Ai là người chống lưng cho bạn?

Khi mới là thực tập sinh của một công ti nọ, tôi thường làm những việc vặt như: pha trà, rót nước, quét nhà… Khoảng thời gian ấy không hề vô bổ, bởi tôi luôn có thể tranh thủ quan sát cách mọi người trong văn phòng làm việc, từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Một trong những bài học quan trọng tôi học được trong khoảng thời gian đó là cách các sếp “review” với nhau về nhân viên. 

Bạn đang đọc: Ai là người chống lưng cho bạn?

  • “Bá thế nào?” – Sếp tổng, người chưa bao giờ gặp Bá hỏi.
  • “Bạn này tốt, có thể đảm nhận vị trí này” – Quản lí 1 trả lời.
  • “Ok, cho bạn ấy làm việc này” – Sếp tổng lập tức duyệt mà không hỏi thêm một lời nào. Vài phút sau, sếp hỏi tiếp, “Bạn Đào thì sao?”.
  • “Bạn ấy hơi thụ động, cũng không biết việc lắm, em nghĩ thôi ạ” – Quản lí 2 đáp.
  • Sếp tổng lại gật đầu, không hỏi gì nữa.
  • Cả hai lần, vị sếp này đều tin tưởng vào nhận xét về năng lực của những người mình chưa bao giờ gặp. Lúc đấy, tôi mới giật mình nghĩ: Khi đi làm việc, ai sẽ là người nói tốt cho mình? Ai sẽ là người chủ động đề cử tôi vào vị trí xứng đáng? Ai sẽ đứng sau tôi?

Hầu hết sinh viên mới đi làm đều mong muốn gặp được một người giỏi giang, sẵn sàng bỏ thời gian để truyền đạt những kiến thức quý báu của mình. Người như vậy được gọi là mentor. Việc có một mối quan hệ tốt với mentor cực kỳ quan trọng. Nhờ mentor, bạn có thể có một công việc mới, vị trí mới, thậm chí những mối quan hệ mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được một mentor phù hợp trong cuộc sống hoặc công việc của mình. Nhiều người phải tự tìm đường thăng tiến mà không thể phụ thuộc vào bất cứ một ai. Dĩ nhiên, ai rồi cũng phải tự học cách bước trên đôi chân của chính mình, nhưng việc có một người sát cánh và hỗ trợ ngay từ đầu thì vẫn là một lợi thế lớn, phải không nhỉ? Vậy làm sao để bạn tìm được mentor của mình khi là một “ma mới” tại nơi làm việc?

Bạn nên tìm kiếm một mentor như thế nào?

1.Chọn đúng người

1.1 Ai là người bạn ngưỡng mộ?

Hãy thử nghĩ xem bạn mong muốn ở vị trí giống ai trong 5, 10 năm tới? Người này có ở cùng công ti với bạn không? Ai là hình mẫu lí tưởng nhất của bạn trong công việc? Bạn nên có ít nhất một người, hoặc có khi một danh sách những người bạn hết sức ngưỡng mộ trong công việc. Là người mới, không có gì lạ khi bạn vẫn đang đi tìm danh tính của mình trên con đường sự nghiệp, việc ngưỡng mộ cấp trên là điều hoàn toàn bình thường.

1.2 Ai là người có thể trả lời câu hỏi của bạn?

Không ai thích mentor cho một người ù lì, chậm chạp. Hãy biết chứng tỏ giá trị của mình. Hãy nghĩ ra những câu hỏi để hiệu quả công việc có thể tốt hơn và xác định xem ai có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi đấy. Đừng ngại phải hỏi một người chưa từng biết bạn, đừng ngại tạo thêm một mối quan hệ.

1.3 Phân biệt giữa mentor và sếp

Không phải lúc nào mentor cũng là sếp của bạn và ngược lại. Mentor không phải là người có thể cho bạn một vị trí mới hay mức lương cao hơn trong công việc, nhưng họ có thể cho bạn điều cần thiết để đạt được những thứ đó.

2.Hỏi đúng điều

2.1 Chuẩn bị lí lẽ

Bạn nên có đầy đủ lí do trước khi đề nghị một người làm mentor cho mình. Hãy thẳng thắn về những gì bạn kì vọng từ mối quan hệ này và đổi lại, bạn sẽ sẵn sàng làm những gì. Nếu bạn hiểu điều mình mong muốn, lời đề nghị sẽ có sức thuyết phục và hai bên cũng sẽ hiểu rõ mục đích của nhau hơn.

2.2 Chuẩn bị tinh thần 

Nếu đã xác định được người cần hỏi, hãy “đánh đòn phủ đầu” bằng một vài lần nói chuyện phiếm. Bằng cách này, bạn sẽ kéo gần khoảng cách giữa mình và mentor tiềm năng hơn.

2.3 Thêm thắt một số điều thông minh

Bạn nên nói qua một số điều mình thích/ngưỡng mộ về người đấy trong công việc. Tất nhiên, đừng đi quá xa kẻo người ta sẽ nghĩ bạn đang nịnh hót. Hãy nhận xét một cách vừa chân thành vừa khôn ngoan, ví dụ như: “Em có nghe sếp giới thiệu về anh/chị…”.

2.4 Hỏi qua email

Thông thường, sẽ là lí tưởng nhất nếu bạn có thể gặp mặt trực tiếp và đề nghị ai đó làm mentor. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ để gặp họ trực tiếp. Để đạt được điều mình muốn, hãy biết cách làm bản thân nổi bật. Khi hỏi bằng email, hãy nêu rõ lí do của mình, cố gắng thể hiện rằng bản thân đã tìm hiểu về công việc của mentor, chứng minh tại họ phải dành ra thời gian để làm mentor cho bạn. Trước khi gửi email, hãy thử gọi điện trước, đảm bảo việc làm mentor cho bạn không ảnh hưởng đến lịch trình của họ.

2.5 Hỏi trực tiếp

Đây là cách đề nghị lí tưởng nhất, tuy không phải lúc nào cũng khả thi. Nếu được, hãy tự tin đề nghị họ, chứng tỏ bản thân có năng lực và sẵn sàng học hỏi.

Nhưng dù hỏi bằng hình thức nào, bạn cũng cần làm rõ với mentor tiềm năng những điều sau:

Bạn có thể gặp họ khi nào, trong vòng bao lâu, đảm bảo điều này không ảnh hưởng đến công việc của họ

Đảm bảo với họ bạn có đầy đủ năng lực học hỏi và thái độ nghiêm túc.

Hãy nhớ rằng việc nhờ họ làm mentor chỉ là một gợi ý, không phải điều bắt buộc. Nếu họ từ chối, bạn nên lịch sự cảm ơn họ vì đã dành thời gian lắng nghe, nhưng cứ để ngỏ lời đề nghị trong trường hợp họ đổi ý.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 25+ lời cảm ơn hay trong công việc 

Mentor giúp bạn giải đáp các cấu hỏi

3.Là một “ma mới” thông minh

3.1 Có mục tiêu rõ ràng

Bạn xác định sự nghiệp mình sẽ đi về đâu? Hướng đi ấy đòi hỏi bạn phải đạt được những hiểu biết, thành tựu gì trong công việc hiện tại? Mục tiêu càng cụ thể, bạn càng dễ xác định mentor của mình là ai. Một trong những cách để xác định mục tiêu hiệu quả nhất là biết áp dụng phương pháp SMART: Cụ thể (Specific), có thể đánh giá được (Measurable), có tính khả thi (Attainable), thực tế (Realistic) và có thời hạn nhất định (Time bound). 

3.2 Gặp gỡ mentor thường xuyên

Nếu đã có mentor, bạn nên sắp xếp một khoảng thời gian nhất định trong tuần để gặp họ. Hãy cố gắng duy trì mối quan hệ lâu dài và học hỏi càng nhiều điều trong công việc càng tốt. Đồng thời, cũng phải luôn ưu tiên lịch của mentor và cảm ơn vì họ đã dành thời gian cho mình.

3.3 Biết cách vận dụng kiến thức

Đảm bảo rằng sau mỗi lần gặp, bạn đã chuẩn bị những điều để hỏi và nhớ tổng kết kiến thức chuyên môn sau mỗi lần gặp gỡ. Đừng chỉ để những kiến thức trôi vào quên lãng.

3.4 Trông chờ sự phê bình

Là người mới, bạn sẽ không bao giờ hoàn thành công việc một cách xuất sắc như bản thân đã từng kì vọng. Hãy kì vọng những lời chê bai thẳng thừng từ mentor. Cũng đừng vì thế mà tự ái, hãy biết chấp nhận bản thân và phát triển. Một ngày nào đó nhìn lại, bạn sẽ thấy những lỗi lầm ấy đúng là quá ngớ ngẩn cho xem.

>>Một thế hệ “động tí” là bị tổn thương  

3.5 Đừng đi lạc đề

Mục đích của việc có mentor là để bạn phát triển trong công việc. Vì vậy, đừng mải “tám” những chuyện bên lề, không ý nghĩa. Luôn luôn nhớ bản chất của mối quan hệ này mang tính chuyên nghiệp. Tôn trọng mục tiêu của mình cũng là tôn trọng mentor của bạn.

>> Chúng ta học được gì từ các mối quan hệ nơi công sở? 

>>>>>Xem thêm: TRÁNH CORONA – PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN QUA ĐIỆN THOẠI CẦN LƯU Ý GÌ?

Mentor là người cho bạn tinh thần đảm nhận công việc

Có thể bạn sẽ tìm được mentor cho mình, có thể bạn sẽ không. Không phải mối quan hệ nào với mentor cũng kéo dài. Nhưng đừng vì thế mà cảm thấy thất vọng. Hãy tỏ thái độ tôn trọng với tất cả mọi người, dù họ là đồng nghiệp cũ hãy một mentor đã giúp đỡ bạn rất nhiều trong sự nghiệp. Blogvieclam.edu.vn hi vọng bạn sẽ luôn giữ một thái độ tích cực, cầu tiến, từ đó xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp trên con đường sự nghiệp của mình!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *