Hôm bữa đang mải miết search CV cho job Marketing thì vô tình tìm thấy 1 bạn người nhà, đồng nghiệp chung công ty. Lúc đó mình tìm nhân vật chính và chat ngay.
Bạn đang đọc: Search CV ra ngay “người nhà”, HR nên làm gì?
Sau khi hỏi thăm chút thì mình vào thẳng vấn đề “Em có tính chuyển việc không”
Khổ chủ lúc này chắc cũng hoang mang và bảo: “Ơ sao chị lại hỏi em thế =)))”
Mình cũng thành thật kể rằng vô tình hữu ý “thấy CV của em”
Và đây cũng không phải là lần đầu tiên mình gặp tình huống này.
Mình nghĩ rằng nhiều anh chị em nhân sự, tuyển dụng đã từng 1 hoặc nhiều lần thấy đồng nghiệp đang tìm kiếm cơ hội công việc mới, khi họ vẫn đang làm việc tại công ty.
Mỗi người sẽ có cách khác nhau, tùy hoàn cảnh, tùy thông tin, tùy nhân vật chính. Tuy nhiên, tại post này thì mình kể lại những cách mình đã làm nhé.
Tìm hiểu thêm: 5 hậu quả của việc đánh giá sai nhân viên nhà lãnh đạo cần lưu ý!
>>>>>Xem thêm: Content là gì? Tổng hợp toàn bộ thông tin về content
1. Chia sẻ, lắng nghe
Không phải ai cũng sãn sàng gặp nhân sự, tuyển dụng để kể rằng “Em đang đi tìm job mới” Việc tìm kiếm trong im lặng là điều dễ hiểu vì đâu ai biết chắc rằng bản thân sẽ tìm được công việc dễ dàng, ưng ý và đặc biệt họ cũng ko muốn dứt dây động rừng, leader, đồng nghiệp biết thì đau đầu đó.
Hơn nữa, họ cũng chia sẻ tùy thuộc vào sự gần gũi, mối quan hệ có thân hay không với nhân sự. Lỡ chia sẻ nhầm người là xôi hỏng bỏng không.
Hãy dùng những câu hỏi để lắng nghe chia sẻ từ họ, xem có điều gì, lý do gì khiến họ mong muốn thay đổi công việc.
Hỏi, nghe và hiểu trước khi đưa ra những quan điểm của bản thân. Hãy thử đặt mình trong câu chuyện của họ vì chúng mình cũng là những người đi làm mà.
2. Đóng vai làm “Coach” nếu cần
Coach ở đây mình đặt trong ngoặc kép vì coach ko hề dễ dàng, nhưng đôi khi bằng những trải nghiệm, thông tin của cá nhân, bạn hoàn toàn có thể đưa ra 1 số gợi ý cho những người đang loay hoay giữa lựa chọn ra đi hay ở lại, nếu nghỉ thì chọn nơi mới như thế nào?
Hãy tiếp tục đặt thêm các câu hỏi cho họ để họ có thể hiểu thêm về bản thân, động lực trong công việc, giá trị nào hướng đến trong tương lai, họ sẽ coi trọng điều gì trong công việc hiện tại hoặc sắp tới.
Lúc này, bạn có thể nhận được những đánh giá của nhân viên về công ty và công việc, đôi khi có nhiều thứ họ không trực tiếp chia sẻ được với người quản lý của họ.
Có 1 câu mình hay hỏi các bạn ấy là: Liệu em có thể thử vượt qua khó khăn, lăn tăn này 1 lần nữa không? Nếu sau đó chuyển đi, em cũng gặp khó khăn tương tự thì sao?
Các quyết định đôi khi cũng phụ thuộc vào cảm xúc thời điểm đó, bạn cũng có thể gợi ý họ cân đối thêm 1 vài ngày và ra quyết định sau khi cân bằng hơn. Không nhất thiết phải ra quyết định ngay hôm nay, ngay lúc này.
3. Tìm kiếm các cơ hội nội bộ
Trường hợp đã xác định rằng, chính nhân viên cũng đã cân nhắc kỹ để tìm cơ hội mới, họ cũng đã thật sự tìm cách vượt qua các khó khăn 1 vài lần rồi thì hãy đề xuất các cơ hội trong chính công ty đang open. Đó là việc tuyển dụng/ điều chuyển nội bộ.
4. Chấp nhận hiện thực và chia tay
Rất nhiều trường hợp còn lại muốn chuyển việc nhưng không thuyết phục để ở lại được, cũng không có jobs phù hợp tại nội bộ để điều chuyển. Lúc này không còn cách nào khác ngoài chấp nhận.
Cơ mà, nhiều người rời đi khỏi công ty có thể quay lại ở thời điểm thích hợp nào đó, họ cũng có thể là đối tác hoặc nếu không thì cũng cần được ủng hộ, khuyến khích cho cơ hội mới.
Vì vậy, hãy hỗ trợ họ với các cơ hội mà bạn biết bởi network của mình.
Lưu ý 1 chút nếu bạn là HR mà thấy đồng nghiệp tìm việc nè. Đó là hãy bảo mật thông tin bạn biết theo đúng chức năng và đạo đức nghề của bạn, đừng loa loa, kể lể những gì bạn biết đến những người không liên quan, đừng vội vàng mách đến sếp của họ. Nếu có thể giúp gì được, thì đó nên là Chia sẻ và lắng nghe đầu tiên. Làm thế nào thì chúng mình quay lại bước 1 nhe!!
Chúc chúng ta sẽ trở thành những người đồng nghiệp chia sẻ, những người làm tuyển dụng, nhân sự có ích, giúp đỡ được nhiều người và công ty.
Tác giả: Trang Nguyễn (Rose)