Đình chỉ/Tạm đình chỉ công tác được lãnh đạo cấp cao sử dụng trong trường hợp nhân viên cấp dưới vi phạm lỗi. Nếu như bạn đang tìm kiếm mẫu quyết định đình chỉ công tác, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Mẫu Quyết Định Đình Chỉ Công Tác Cập Nhật Mới Nhất 2024
1. Đình Chỉ Công Tác Là Gì?
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động hiện hành, đình chỉ công tác là quyền của người sử dụng lao động được thực hiện khi nhận thấy vụ việc vi phạm của người lao động có những dấu hiệu phức tạp và có khả năng gây khó khăn cho việc xác minh nếu để họ tiếp tục làm việc.
Trên thực tế, việc đình chỉ/tạm đình chỉ chỉ được phép thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Đình chỉ công tác không chỉ được thực hiện khi vụ việc liên quan trực tiếp đến người lao động. Trường hợp có sai phạm trong hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, người đứng đầu cũng có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc công việc người lao động đang thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Ưu tiên kinh nghiệm hay là kiến thức khi lựa chọn ứng viên?
>>>>>Xem thêm: 17 công cụ dịch tiếng Trung sang tiếng Việt miễn phí tốt nhất
2. Quy Định Về Việc Đình Chỉ Công Tác
Quy định về việc đình chỉ công tác, công việc theo pháp luật hiện hành có những điểm đáng lưu ý như sau:
2.1. Tạm Đình Chỉ Công Tác Với Cán Bộ, Công Chức
Tạm đình chỉ là quyết định tạm thời được áp dụng trong một số trường hợp và có căn cứ pháp luật để ra quyết định tạm đình chỉ. Theo quy định, quyết định tạm đình chỉ công tác công chức được thực hiện trong một số trường hợp sau:
- Tạm đình chỉ công tác đối với công chức, cán bộ.
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức.
- Tạm đình chỉ công tác khi có vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng.
Như vậy, việc đình chỉ theo quy định pháp luật có phạm vị rộng lớn, trải dài ở hầu hết mọi lĩnh vực. Trường hợp bao quát về hoạt động làm việc của các đối tượng lao động, chúng ta sẽ tập trung vào công chức, viên chức và những người có chức vụ quyền hạn.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nếu việc những người này tiếp tục công tác có thể gây ảnh hưởng tới quá trình xem xét, xử lý vi phạm. Hoạt động tạm đình chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật như sau:
- Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 15 ngày. Nếu cán bộ, công chức bị tạm giam, tạm giữ phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì được tính là nghỉ việc có lý do. Hết thời hạn tạm đình chỉ, nếu không có sai phạm thì cán bộ, công chức tiếp tục được làm việc ở vị trí cũ.
- Mức lương trong thời gian tạm đình chỉ công tác được hưởng theo quy định của Chính phủ. Theo Điều 24 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, công chức được hưởng 50% mức lương theo ngạch, theo bậc cộng thêm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên,… Sau khi giải quyết, tùy từng trường hợp không bị kỷ luật hoặc bị kỷ luật mà truy lĩnh 50% lương còn lại trong thời gian tạm đình chỉ.
- Căn cứ tạm đình chỉ được quy định trong Nghị định 59/2019/NĐ-CP đối với người có chức vụ, quyền hạn đình chỉ được thực hiện khi người đó có hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét nếu để họ tiếp tục làm việc. Căn cứ này được xác định dựa trong một số trường hợp như có văn bản yêu cầu từ cơ quan thanh tra, Kiểm toán; quá xác minh; qua công tác chỉ đạo, quản lý,…
2.2. Tạm Đình Chỉ Công Tác Đối Với Viên Chức
- Căn cứ tạm đình chỉ dựa theo Điều 54 Luật Viên chức 2010 trong trường hợp viên chức đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc việc tiếp tục làm việc của viên chức có thể gây khó khăn cho hoạt động xem xét, xử lý.
- Mức lương viên chức được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ bằng 50% mức hiện hưởng. Sau khi giải quyết, tùy từng kết quả mà viên chức được truy lĩnh 50% còn lại nếu oan sai và không được truy lĩnh 50% còn lại nếu bị kỷ luật.
- Thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với viên chức không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Hết thời hạn không phát hiện sai phạm công chức sẽ được bố trí lại vào vị trí làm việc cũ.
2.3. Đối Với Người Lao Động Làm Việc Trong Doanh Nghiệp
- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có tình tiết phức tạp nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc xác minh chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Thời hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt được kéo dài nhưng không quá 90 ngày. Trong thời hạn tạm đình chỉ công việc, mức lương được tạm ứng là 50%.
- Trường hợp có sai phạm hoặc không có sai phạm người lao động đều không phải hoàn trả lại số tiền lương được tạm ứng. Hết thời hạn tạm đình chỉ nếu không có sai phạm thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Mẫu Quyết Định Đình Chỉ Công Tác
Dưới đây là mẫu quyết định đình chỉ công tác soạn thảo theo đúng quy chuẩn pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp, tổ chức có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thành phố Hà Nội, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH (V/v: Tạm đình chỉ công việc ông/bà……..) – Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; – Căn cứ Nội quy lao động Công ty cổ phần AA-TT. – Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc công ty; – Căn cứ dấu hiệu xác minh ban đầu của công ty; – Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty. TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY …….. QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU 1. NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH Nay quyết định tạm đình chỉ công việc, tạm đình chỉ chức vụ đối với ông …….. Sinh ngày: ……………………………… Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân số: ………………… cấp ngày………………. tại ……….. Số điện thoại: …………………………………… Chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh – Công ty ……………………. Thời gian tạm đình chỉ: 01 tháng (kể từ ngày ban hành quyết định này) ĐIỀU 2. LÝ DO TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG VIỆC Theo các nguồn tin tố giác, công ty đã xác minh và bước đầu kết luận như sau: – Ông/bà ……… có dấu hiệu tham gia làm chủ một công ty có lĩnh vực kinh doanh trực tiếp cạnh tranh và trùng với hoạt động của công ty …… – nơi ông/bà …. là người trực tiếp quản lý bộ phận kinh doanh. Hành vi của ông …….. có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng hợp đồng lao động giữa hai bên, vi phạm cam kết của ông với công ty, vi phạm luật lao động. – Ông/bà ……….. có dấu hiệu sử dụng phương tiện, tài sản, thông tin … của công ty để trục lợi cho cá nhân. – Và nhiều dấu hiệu sai phạm khác cần phải tiếp tục xác minh hoặc chuyển qua cơ quan công an điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 3. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ Trong thời gian tạm đình chỉ công việc, mọi quyền lợi hợp pháp của ông/bà……. đều được công ty bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Trong vòng 01 tuần đầu tiên kể từ ngày ban hành quyết định này, ông/bà …….. tạm thời được phép không đến công ty nhưng khi công ty triệu tập (qua điện thoại, email …) thì ông …….. phải có mặt. Ông/bà ……… có nghĩa vụ phải đảm bảo sự liên lạc với công ty (thông suốt về điện thoại, email …) ĐIỀU 4. HIỆU LỰC THI HÀNH Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……tháng …. năm …, được công bố công khai và giao trực tiếp cho ông/bà ……. Cùng việc công bố quyết định này, công ty tiến hành kiểm tra, thu giữ tài sản, phương tiện công ty đang giao cho ông/bà ……sử dụng, nhằm phục vụ cho việc điều tra, cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty. Ông/bà ……… và các bộ phận liên quan có trách nhiệm thực hiện theo đúng quyết định này.
|
TẢI NGAY MẪU QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC
Bài viết trên đây Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn tìm hiểu về mẫu quyết định đình chỉ công tác. Đối với người lao động hay sử dụng lao động cũng cần phải nắm rõ về các quy định với vấn đề này để đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật.