp giúp duy trì môi trường làm việc lành mạnh. Bằng cách tránh sự ưu ái không cần thiết cho một nhóm nhỏ, bạn sẽ đảm bảo sự công bằng, tôn trọng đối với tất cả mọi người. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy tinh thần hợp tác và sáng tạo trong tổ chức.

11. Đừng chỉ lắng nghe, hãy biết tiếp thu

Khả năng lắng nghe không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan điểm và ý kiến của đồng nghiệp, mà còn tạo ra môi trường tôn trọng, khích lệ mọi người tham gia chia sẻ ý tưởng. Tuy nhiên, việc biết tiếp thu còn quan trọng hơn thế. Điều này bao gồm việc xem xét, suy ngẫm và áp dụng những thông tin, góp ý mình nghe thấy để cải thiện công việc.

Việc thể hiện sự tôn trọng đến ý kiến của người khác và sẵn sàng học hỏi từ họ không chỉ thúc đẩy môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Bằng cách mở lòng và trí óc, bạn có thể tiếp thu kiến thức mới, trau dồi kỹ năng và phát triển tư duy linh hoạt.

12. Chú ý khi nhận xét người khác

Tại nơi làm việc, việc nhận xét người khác đòi hỏi sự nhạy bén và tế nhị để tránh gây ra hiểu lầm hoặc xung đột không cần thiết. Khi đưa ra nhận xét, bạn cần chú ý đến cách sử dụng từ ngữ lịch sự và tích cực, tránh sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương hoặc xúc phạm. Bạn nên tập trung vào những khía cạnh tích cực của đồng nghiệp và biểu đạt ý kiến một cách xây dựng, trong khi đó vẫn duy trì sự chân thành.

Đồng thời, bạn hãy cân nhắc ngữ cảnh và thời điểm thích hợp để đưa ra nhận xét, tránh nhận xét trước mặt nhiều người hoặc trong tình huống gây áp lực. Nếu cần phải đưa ra góp ý hoặc phê phán, bạn hãy thực hiện một cuộc trò chuyện riêng tư để tạo sự thoải mái cho cả hai bên.

>>>>>Xem thêm: CPM Là Gì? Quảng Cáo CPM Khác Gì CPC?

Chú ý khi nhận xét người khác

13. Không quan tâm đến bình luận ác ý

Môi trường công sở yêu cầu bạn phải thật vững tâm trước những bình luận ác ý. Thay vì phản ứng tức giận hoặc tiêu thụ năng lượng vào những ý kiến tiêu cực, bạn nên giữ vững sự tự tin và hiểu rằng những ý kiến tiêu cực không xác định giá trị thực sự của chúng ta.

Việc không quan tâm đến bình luận ác ý cũng giúp duy trì sự tĩnh lặng tại trong môi trường làm việc và giảm thiểu xung đột không cần thiết. Tuy nhiên, nếu cần, bạn cũng có quyền phản hồi một cách lịch sự và tử tế để bảo vệ mình hoặc giải quyết tình huống. Tinh thần thoải mái và sẵn sàng tập trung vào công việc sẽ giúp bạn vượt qua những thách thức tâm lý, duy trì một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả.

14. Chú ý đến cảm giác của mọi người

Hiểu và tôn trọng cảm xúc của mọi người giúp tạo sự đồng thuận, động viên và điều kiện cho tinh thần đồng đội cao. Khi bạn lắng nghe và thể hiện sự quan tâm đến cảm giác của người khác, bạn sẽ tạo ra sự kết nối và xây dựng môi trường làm việc cởi mở.

Việc quan tâm đến cảm giác của mọi người cũng đặt nền tảng cho sự phát triển cá nhân và tổ chức. Bạn có thể thúc đẩy tinh thần làm việc tích cực bằng cách thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe khi người khác chia sẻ cảm xúc của họ.

15. Kiểm soát lời nói

Kiểm soát lời nói đồng nghĩa với việc bạn tránh sử dụng ngôn từ gây hiểu lầm hoặc xúc phạm và hạn chế việc nói về những chủ đề nhạy cảm. Ngoài ra, bạn cần tập trung vào việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác, tránh ngôn từ phân biệt hoặc chỉ trích không cần thiết.

Kiểm soát lời nói không chỉ giúp duy trì sự tôn trọng trong môi trường làm việc mà còn giúp xây dựng tình thần đồng đội, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên.

Mong rằng với 15 cách ứng xử nơi công sở Blogvieclam.edu.vn chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm những kỹ năng giao tiếp và ứng xử để đối phó với những vấn đề xảy ra tại môi trường làm việc nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *