Kỹ năng thuyết trình là gì? Làm sao để nâng cao kỹ năng thuyết trình?

Ngày nay, thuyết trình đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ lãnh đạo, nhân viên đến học sinh, sinh viên chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua nhiều tình huống phải nói chuyện, diễn thuyết trước một nhóm người. Tuy nhiên, khi đứng trước đám đông chúng ta thường mất tự tin, run sợ, sợ nói sai, nói không hay. Vậy làm thế nào để nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông đây?

Bạn đang đọc: Kỹ năng thuyết trình là gì? Làm sao để nâng cao kỹ năng thuyết trình?

1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là cách để bạn truyền đạt ý tưởng, thông tin đến một nhóm người nghe bằng việc sử dụng lời nói nhằm mục đích thuyết phục hoặc cung cấp thông tin đến họ.

Đây chính là một kỹ năng mềm cần thiết đối với mọi người. Bởi chắc chắn thể thành công bạn phải học cách thuyết trình trước đám đông. Nhưng không phải ai cũng làm tốt điều này. Việc quá áp lực dẫn đến quên nội dung hay kỹ năng thuyết trình là điều hết sức bình thường đối với mỗi chúng ta.

2. Điều gì tạo nên buổi thuyết trình tốt?

Một buổi thuyết trình chất lượng sẽ được tạo nên từ những yếu tố sau đây:

  • Phong thái của người thuyết trình tự tin, thoải mái.
  • Tạo được ấn tượng khi mở cũng như kết thúc phần thuyết trình.
  • Cấu trúc bài thuyết trình rõ ràng, khoa học, không lan man.
  • Người thuyết trình có giọng nói dễ nghe, truyền cảm hứng.
  • Người thuyết trình tạo được sự tương tác, giao tiếp với người nghe.
  • Các thông tin bài thuyết trình đưa ra phải thật hữu ích.
  • Thời gian thuyết trình đảm bảo vừa đủ, không quá dài cũng không quá ngắn.

3. 10 cách giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình

Dưới đây là bí quyết giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình mà Blogvieclam.edu.vn muốn chia sẻ với bạn. Tham khảo ngay!

3.1. Chú ý đến việc kết nối với khán giả

Khi bắt đầu thuyết trình, bạn đừng vội vã nói liền một mạch như thể sợ sẽ “quên bài”. Trước hết hãy thể hiện rằng bạn quan tâm tới khác giả bằng một vài câu hỏi tương tác thú vị trước khi thuyết trình. Nếu bạn lo lắng rằng khi hỏi không ai trả lời, thì có thể bắt đầu bằng câu hỏi đơn giản, câu hỏi “có hoặc không” và khán giả chỉ cần giơ tay nếu trả lời là “có”.

3.2. Kiểm soát tông giọng, tốc độ khi thuyết trình

Một lỗi phổ biến khi thuyết trình mà đôi khi chính người nói không nhận ra là: nói quá nhanh khi hồi hộp, nói quá lớn, lên giọng ở những câu không phải câu hỏi, chèn quá nhiều “ ừm”, “ờ”. Điều này sẽ gây khó chịu và ác cảm đối với người nghe. Cho dù nội dung bài thuyết trình hay mà bạn lời nói khó nghe thì cũng không có tác dụng.

Lời khuyên là bạn hãy tập trước và thu âm giọng nói của mình ở nhà. Bằng cách thu âm, bạn có thể nghe lại giọng của mình và chỉnh sửa tốt nhất có thể.

Kiểm soát tông giọng, tốc độ khi thuyết trình

Ngoài ra, khi nói trước đám đông hãy giảm tốc độ nói ở mức vừa phải giúp bạn kịp sắp xếp suy nghĩ trong đầu trước khi nói ra. Tốc độ vừa phải sẽ giúp người nghe thấy dễ chịu và có cảm tình hơn, bạn cũng không bị hụt hơi giữa chừng. Ở cuối câu, bạn nên chú ý hạ thấp tông giọng. Lời nói của bạn sẽ thuyết phục hơn khi bạn dùng giọng trầm.

Có một bộ phim mà tôi muốn “highly recommend” cho bạn đây – The King’s Speech (Diễn văn của Nhà vua) – Một bộ phim tuyệt vời về sức mạnh của lời nói mà bạn không nên bỏ qua. Chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều thứ từ bộ phim này đó.

3.3. Tưởng tượng rằng bạn là người thuyết trình tốt

Có một câu nói như này: “fake it till you make it” – hãy giả vờ rằng bạn có thể đến khi bạn thực sự làm được điều đó. Đây là một liệu pháp tự “thôi miên” bản thân rằng bạn là người thuyết trình giỏi, khán giả say mê bài giảng của bạn. Một nghiên cứu của trường Harvard Business đã chứng minh lời khuyên này không có tác dụng giảm căng thẳng nhưng nó làm tâm trạng bạn phấn khích và có năng lượng hơn.

Bạn có thể thay đổi trạng thái bằng cách ưỡn thẳng lưng, hơi đưa vai ra sau, hít một hơi thật sâu. Bằng vài động tác này, bạn sẽ đánh lừa não bộ rằng mình đang hoàn toàn thoải mái và tự tin.

3.4. Tận dụng cơ hội mọi lúc mọi nơi

Tìm hiểu thêm: 45 câu hỏi xác định nhu cầu khách hàng – Tìm hiểu ngay!!!

Tận dụng cơ hội mọi lúc mọi nơi

Không ai có thể tự nhiên mà thuyết trình trước đám đông giỏi được hết. Đó là một quá trình bạn không ngừng nỗ lực, tự rèn luyện bản thân mình. Để tự tin trong giao tiếp, bạn cần thường xuyên tận dụng mọi cơ hội để được nói, chủ động tạo ra chủ đề hay đưa ra quan điểm của bản thân mình.

3.5. Chuẩn bị bài thuyết trình kỹ lưỡng

Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông (thậm chí là đứng với những người thân quen) để nói vài lời ngắn gọn thôi cũng tạo cho họ cảm giác sợ hãi và lo lắng. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý, việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài thuyết trình của mình sẽ giảm thiểu đến 75% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông. Do đó bạn nên đầu tư thời gian vào bài diễn thuyết của mình. Cách dễ nhất để thực hiện được việc này là bạn hãy ghi âm lại những gì mình nói, sau đó nghe lại để biết xem bài thuyết trình của bạn phần nào còn chưa ổn, phần nào phải cắt bớt đi, phần nào còn phải thêm thông tin,…

Ngoài ra, việc nhờ bạn bè lắng nghe và nhận xét cho bài thuyết trình của mình cũng không phải là một ý tưởng tồi. Việc nâng cao khả năng thuyết trình trước đám đông này không phải ngày 1 ngày 2 có thể giỏi được mà nó cần thời gian cho bạn luyện tập.

3.6. Thả lỏng cơ thể

Trước mỗi buổi thuyết trình cơ thể bạn thường trở nên cứng nhắc và khó điều chỉnh? Hay bạn rất muốn tạo thiện cảm với khán giả nhưng mỗi khi thuyết trình bạn lại toàn cúi gằm mặt xuống và không dám quay đầu về phía họ. Đừng để cho người xem hình dung bạn như một con robot với những cử chỉ cứng nhắc đang đứng ở bên trên. Hãy điều chỉnh lại cảm xúc của mình, hít thở thật sâu và để cho cơ thể được thả lỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một tách trà giúp điều chỉnh lại tâm trạng của mình.

Thả lỏng cơ thể khi thuyết trình

3.7. Đừng cố đấu tranh với nỗi sợ hãi

Thay vì việc phải gồng mình lên để chống lại nỗi sợ đó thì hãy thích nghi với nó. Bất cứ ai cũng sẽ có những cảm giác sợ hãi khi thuyết trình, tuy nhiên nó chỉ xảy ra trong một vài phút đầu. Sau khi bạn đã quen với nỗi sợ đó thì hãy biến nó thành sức mạnh, năng lượng để có thể tiếp tục chiến đấu cho buổi thuyết trình của mình.

3.8. Quan sát và học hỏi

Có phải bạn thường rất ngưỡng mộ những người có khả năng thuyết trình trước đám đông tốt không, từ sự tự tin đến phong thái của họ? Vậy thì hãy quan sát và học hỏi họ ngay từ bây giờ, từ cách diễn giả đứng lên khi thuyết trình đến các biểu cảm trên gương mặt của họ.

3.9. Đừng cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ

Một lời khuyên nữa để cải thiện khả năng thuyết trình của bạn là đừng cố gắng học thuộc và ghi nhớ chính xác từng từ bài thuyết trình. Khi nói, chỉ có bạn mới biết chính xác nội dung, giả sử có quên vài ý thì người nghe cũng không nhận ra. Miễn là bạn nắm vững ý chính của bài thuyết trình và thể hiện nó bằng lối diễn đạt của bản thân là được. Bạn nên hiểu ý chính và tập luyện nói theo cách riêng của mình thay vì chép hết ra và học thuộc từng câu từng chữ. Việc học thuộc từng câu từng chữ chỉ khiến bạn thêm lo lắng và hồi hộp vì phải cố nhớ chính xác tất cả mọi thứ.

3.10. Luôn nghĩ rằng bạn đang nói chuyện với bạn bè

>>>>>Xem thêm: Inbound là gì? Tìm hiểu khái niệm Inbound trong các lĩnh vực

Luôn nghĩ rằng bạn đang nói chuyện với bạn bè

Bạn thường có xu hướng nói rất nhiều khi đứng trước bạn bè và sẽ bị vấp khi đứng trước đám đông phải không? Hãy tưởng tượng những khán giả ngồi nghe bạn thuyết trình ở phía dưới là bạn bè, người thân của bạn. Họ sẽ không “ăn thịt” bạn đâu. Họ chỉ muốn nghe bạn nói và tìm ra thông tin mà họ cần thông qua bài thuyết trình của bạn mà thôi. Chính vì vậy, dù bạn có run sợ thế nào đi chăng nữa thì hãy cố gắng tỏ ra thật tự tin để chiếm được tình cảm ban đầu của người nghe.

4. Những điều cần lưu ý để có buổi thuyết trình thành công

Dưới đây là những lưu ý bạn không thể bỏ qua nếu muốn bài thuyết trình của mình thành công và thu hút được sự chú ý của đám đông:

  • Tập luyện kỹ càng trước buổi thuyết trình.
  • Trang phục lịch sự, gọn gàng để tạo ấn tượng tốt với người nghe.
  • Cần có sự tương tác với người nghe, không nên chỉ tập trung nhìn và đọc slide thuyết trình.
  • Nói vào trọng tâm, không lan man, dài dòng.
  • Nói lan man, không có trọng tâm, không điểm nhấn.
  • Sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách phù hợp.
  • Có sự quan sát phản ứng của người nghe để đưa ra những điều chỉnh phù hợp nếu cần.

Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình không phải ngày một ngày hai là có thể thực hiện được ngay. Nó là cả một quá trình, điều quan trọng nhất là bạn phải có tinh thần cầu tiến, kiên trì, không ngừng học hỏi trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức qua từng ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *